Tắt Quảng Cáo [X]

Vắt chanh…

12:15 26/08/2023
hoc du

Thiên Chúa cái gì cũng vô cùng, yêu thương cũng yêu thương vô cùng, nhưng giận dữ thì cũng giận dữ vô cùng. Những ai tuân giữ các điều Chúa dạy, thì sau khi chết sẽ được phần thượng lớn lao vô cùng trên thiên đàng với Chúa, và những ai không tuân giữ các điều Chúa dạy, thì sau khi chết cũng phải chịu đau khổ vô cùng trong hỏa ngục đời đời.

Nhìn lại một số vị được Chúa chọn làm ngôn sứ cho Chúa ngay từ những lúc ban đầu. Apraham, I-xa-ác, Gia-cóp, là những vị mà được Chúa yêu thương một cách đặc biệt. Đến ông Môi sen, cũng là một ngôn sứ lớn, ông Môi sen đã đưa dân Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập để về đất Hứa. Ông Môi sen đã từng mặt giáp mặt với Thiên Chúa, ông lãnh nhận mọi mệnh lệnh từ Thiên Chúa mà loan truyền cho dân. Nhưng kết thúc cuộc đời của ông cũng không được đẹp lắm, như lời đã chép: “Bởi vì giữa con cái Ít-ra-en, các ngươi đã không trung thành với Ta tại mạch nước Mơ-ri-va ở Ca-đê, trong sa mạc Xin, và bởi vì các người đã không biểu lộ sự thánh thiện của Ta giữa con cái Ít-ra-en, nên ngươi chỉ được thấy đất ấy từ xa, chứ không được vào đó, vào đất Ta ban cho con cái Ít-ra-en” (Đnl 32.51-52). Ông Môi sen đưa dân Chúa về đất Hứa, gần đến nơi, ông được nhìn thấy, nhưng ông vẫn không được vào đất Hứa. Ông Môi sen đã chết bên ngoài vùng đất Đứa. Cái chết của ông Môi sen cũng không được như các ngôn sứ khác, ông được chôn trong thung lũng, miền đất Mô-áp, đối diện với Bết Pơ-o, và không ai biết mộ ông nằm ở đâu. (Đnl 33.6) Thánh Giu-đa có thuật lại: “Khi bàn cãi và tranh luận với quỷ về thi hài ông Môi sen, ngay cả Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-en cũng không dám đưa ra một phán quyết nào phạm đến nó, mà chỉ nói: xin Chúa trừng phạt ngươi !” (Gđ 1.9)

Sa-un là người được Chúa chọn, được tiên tri Sa-mu-en xức dầu tấn phong lên làm vua để cai trị dân Chúa. Vua Sa-un đã nhiều lần thịnh ý với Thiên Chúa, Thiên Chúa hằng nghe lời ông xin. Nhưng vua đã không làm theo lời Chúa dạy, nên Chúa để cho vua kết thúc cuộc đời một cách rất là bi thảm. Lời Chúa cho hay: “Áp lực của mặt trận dồn về phía vua Sa-un. Lính bắn cung nhận ra vua. Vua rất run sợ khi thấy lính bắn cung. Vua Sa-un bảo người hầu cận: “Rút gươm ra mà đâm ta đi, kẹo bọn không cắt bì ấy đến đâm ta và ngạo ta” Nhưng người hầu cận không dám vì quá sợ. Vua Sa-un mới lấy gươm ra và lao vào mũi gươm. Người hầu cận thấy vua đã chết cũng lao mình vào mũi gươm của anh ta và chết theo vua.” (1Sm 31.3-5).

Vua Sa-lô-môn, lên thay phụ vương mình là vua Đa-vit. Vua Sa-lô-môn có một không hai trong nhân loại, đến nổi Chúa nói với ông rằng: “Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nổi trước ngươi, chẳng một ai sánh bằng, và sau ngươi cũng chẳng có ai bì kịp. Cả điều ngươi không xin Ta cũng sẽ ban cho ngươi, giàu có, vinh quang, đến nổi suốt đời ngươi không có ai trong các vua được như ngươi.” (1v 3.12-13) Vua có bảy trăm bà vợ và ba trăm cung phi. Có thể nói không một ai được nhiều ơn Chúa như vua Sa-lô-môn. Vua Sa-lô-môn được nhiều ơn Chúa, nhưng cuối đời, ông đã không làm theo mệnh lệnh của Chúa nên đã bị Chúa lấy hết ân huệ của vua. Lời Chúa cho hay: “Đức Chúa nổi giận với vua Sa-lô-môn, vì lòng vua rời xa Đức Chúa, Thiên Chúa của Ít-re-en, Đấng đã hiện ra với vua hai lần, và truyền cho vua là đừng đi theo các thần ngoại, nhưng vua không giữ điều Đức Chúa đã truyền. Đức Chúa phán với vua Sa-lô-môn: “Vì ngươi đã như vậy và đã không giữ giao ước cũng như các giới răn Ta truyền cho ngươi, thì chắc chắn Ta sẽ giựt lấy vương quốc ngươi mà trao cho một thuộc hạ của ngươi.” (1v 11.9-11)

Tông Đồ Giu-đa, It-ca-ri-ốt, kẻ bán Chúa Giê-su. Tin Mừng cho hay: “Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa Ítcariốt, đi gặp các thượng tế mà nói: “Quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Tôi đây sẽ nộp ông ấy cho quý vị.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp thuận tiện để nộp Ðức Giêsu. (Mt 26.14-16) Tông Đồ Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, là một Giám Mục, được chính Chúa Giê-su đào tạo trực tiếp, nhưng vì ông đã không tuân theo lời Chúa dạy. Và kết thúc cuộc đời của ông cũng rất là bi thảm. Tin Mừng cho hay: “Bây giờ, Giu-đa, kẻ đã nộp Người, thấy Người bị kết án thì hối hận. Hắn đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các thượng tế và kỳ mục mà nói: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan.” Nhưng họ đáp: “Can chi đến chúng tôi. Mặc kệ anh!” Giu-đa ném số bạc vào Đền Thờ và ra đi thắt cổ. Các thượng tế lượm lấy số bạc ấy mà nói: “Không được phép bỏ vào quỹ Đền Thờ, vì đây là giá máu.” (Mt 27.3-6).

Không ít trong Cửu Ước, những vị được Chúa tuyển chọn, nhưng các vị đó đã không làm theo lời Chúa dạy. Trong Giáo Hội cũng vậy có những vị được Chúa tuyển chọn, nhưng các vị đó cũng đã không làm theo lời Chúa dạy. Những vị không làm theo lời Chúa dạy thì sẽ làm những điều mà Chúa không nhủ làm, hay lấy điều phụ làm thành điều chính.

Một linh mục được ơn riêng của Chúa nói, Chúa nói với cha đó như thế này: “Nhiều Giám Mục và linh mục sẽ bị xét xử một cách nặng nề, vì các ngài không làm theo những gì Chúa đã dạy. Các Giám Mục và các linh mục đó chỉ lo về những hình thức bề ngoài. Hỏi, các Giám Mục và các linh mục đó giống Chúa được những điểm nào?” Trong khi các Giám Mục và linh mục đều được gọi là “Chúa Ki-tô thứ hai”. Các Chúa Ki-tô thứ hai có giống Chúa Ki-tô thứ nhất được một nữa không? Hay có giống được 1/5 hay 1/6 không? Nếu các Chúa Ki-tô thứ hai không giống phần nào của Chúa Ki-tô thứ nhất thì rất là đáng lo.

Ngày nay nhiều xứ đạo có nhiều người bỏ Chúa, có những người không còn lui tới nhà thờ nữa. Xứ mà ít người, thì có khi cha xứ còn có thời gian lui tới để gặp gỡ, khuyên bàn đưa họ về với Chúa. Nhưng có những người, thực sự cha xứ chưa một lần khuyên bàn hay tìm cách đưa người đó trở về với Chúa. Hết cha xứ này chuyển đi, rồi cha xứ khác về cũng như thế, các cha đó không hề biết trong xứ mình có bao nhiêu người bỏ Chúa.

Nhớ lại ngày cha Phaolo Hồ Văn Trường, giáo phận Vinh, ngày mà cha mới về nhận giáo xứ Yên Hòa. Chỉ vài ngày sau đó, cha đi tìm kiếm, gặp gỡ những người bỏ Chúa hay những gia đình Công giáo sống ở các xã lân cẩn. Có một tội nhân dám xúc phạm đến cha Trường. Ta biết những tội nhân đã không sợ Chúa thì không còn biết sợ ai nữa. Nhưng cha Trường vẫn khiêm tốn, đến nhà khuyên bàn. Cha hạ mình xuống, cha phải lấy lòng tội nhân, để khuyên họ trở về với Chúa. Đến với các tội nhân, cha luôn luôn là kẻ cầu xin van nài, đến với các tội nhân, cha hầu như không còn quyền chi nữa.

Đến tòa phán xét Chúa sẽ xử như thế nào? Chúa hỏi một người bỏ Chúa nhiều năm rằng: “Đã có mấy cha đến khuyên bàn con rồi?” Người đó thưa: “Thưa Chúa, chưa có cha nào cả.” Chúa triệu tập các cha coi sóc xứ đó và hỏi từng cha một: “Con đã khuyên bàn người đó được mấy lần rồi?”. Cha đầu tiên trả lời: “Thưa Chúa, Chúa biết đó, một mình con coi sóc nhiều ngàn giáo dân, có thời gian đâu mà đi khuyên những người bỏ Chúa. Chúa biết đó, chỉ cần lo các phép cho giáo dân: rửa tội, xưng tội lần đầu, thêm sức, kẻ liệt và hôn phối thì có khi con làm cũng không hết việc”. Chúa nghĩ chút rồi nói: “Như thế cũng có lý”.

Một phút sau, Chúa triệu tập các Đức Cha thời đó, và hỏi: “Tại sao Đức Cha lại để cho những cha coi sóc một xứ quá nhiều giáo dân như thế?” Đức Cha thưa liền: “Thưa Chúa, điều đó con thừa biết, nhưng Chúa vẫn biết, một mình con không thể quyết định được. Con quết định, nhưng có nhiều linh mục trong Hội Đồng cản ngăn. Hầu hết các linh mục đều muốn để giáo xứ cho đông cho vui, xứ đông người thì tổ chức gì cũng dễ, muốn rước xách gì cũng làm được. Còn xứ ít người, muốn rước cũng chịu, muốn tổ chức này tổ chức nọ cũng chịu, vì thế mà phải để xứ cho đông người. Còn con vẫn biết, xứ ít người, làm lễ đọc cũng được, miễn sốt sắng là được, không có đoàn thể đi rước cũng được, miễn mọi người đến với Chúa sáng tối là được. Lạy Chúa, nếu Chúa làm Giám Mục như con, thì cũng phải theo các Giám Mục khác thôi, không thể làm theo cách riêng của mình được.” Chúa nghĩ bụng: “Ông này nói vẫn có lý”.

Cũng xứ khác đông người và Chúa hỏi Đức Cha câu hỏi như trên: “Tại sao con lại để cho một cha coi sóc nhiều giáo dân như thế?” Đức Cha này thưa Chúa: “Thưa Chúa, các cha nhiều thì nhiều, nhưng giáo phận con vẫn thiếu linh mục.” Chúa hỏi tiếp: “Sao con không tuyển cho nhiều sinh viên để làm linh mục?” Đức Cha thưa tiếp: “Thưa Chúa, Chúa biết rồi, cái gì cũng có hai mặt. Có nhiều linh mục thì giáo dân cũng xem thường các cha, thậm chí cũng xem thường các Đức Cha luôn. Cho thiếu linh mục chút thì giáo dân mới biết quý các linh mục.” Đức Cha nói tiếp: “Chúa thấy đó, có những nhà dòng, Hội Đồng linh mục giáo phận đó không muốn cho các thấy đó chịu chức linh mục nên đã làm khó dễ cách này cách khác, thậm chí có những Đức Cha còn bắt các thầy đó phải học lại cách này cách khác. Làm vậy là hết chịu chức thôi Chúa, hay có chịu thì cũng vài người thôi. Chúa cũng biết đó, có những nhà dòng, có những Đức Cha đã giải tán dòng.” Chúa hỏi tiếp: “Đã có Đức Cha nào lập dòng xong rồi lại cho giải tán chưa?” Đức Cha thưa: “Thưa Chúa, trên trần gian này có lẽ chưa có Đức Cha nào lập dòng xong rồi lại cho giải tán cả. Nhưng Đức Cha này giải tán dòng của Đức Cha khác hay giải tán dòng của các cha khác là chuyển bình thường, vì các Đức Cha cũng là con người mà.” Chúa hỏi tiếp: “Vậy khi Đức Cha biết, Đức Cha nọ đã giải tán dòng thì Đức Cha có dám lên tiếng không?” Đức Cha thưa Chúa: “Chuyển của Đức Cha khác, con biết Đức Cha đó làm sai 100%, nhưng làm gì con dám lên tiếng, hơn nữa có phải việc của con đâu.”

Chúa hỏi tiếp Đức Cha khác: “Tại sao con để cho một giáo xứ đông người như thế, đáng lẽ phải tách ra nhiều xứ.” Đức Cha thưa: “Thưa Chúa, có cả cha phó, thầy giúp xứ. Như vậy là được rồi, thưa Chúa”. Đức Cha nói tiếp: “Chúa vẫn biết, để xứ đông vẫn có nhiều cái lợi chứ Chúa. Xứ đông thì chính quyền cũng khó chèn ép.” Chúa lặng thinh không trả lời gì cả. Ngay hôm đó có một giáo xứ xẩy ra một sự việc lớn, chính quyền cũng kéo về đó rất đông. Đức Cha đó thấy vậy cũng đến xem. Đức Cha nhìn đàng sau đoàn chính quyền, Đức Cha thấy ai giống như Chúa Giê-su đang đứng đàng sau. Đức Cha nghĩ bụng, chẳng lẽ Chúa mà lại đứng về phe chính quyền sao? Đức Cha đến sát để xem cho rỏ có phải là Chúa Giê-su không. Đức Cha đến sát thì thấy Chúa Giê-su đang đứng sau đoàn chính quyền. Đức Cha nói: “Thưa Chúa, sao Chúa lại đứng về phe chính quyền?” Chúa Giê-su nói: “Im đi, im đi, khỏi người ta biết!” Tự nhiên Đức Cha đó nghĩ lại, như thế Đền Thờ Giê-su-xa-lem bị quân địch đánh sập mấy lần rồi cũng do Chúa đứng đàng sau cả. Vì chưa có một kẻ thù nào đánh được dân Ít-ra-en vào thời đó, nếu như họ không đi sai đường lối của Chúa. Thành phố cổ, Giê-ri-cô có thể nói là một thành phố lớn nhất thời đó, Giê-ri-cô được nhắc nhiều trong các bộ phim hay khảo cổ học. Giê-ri-cô được tưởng trưng cho cái xấu, tội lỗi, hung tàn… và điều đó xuất phát từ câu chuyện được Kinh Thánh ghi chép trong sách Giô-suê. Khi dân Israel qua sông Giodan tiến về đất Hứa, thì phải bước qua cửa ải thành Giê-ri-cô. Phải đánh thắng Giê-ri-cô thì mới chiếm được đất Hứa. Ông Giô-suê cho khiêng Hồm bia Thiên Chúa đi quanh thành Giê-ri-cô cùng với thổi tù và, reo hò trong mấy ngày. Thành tự nhiên sập đổ. Dân It-ra-en đánh chiếm thành và giết sạch mọi người. (Gs 6.1-20) Còn muôn vàn trận đánh khác, Chúa đều cho dân Israel được thắng trận. Còn khi nào dân Israel làm điều tội lỗi, thì Chúa lại cho kẻ thù tiêu diệt. Như lời đã chép: “Chúa thịnh nộ với dân Israel, và trao chúng vào tay bọn cướp, cho chúng tha hồ bóc lột; Người đã trao họ vào tay kẻ thù xung quanh, nên họ không thể đương đầu nổi với kẻ thù. Cứ mỗi lần Israel xuất trận là tay Đức Chúa giáng họa trên họ, như Đức Chúa đã phán và thề với họ. Họ lâm cảnh khốn cùng” (Tl 2.14-15).

Thiên Chúa không bao giờ thay đổi. “Đức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời”. Thiên Chúa yêu thương những người được Chúa chọn trước đây như thế nào, thì hôm nay Thiên Chúa cũng yêu thương những người được Chúa tuyển chọn như vậy. Trước đây những người được Chúa chọn, làm điều sai bị xét xử như thế nào, thì ngày nay những người được Chúa chọn, làm điều sai cũng sẽ bị Thiên Chúa xét xử y như vậy.

Có những điều sai lỗi của các đấng bậc trong Giáo Hội, nhưng có khi các vị đó vẫn không biết sai. Có những việc, giáo dân vào xin cha xét xử sai trái, nhưng có những cha lại giao cho ban hành giáo xét xử thay cha. Sai lỗi ngoài đời có những người được ăn học, biết tội, khoản nào, điều nào để xét xử, trong khi ban hành giáo có ông học chưa hết cấp I, làm sao cha lại giao cho ban hành giáo xét xử như thế được?

Có một Chủ Tịch Hội đồng giáo xứ nói trước cha và cả nhà thờ rằng: “Con học chưa hết lớp hai thì cô chết.” Và cho dù ban hành giáo có học cao đi chăng nữa, thì việc xét xứ có lẽ cũng không công minh như cha xứ được. Trong khi đó, có cha chơi thể thao ngày hai lần. Có lẽ cha không có thời gian nên phải bắt ban hành giáo xét xử thay cha. Không biết trong Giáo luật, có điều khoản nào ban hành giáo được quyền xét xử thay cha xứ hay không? Các cha thực hành là phải căn cứ trên Giáo luật để thi hành, không nên làm chừng làm mò. Rồi có những việc giáo dân vào cha hạt xin giải quyết, thì có cha lại nói về cha xứ giải quết cho. Rồi có người vào xin Đức Cha giải quết, nhưng có Đức Cha lại nói về cha hạt và cha xứ giải quết cho.

Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám Mục giáo phận Vinh, ngài cho tất cả mọi người được phép gặp và trình bày những vướng mắc của họ với cha xứ hay với người này người khác. Nếu Đức Cha Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh, giáo phận Đà Lạt, cho những người trong Nhóm Trừ quỷ gặp, thì có lẽ hôm nay không có Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc. Tại sao? Vì rất nhiều người đến xin gặp Đức Cha Mạnh để trình bày sự việc, nhưng Đức Cha không cho gặp, cứ nói đó là quỷ nên không cho gặp.

Có thể cả trăm lá thư trong nước ngoài nước gửi cho Đức Cha Mạnh để trình bày về Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc, nhưng không một hồi âm của Đức Cha Mạnh. Đức Thánh Cha Phanxico giảng luôn: “Hãy biết lắng nghe, cho người ta gặp gỡ, cho người ta trình bày….” Nếu Đức Cha Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh, làm như Đức Phanxico dạy, thì chắc chắn Nhóm Trừ Quỷ sẽ biết đúng sai như thế nào. Ta hãy đóng cương vị của ta, nếu ta trong Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc, thì sẽ biết Đức Cha Mạnh giải quết như vậy là không làm theo ý Chúa. 100 người trong Nhóm Trừ Quỷ, họ tin rằng 100% đó là đúng. Họ tin như vậy, mà họ muốn gặp mình, thì đây là cơ hội để chứng minh cho họ đâu là sai và đâu là đúng. Ta thấy tất cả các nhóm lạc đạo khác, có ai ngày đêm đến xin gặp bề trên để trình bày đúng sai không? Không có. Những nhóm lạc đạo khác, như Tin Lành, Chính Thống, Anh Giáo, Đức Chúa Trời Mẹ, họ đâu cần gặp mình để thanh minh đúng sai. Bởi vậy những người trong Nhóm Trừ quỷ ngày đêm xin gặp Đức Cha Mạnh mà ngài không cho gặp là không đúng với ý Chúa, hay cho gặp được chút, rồi nói đó là quỷ và là khước từ luôn.

HĐGM Việt Nam, thấy Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc như thế, nhưng vẫn không ra tay cứu vớt, thì không biết có đúng với ý Chúa không? Nếu Nhóm Trừ quỷ Bảo Lộc không được giải quết thỏa đáng, thì ngày càng có nhiều người vào thêm nữa, vì có các cha, các thầy, các xơ và những y bác sỹ cũng như có nhiều người tên tuổi trong đó. Có mấy cha xúc phạm đến Nhóm Trừ Quỷ, họ quật cho trở lại, không thấy những cha đó dám lên tiếng trả lời. Bất cứ ai nằm trong hoàn cảnh này đều không ra được. Vì sao? Vì có những bệnh đi khắp tứ phương thiên hạ không thể ai chữa trị được, nhưng đến Nhóm Trừ quỷ là được khỏi hay được thuyên giảm. Rồi có những người bỏ Chúa lâu năm, nay đến Nhóm Trừ Quỷ lại trở nên sốt sắng. Ai mà không tin?

Đại diện Tòa Thánh đến Việt Nam,Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski đi đi, đi về khá nhiều lần, nhưng không biết Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc, hay biết mà im hơi lặng tiếng, thì xem ra cũng chưa chu toàn bổn phận trước mặt Chúa. Nếu Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski không biết việc giải tán cộng Đoàn Lòng Thương Xót của Cha Giuse Trần Đình Long, hay biết mà cũng không dám lên tiếng, thì xem ra cũng chưa tròn bổn phận trước mặt Chúa. Cộng đoàn Lòng Thương Xót của cha Long, có thể nhiều nước trên thế giới biết, sao Đại diện Tòa Thánh đi đi, đi về nhiều lần đến Việt Nam mà không biết?

Sai lỗi là bản chất của con người, nên các đấng bậc trong Giáo Hội vẫn không tránh được những sai sót. Bởi vậy chúng ta hãy hết sức thông cảm và cầu nguyện cho các đấng bậc trong Giáo Hội. Nếu xét về những cái sướng trên đời này mà con người được hưởng, thì làm linh mục không được hưởng thụ cái gì cả. Các linh mục chỉ có được sướng, khi có lòng mến Chúa, còn ngoài ra, không có một thứ gì trên đời này làm cho các ngài được thỏa mạn cả. Xét cho đúng, thì đời linh mục cũng chỉ là đi làm thuê cho Chúa, phục vụ mọi người. Ta thấy vậy để mọi người có thể bỏ qua và thông cảm những thiếu sót của các linh mục. Nhưng có một điều không thể bỏ qua được, là khi có những cha cố tình làm những việc trong Giáo luật không dạy, nhưng các cha đó tự đặt ra luật để xúc phạm đến Chúa.

Như Giáo Luật không cấm rước lễ trên lưỡi, nhưng cha nào cấm là tự cha đó đặt ra Luật để cấm. Nếu cha nào cấm rước lễ trên lưỡi, ta cứ xin phép gặp cha để xin cha trả lời. Tại sao cha cấm? Cha không trả lời được, hay không trả lời thì đi thẳng đến Đức Cha, trình bày với Đức Cha là cha nọ cha kia đã cấm rước lễ trên lưỡi. Để tỏ lòng cung kính, người ta rước lễ trên lưỡi. Cha nào xúc phạm đến những người rước lễ trên lưỡi, thì có nghĩa cha đó đang xúc phạm đến Chúa.

Ví dụ, ai đó vào thăm Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, nhưng người ta chặn lại và xúc phạm đến những con người đó. Họ xúc phạm đến những con người đó, thì đồng nghĩa là họ đang xúc phạm đến Đức Cha Long. Thì những người rước lễ trên lưỡi mà bị các cha xúc phạm, thì cũng như các cha đó đang xúc phạm đến Chúa và Giáo Hội.

Gần đây có một thầy giúp xứ, thầy không cho rước lễ trên lưỡi. Lễ xong người đó xin gặp thầy. Người đó hỏi: “Tại sao thầy không cho rước lễ trên lưỡi?” Thầy nói tưởng là người nhóm nọ nhóm kia. Nếu thầy cho thầy là đúng, thì chắc chắn người đó sẽ lên trình bày với cha Giám Đốc đại chủng viện.

Ta thấy Đức Thánh Cha Phanxico đã cho xử nhiều vị Hồng Y và Giám Mục phạm những tội liên quan đến phụ nữ. Không biết tội của những cha những thầy xúc phạm đến niềm tin của những người rước lễ trên lưỡi, tội nặng hơn hay tội của những Hồng Y và Giám Mục trên nặng hơn? Sa ngã vì yếu đuối, có thể là tội nhẹ hơn. Còn cố tình xúc phạm đến niềm tin, các cha tự đặt ra Luật để xúc phạm Chúa và Giáo Hội.

Cho nên những cha, những thầy làm những điều mà Giáo Hội không dạy làm, thì chúng ta hãy lên tiếng để bảo vệ Chúa và Giáo Hội. Cho dù có phải bị đánh đập, như một cha giáo phận Vinh đã đánh một người rước lễ trên lưỡi và phải đưa đi cấp cứu ngay tức thì. Đồng thời đến trình bày với Đức Cha là cha nọ cha kia đã cấm rước lễ trên lưỡi. Nếu các Đức Cha không giải quyết, thì theo Giáo luật vẫn được phép đi đến các cấp cao hơn để trình bày.

Vừa rồi có nữ tu người Pháp, vào tháng 8, năm 2023, bà đã kiện một Hồng Y, người Ca Na Đa, nguyên Bộ Trượng Bộ Giám mục, hiện Đức Hồng Y đó đang ở tại Ro ma. Đức Hồng Y đã ký sắc lệnh sa thải nữ tu này ra khỏi dòng Đa Minh mà không có những lý do chính đáng. Tòa Thánh không bảo nữ tu đó cầm đơn về Đức Cha nhà giải quết, nhưng Tòa Thánh đã xử theo những việc mình phải làm.
———

Facebooker Duaghter My


 

Bạn có thể quan tâm

Đức tin của Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Công ty sản xuất phim Condor Pictures Production sẽ chiếu phim “Món quà từ Chúa” (A Gift from God) trong Liên hoan phim Cannes tháng 5 năm nay, cuốn phim do bà Liana Marabini viết kịch bản và đạo diễn nói về một khía cạnh gần như chưa được biết đến của Michael Jackson liên quan đến đức tin của ông. Ông là một người ngưỡng mộ Đức Gioan Phaolô II. Phim kể lại bảy năm trong đời của vua nhạc Pop từ 1982 đến 1989: thời đại của Thriller, Billie Jean, Bad và những bản nhạc thành công khác.

lên đầu trang