Tắt Quảng Cáo [X]

HĐGM Việt Nam lên tiếng về vấn đề sử dụng nhạc Thánh ca

11:28 10/11/2022
hoc du

Mới đây, Ủy ban Thánh nhạc thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam có Thông Cáo về việc sáng tác và sử dụng các bài Thánh Ca liên quan tới việc “Trả phí để được hát 352 bài hát Thánh Ca của Hội Tác Quyền”. Mời cộng đoàn cùng đọc qua:

THÔNG CÁO VỀ VIỆC SÁNG TÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC BÀI THÁNH CA

Ngày nay, các phương tiện truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ đã đem đến cho hoạt động thánh nhạc những thuận lợi tốt đẹp, đồng thời cũng làm phát sinh những vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy, Ủy ban Thánh nhạc xin lưu ý những điều sau đây.

  1. Trong phụng vụ, chỉ được sử dụng các bài ca đã được chuẩn nhận (imprimatur). Các nhạc sĩ tự giới thiệu tác phẩm mới trên internet có bổn phận ghi chú các chi tiết chuẩn nhận để giúp các ca đoàn thi hành chu đáo phận vụ của mình là phân định, chọn và hát các bài ca xứng hợp trong phụng vụ.
  2. Giáo hội khuyến khích “sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cách đắc lực vào các công việc tông đồ khác nhau” (Sắc lệnhvề Truyền Thông, số 13). Qua các phương tiện truyền thông, các tác phẩm thánh nhạc có giá trị, từ những tờ nhạc gốc cho đến những hình thức phái sinh (thu âm, video, v.v.), có thể giúp loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu, đồng thời hướng đến đúng mục đích của thánh nhạc là “làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu” (Hiến chế vềPhụng Vụ, số 112).
  3. Giáo hội kêu gọi các tín hữu “tự đào tạo cho mình một lương tâm ngay thẳng về việc sử dụng các phương tiện đó” (Sắc lệnhvề Truyền Thông, số 5) và cư xử theo nguyên tắc “lòng bác ái thì xây dựng”(1 Cr 8, 1x. Sắc lệnh về Truyền Thông, số 5).
  4. Theo truyền thống thánh nhạc Việt Nam, các nhạc sĩ Công giáo sáng tác thánh ca để cầu nguyện, làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu, không nhằm mục đích lợi nhuận hay thương mại.
  5. Đối với các tín hữu phổ biến thánh nhạc trên các phương tiện truyền thông và các nhạc sĩ Công giáo, Ủy ban Thánh nhạc ViệtNamkêu gọi hành xử theo nếp sống đạo tốt lành và tinh thần tôn trọng mục đích của thánh nhạc cùng kỷ luật thánh nhạc. Đồng thời, vì “các phương tiện truyền thông có hiệu lực vượt khỏi ranh giới quốc gia, và biến mỗi người trở thành công dân của toàn thể xã hội nhân loại” (Sắc lệnh về Truyền Thông, số 22), nên cần tuân thủ luật của mỗi quốc gia và Giáo hội địa phương. Được như thế, mới mong thánh nhạc đem lại sự bình an và thánh thiện trên các phương tiện truyền thông xã hội và trong các nghi thức phụng vụ cũng như các buổi diễn nguyện hoặc trình diễn thánh ca có phát sóng.
  6. Vì thế, Ủy ban Thánh nhạc xác định:
  7. Viết hoặc hát thánh ca là để ca tụng Chúa, đừng để bất cứ mục đích nào khác xen vào. Người sử dụng tác phẩm thánh ca cần tôn trọng nguyên tác (nhạc và lời) của tác giả. Mỗi khi dùng những bài thánh ca, nên cầu nguyện và nhớ đến người đã viết bài ca đó;
  8. Ủy ban không có quyền sở hữu bất cứ tác phẩm thánh ca nào của các nhạc sĩ (còn sống cũng như đã qua đời). Chỉ tác giả mới có quyền trên tác phẩm của mình;
  9. Ủy ban không thành lập cũng không tham gia hội nhóm nào để bảo vệ tác quyền thánh ca và không ủy quyền cho ai giữ bản quyền tác phẩm thánh nhạc.

Tp. HCM, ngày 10 tháng 11 năm 2022.
Thư ký Ủy ban Thánh nhạc

(đã ký)

Lm. Rôcô Nguyễn Duy
Như đã thông tin trước đây: Chiều ngày 4/11/2022 trên Trang Facebook cá nhân của ca sĩ Dinh Bao Nguyen chia sẻ danh sách bao gồm 352 bài Hát ( Thánh Ca ), những bài hát này trước khi hát bạn phải trả tiền tác quyền cho Hội Tác Quyền Thánh Ca. Nếu cá nhân hay tổ chức nào không trả phí sẽ bị xử lý theo pháp luật về bản quyền.

Xem bài viết tại đây: Chấn Động: 7 triệu người Công Giáo bất ngờ trước việc thu phí để được hát bài Thánh Ca của Hội Tác Quyền

Theo đó, NS Đinh Công Huỳnh(người trong cuộc) đã lên tiếng về vấn đề này: Vụ Thu Tiền để được hát Thánh Ca: Nhạc Sĩ Đinh Công Huỳnh lên tiếng

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang