Cảnh sát trưởng tỉnh Đông Java của Indonesia đã lên tiếng xin lỗi công chúng sau cuộc bạo loạn tại sân vận động Kanjuruhan hôm 1-10, cho đến nay đã khiến tổng cộng 131 người chết.
“Với tư cách là cảnh sát trưởng khu vực, tôi lo lắng, đau buồn và đồng thời lấy làm tiếc về những thiếu sót trong quá trình bảo đảm an ninh”, cảnh sát trưởng Nico Afinta phát biểu trong cuộc họp báo tại thành phố Malang, ngày 4-10.
Theo Hãng tin AFP, nhiều sĩ quan cảnh sát của Indonesia đã bị điều tra sau vụ giẫm đạp ở sân vận động Kanjuruhan khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có hàng chục trẻ em. Đây là một trong những thảm họa chết chóc nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.
Cũng trong ngày 4-10, quan chức y tế địa phương Wiyanto Wijoyo nói với AFP rằng 6 nạn nhân khác trong vụ bạo loạn đã không thể qua khỏi, nâng tổng số người thiệt mạng lên 131.
Trước đó, giới chức Indonesia thông tin có 125 người chết, giảm nhiều so với con số thống kê ban đầu là 174 người.
Một số nhân chứng cho biết vụ giẫm đạp xảy ra sau khi cảnh sát dùng hơi cay để giải tán đám đông cổ động viên tràn xuống sân. Trong bối cảnh sự giận dữ của công chúng ngày càng tăng, cảnh sát Indonesia trừng phạt những người chịu trách nhiệm về vụ việc ở sân vận động Kanjuruhan.
Khán đài của sân vận động Kanjuruhan chật kín vào tối 1-10, với khoảng 42.000 cổ động viên của câu lạc bộ Arema FC trong trận đấu với đối thủ Persebaya Surabaya.
Sau khi Arema thất bại 2-3, các cổ động viên của họ đã tràn xuống sân phản đối các cầu thủ và ban lãnh đạo Arema FC.
Cảnh sát mô tả vụ việc là một vụ bạo loạn và cho biết 2 sĩ quan đã thiệt mạng, nhưng một số nhân chứng cáo buộc cảnh sát đã phản ứng thái quá.
Theo các nhân chứng và đoạn băng ghi hình, cảnh sát đã đáp trả bằng vũ lực, đá và đánh cổ động viên bằng dùi cui, khiến nhiều người đổ về sân bóng hơn nữa.
Ông Danny Agung Prasetyo, điều phối viên của nhóm cổ động viên Arema, nói với AFP: “Nếu có bạo loạn xảy ra, nên dùng hơi cay dưới sân, chứ không phải trên khán đài”.
Tổng cộng 42.000 vé đã được bán ra tại một sân vận động chỉ có sức chứa 38.000 người. Sự quá tải ở khán đài đã khiến nhiều người cố gắng vượt hàng rào để thoát khỏi tình trạng lộn xộn thời điểm bạo loạn xảy ra, gây ra thảm kịch giẫm đạp thương tâm.
Theo AFP, Indonesia đã thay cảnh sát trưởng Malang trong ngày 3-10, đồng thời đình chỉ 9 sĩ quan và điều tra 19 người khác về vụ việc.
Người phát ngôn của cảnh sát Indonesia, ông Dedi Prasetyo, cho biết những người bị đình chỉ là thành viên của Lữ đoàn Cơ động (Brimob). Brimob hoạt động như đơn vị bán quân sự đặc biệt cho lực lượng cảnh sát Indonesia, nổi tiếng với các chiến thuật kiểm soát đám đông nổi loạn.
Các thảm họa sân vận động khác xảy ra trước đây bao gồm sự cố sập khán đài vào năm 1989 tại sân vận động Hillsborough của Anh, dẫn đến cái chết của 97 cổ động viên Liverpool và thảm kịch sân vận động Port Said trong năm 2012 ở Ai Cập, nơi 74 người tử vong trong các cuộc đụng độ.
Năm 1964, 320 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương trong một vụ giẫm đạp tại vòng loại Olympic Peru – Argentina ở Sân vận động quốc gia Lima.
Người hâm mộ tràn vào sân bóng trong một cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ tại sân vận động Kanjuruhan ở Malang. (Ảnh: AP)
Kiểm tra thiệt hại sau vụ giẫm đạp tại sân vận động Kanjuruhan ở Malang, ngày 2/10. (Ảnh: AP)
Ít nhất 174 người tử vong trong vụ bạo loạn và giẫm đạp. (Ảnh: AP)
Tổng cộng có 13 phương tiện bị hư hỏng. (Ảnh: AP)
Người thân của các nạn nhân đau đớn than khóc. (Ảnh: AP)
Truyền thông thế giới chấn động khi hàng trăm người bị thương và thiệt mạng trong vụ bạo loạn ở một trận đấu bóng đá tại Indonesia tối 1/10.
Theo gia đình ông và thống đốc bang, người chồng và người cha 50 tuổi bị bắn chết hôm thứ Bảy tại cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump bên...
Kính thưa cộng đoàn, Khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, và chuẩn bị dời vào Nhà Trắng, ông đã mời Linh mục Andrew Mahana đến và thực hiện nghi thức trừ tà trong...
Cựu Tổng thống Donald Trump bị thương ở tai, ông thoát khỏi vụ ám sát ngày thứ bảy 13 tháng 7 trong cuộc họp của một chiến dịch bầu cử hiện đang bị gián...
Cựu Tổng thống Donald Trump bị thương ở tai, ông thoát khỏi vụ ám sát ngày thứ bảy 13 tháng 7 trong cuộc họp của một chiến dịch bầu cử hiện đang bị gián...
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh lên tiếng về vụ cựu tổng thống Donald Trump bị tấn công khi Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi ở Pennsylvania bắn ông từ một tòa nhà, hung thủ...
Xin chia sẻ bài viết của Nguyen Quoc Tan Trung – hiện là tiến sỹ ngành công pháp quốc tế hiện đang sinh sống và làm việc tại Canada. Bài của ANH thường dài,...
Bài bình luận của Cha De Souza trên tờ The National Catholic Register ngày 19 tháng 7, 2024: BÌNH LUẬN: Những hệ lụy của vụ ám sát sẽ đặt ra một thách thức cho...
Cựu tiền vệ Bắc Ireland Philip Mulryne từng có tên trong danh sách của Manchester United – nhưng giờ anh đã trở thành một linh mục sau khi rời khỏi môn thể thao này....
Ngày thứ ba 23 tháng 7, báo L’Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận chính thức của Vatican đăng bài xã luận hiếm hoi về việc Tổng thống Joe Biden quyết định rút lui khỏi cuộc...
(Bài viết này trang tin CONGGIAO.VN copy và chia sẻ lại quan điểm của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT. Bài viết có thay đổi/thêm/bớt 1 số câu/từ cho phù hợp khách quan,...
Đức Hồng Y Josef Frings, Tổng giám mục Cologne phát biểu năm 1965 rằng: “Phần lớn thế giới vẫn chưa nhận ra con người cao quý này (TT Ngô Đình Diệm).” Đức Cha Michael...
Chiều ngày 27/10/2023, Đức Thánh Cha đã chủ sự giờ cầu nguyện lần hạt Mân Côi và chầu Thánh Thể tại đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho hòa bình trong bối cảnh...
Kính thưa cộng đoàn, mới đây báo Nhà nước đưa tin về việc Kiên quyết xoá bỏ tổ chức của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Nội dung bài viết như sau: (VTC News)...