Tắt Quảng Cáo [X]

Cảm động về 1 Giám Mục VN lên tiếng phản đối chính quyền – Xin cầu nguyện cho Dòng Chúa Cứu Thế HN

12:43 06/05/2024
hoc du

Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng: Vị mục tử hiền lành nhưng quyết đoán
phailamgi_Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng Vị mục tử hiền lành nhưng quyết đoán _cv1.jpgKính thưa cộng đoàn, Ngày 23/2/2009, từ Roma, hay tin Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng qua đời, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã gửi điện văn chia buồn với Tổng Giáo phận Hà Nội, cách riêng với Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, bày tỏ sự hiệp thông sâu xa vì sự ra đi của Đức cố Hồng y – người “đã phục vụ Giáo hội trong những hoàn cảnh khó khăn với lòng can đảm lớn lao và trong niềm quảng đại trung thành với Tòa Thánh Phêrô, xả thân tận tụy rao giảng Tin Mừng…”

Những ai đã từng biết và được gặp Đức cố Hồng y đều đánh giá ngài là một người hiền lành. Khi ngài mới về cai quản Tổng Giáo phận Hà Nội năm 1994, nhiều người còn cho rằng đó chỉ là giải pháp tình thế, vì thể trạng ngài gầy gò, ốm yếu và đã tới tuổi nghỉ hưu theo Giáo luật.

Tuy nhiên, trong thể trạng gầy gò, ốm yếu ấy lại là một mục tử quyết đoán khi cần, nhất là khi phải bảo vệ Giáo hội. Trong thực tế, năm 1955, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội – Một tiểu chủng viện liên giáo phận với khoảng hơn 200 chủng sinh thuộc hầu hết các giáo phận ở Miền Bắc lúc bấy giờ. Năm 1960, vì muốn bảo vệ sự độc lập của Giáo Hội trong lãnh vực đào tạo giáo sĩ, vì không muốn các chủng sinh phải giao tiếp với các giáo viên đến từ bên ngoài và học những môn nguy hiểm cho đức tin và cho đời tu mà nhà nước áp đặt trong chương trình, ngài đã cùng các đấng hữu trách quyết định cho các chủng sinh về lại các giáo phận của mình, chấp nhận giải tán tiểu chủng viện.
phailamgi_Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng Vị mục tử hiền lành nhưng quyết đoán _1.jpgNgày 11/10/1997, trong vai trò là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, ngài đã gửi đến ông thủ tướng lá thư phản ánh những khó khăn của Giáo hội trong các sinh hoạt tôn giáo do chính sách hạn chế của nhà nước; đồng thời yêu cầu trả lại cho Giáo hội đất đai, tài sản bị chiếm dụng, cho phép Giáo hội tham gia vào các lãnh vực giáo dục, y tế… (x. Trần Anh Dũng, Hội đồng Giám mục Việt Nam 1980-2000 (không rõ năm xuất bản), tr. 530 -533).

Năm 2001, vào lúc đã 83 tuổi, nhận thấy nhà cầm quyền Hà Nội muốn xóa dấu vết Tòa Khâm sứ cũ khi đưa các thiết bị chuyên dụng tới thi công trên đất của Giáo hội, Đức cố Hồng y đã lập tức gửi văn thư phản đối; đồng thời kêu gọi toàn thể các linh mục trong Giáo phận (khoảng 70 vị) ký vào các Công văn, sau đó công bố công khai tại các nhà thờ. Buộc chính quyền Hà Nội phải tức tốc yêu cầu đơn vị thi công rút toàn bộ số cọc đã đóng, trả lại mặt bằng nguyên trạng cho Tòa Khâm sứ.

Sống chết với đoàn chiên
Sau khi chịu chức Giám mục, ngày 5/10/1963, nhân lễ Đức Mẹ Mân Côi, Đức cố Hồng y về nhận giáo phận. Giáo phận Bắc Ninh vào thời điểm Đức cố Hồng y về cai quản chỉ còn 6 linh mục, nhưng đa số già yếu. Các sinh hoạt tôn giáo bị kiểm soát chặt chẽ, bị hạn chế trong khuôn viên nhà thờ.

Trong bối cảnh chủ chăn không thể đến được với đàn chiên, Đức Cố Hồng y đã có nhiều sáng kiến độc đáo trong lãnh vực mục vụ để giữ vững đức tin, chăm sóc các tín hữu, bảo vệ và xây dựng Giáo Hội. Ngài đã biến Tòa Giám mục thực sự trở thành ngôi Nhà Chung của Giáo phận. Hàng ngày, Đức cha cùng ăn, cùng đọc kinh chung với giáo dân. Trong thời kỳ “hạt gạo miền Bắc chia ba” mà nhà ăn Tòa Giám mục thường xuyên đông vui, đầm ấm. Những ngày lễ trọng, Đức cha kêu gọi và tổ chức cho giáo dân “góp gạo thổi cơm chung”. Trên những chiếc xe đạp “cọc cạch” của giáo dân “miền rừng” có cả bó củi, bao khoai, bao sắn… góp thêm chất đốt và thực phẩm cho “nồi cơm chung giáo phận!” Cộng đoàn tín hữu thời các thánh Tông đồ được tái hiện ngay tại Nhà Chung Bắc Ninh!

Ngoài ra, để Lời Chúa có thể đến được với giáo dân, “hàng tuần ngài gửi các bài suy niệm Lời Chúa đến từng xứ họ. Ngài đặt lời Thánh vịnh vào những làn điệu quan họ Bắc Ninh để ngâm nga, ca ngợi Thánh Tâm Chúa. Ngài soạn “Kinh Bản tắt” giúp giáo dân học hỏi giáo lý căn bản trong các buổi cầu nguyện chung. Ngài sáng tác những vần thơ “Ca nhiệm tích”, “Tóm lược cuộc đời Chúa”… giúp giáo dân dễ dàng thực hành việc thánh hoá ngày sống, học hỏi giáo lý và gặp gỡ Lời Chúa bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu.” (xem thêm ở đây).
phailamgi_Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng Vị mục tử hiền lành nhưng quyết đoán _cv2.jpgBên cạnh việc tạo ra nhiều sáng kiến để giúp gia tăng lòng đạo đức cho giáo dân, điều trăn trở hơn cả đối với Đức cố Hồng y là “đào tạo các linh mục”. Theo ngài, đó là vấn đề sống còn của Giáo phận.

Do hoàn cảnh không thể mở Chủng viện, Đức cố Hồng y đã phải đào tạo “chui” các chủng sinh theo phương pháp hàm thụ. Các Chủng sinh bí mật đến Tòa Giám mục và được Đức Hồng y hướng dẫn, giao bài về nhà làm. Sau khi âm thầm đào tạo, xin phép nhà nước cho phong chức nhưng không được, ngài đã kín đáo phong chức cho một số ứng viên mà ngài xét là xứng đáng tại một căn phòng được gọi là “phòng U8“, ở ngay tại Tòa Giám mục.

Sở dĩ căn phòng này được gọi là “phòng U8” vì có diện tích chưa đầy 8 mét vuông (2,9m x 2,7m = 7,83 m²). Căn phòng nhỏ này xưa từng là nhà nguyện của Đức Cha Đa minh Hoàng Văn Đoàn, và cũng là nhà nguyện của Đức cha Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng một thời. Tại căn “phòng U8”, Đức cha Tụng “thường đọc kinh Phụng vụ, dâng lễ và chầu Mình Thánh một mình.” Đặc biệt tại căn phòng chưa đầy 8m² này, ngài đã âm thầm kín đáo tấn phong cho 2 Đức Giám mục là các Đức cha Phêrô Đinh Huy Quảng và Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, truyền chức cho 12 linh mục và 4 phó tế.
phailamgi_Phòng U8.jpg

Đôi dòng tiểu sử
Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng sinh ngày 20/5/1919 tại thôn Cầu Mễ, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình thuộc giáo phận Phát Diệm.

Năm 1940, ngài được gọi vào Đại Chủng viện Liễu Giai, Hà Nội. Ngày 06.06.1949, ngài được thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội.

Năm 1963, ngài được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Tông toà Giáo phận Bắc Ninh và thụ phong giám mục tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội ngày 15.08.1963. Khẩu hiệu giám mục của ngài là “Tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa”.

Năm 1990 ngài còn được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Toà Giáo phận Hà Nội. Đến ngày 13.04.1994, ngài chính thức được Toà Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Hà Nội và ngày 26.11.1994, ngài được phong Hồng Y. Trong thời gian này ngài còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Giám đốc Chủng viện Hà Nội (1990-2003), Giám quản Tông Toà Giáo phận Lạng Sơn (1998-1999), Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (1995-2001).

phailamgi_Đức cố Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng Vị mục tử hiền lành nhưng quyết đoán .jpg
Chân dung Đức hồng Y Phaolo Giuse Phạm Đình Tụng. Ảnh: alchetron.com


Lược theo: Phảilàmgì

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang