Tắt Quảng Cáo [X]

Bất ngờ Giáo Dân lên tiếng Dấu lạ cây có hình Chúa Giêsu ở Gia Lai – Xin cầu nguyện!

10:28 21/09/2023
hoc du

Kính thưa cộng đoàn, sau bài viết Nhận định về vụ cây đa có hình Chúa Giêsu của cha Phêrô Nguyễn Văn Đông – Nguyên Tổng đại diện Giáo phận Kon Tum cũng như rất nhiều bài viết của các Linh mục khác, thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xôn xao trên mạng xã hội. Theo Facebook Hải Lê có lên tiếng “chỉ trích” các Linh mục và những người tin thờ lạy cầu nguyện bên gốc cây có hình khuôn mặt Chúa Giê-su, cũng như muốn có một sắc chỉ từ Tòa thánh hay Đức Thánh Cha. Nội dung bài viết như sau:

Vụ cái cây và những bình luận xung quanh nó để lại trong tôi nhiều suy nghĩ trong đó có bài viết của Cha Đông ở Tây Nguyên, qua bài viết đơn sơ và tình cảm đó tôi thấy quý mến và kính trọng sự đơn sơ, và hy sinh của các Cha và các Xơ cho vùng đất của anh em người sắc tộc. Nhưng những suy nghĩ về giáo lý vẫn còn đó, tin những hình dạng có nguồn gốc không rõ ràng trên cái cây là Chúa, cầu nguyện với với lòng tin hình dạng trên cái cây đó sẽ ban phước lành, thì có đúng không?

Chợt nhớ về ba nguyên tắc suy xét mà trước đây tôi từng được học: Suy xét suy tình, suy xét duy lý, suy xét vị lợi. Con người luôn dễ dàng đứng trên lập trường suy xét này để phê phán lập trường suy xét khác.

Trong vụ việc cái cây này, tôi có lập trường duy lý: Giáo lý công giáo vô cùng rõ ràng và thận trọng trong việc công nhận một điều gì là siêu nhiên, và chỉ có Đức Thánh Cha người đứng đầu Giáo hội Công giáo Hoàn Vũ mới đủ thẩm quyền tuyên bố một tín điều mới cho tín hữu. Không có vị Linh mục hay vị Giám mục Công giáo nào trên thế giới được phép tuyên bố tín điều mới cho tín hữu ngoài Ngài. Điều này gần như là điểm khác biệt cốt yếu giữa Công giáo với nhiều hệ phái Tin Lành, khi các mục sư có thể tự ý tuyên bố mình nhận được một mặc Khải mới trực tiếp từ Chúa và đem ra giảng dạy.

Như vụ cái cây, tất cả tín hữu Công giáo không có nhiệm vụ phải tin, đây thuần túy là một lựa chọn cá nhân trước khi có một sắc chỉ từ Tòa thánh hay Đức Thánh Cha tuyên bố công nhận, mà chắc chắn là chuyện này sẽ chẳng bao giờ xảy ra, vì hiện tượng thiên nhiên cây cối có chỗ giống hình người xảy ra khá nhiều trên khắp trái đất này.

Tôi lựa chọn suy lý không tin, coi đây là một hiện tượng thiên nhiên bình thường, tôi nhìn thấy những người tìm ơn Phước nơi gốc cây đó hoàn toàn giống những người đi tới cầu phúc với cái gò mối hay cục đá vốn xảy ra rất nhiều trong những năm qua.

Tôi thấy buồn vì người ta bơ vơ trong đời sống tinh thần và ngã lòng theo những hiện tượng tự nhiên, vốn nay vầy vai khác bất định và dễ thao túng bởi con người. Tôi nhận thấy việc này sẽ làm cho con người ta càng ngày càng bơ vơ và phụ thuộc vào những hiện tượng thiên nhiên nhiều hơn.

Cái cây này nếu ít hôm nắng mưa làm nó bạc màu hay biến đổi, chỗ mà từng là gương mặt Chúa đó thay đổi có nanh có sừng, nhìn thấy khủng khiếp ghê sợ thì ăn làm sao nói làm sao, cưa bỏ hay là biện hộ lễ gì khác.

Tôi tôn trọng lập trường của những người suy tình khi họ nhìn thấy những con người đau khổ, và không nỡ tạt gáo nước lạnh vào nỗi cậy trông nhỏ bé nơi cái gốc cây, nỗ lực liên kết và diễn giải sự kiện theo hướng hỏa hoãn. Rồi mai đây chỗ bụi tre, gốc chuối, gò mối mu đất nào hiện ra hình người này nọ,… Đâu là điểm dừng?

Tôi phản đối lập trường của người suy xét vị lợi, dù là lợi ích cộng đồng. Ví dụ, không cần biết đúng hay sai miễn người ta vì thế mà tới đông giúp Giáo xứ phát triển, việc này cũng chẳng khác chi mấy ông Sơn Đông Mãi Võ. Tất nhiên, đây chỉ là suy nghĩ cá nhân và lập trường cá nhân của tôi. Mỗi người sẽ có một cách tiếp cận vấn đề riêng.

Trước việc này anh em thấy suy lý, suy tình hay vị lợi thì đúng đây cái gốc cây được đưa về Nhà thờ dù biện minh bằng lời nói gì thì đây cũng là một cách gián tiếp hợp thức hóa, nhiều người đã mặc định một cách chắc chắn đây là Chúa và tung hô, kế tiếp thì sao tổ chức đọc kinh, hành hương, để bảng đá tạ ơn Chúa gốc cây rồi sau nhu cầu mục vụ, giáo dân đòi quá nên đặt cái thùng tiền rồi thành linh địa, rồi cánh xe ôm lan truyền những câu chuyện ly kỳ, rồi có thêm nhiều người tới, nữa Giáo xứ phát triển, người người sốt sắng, Cả Nhà Cùng Vui chăng? rồi sau đó ở đâu đó có ụ mối hình Đức Mẹ, củ khoai hình ông thánh Phêrô, con bò sữa có hoa văn chim bồ câu, cây me có hình ông Thánh Giuse, dấu rỉ sét trên vách tu lê, hay dấu rêu mốc trên tường nhà hao hao tượng ảnh, thế là nơi nơi hành hương, nhà nhà người người tìm cầu giấu lạ nơi gốc cây, cục đá…

Tôi tự tới nhà Thờ xin học giáo lý và chịu phép Rửa tội năm 16 tuổi, sau này lớn lên có đăng ký học thêm Kinh Thánh và Thần học từ những học viện Online, niềm tin đơn sơ vào những điều căn bản trong Kinh tin kính. Năm nay 33, theo đạo đã hơn nửa đời rồi, nhưng cũng khó thoát hai chữ Tân Tòng. Tôi yêu thích Đức tin công giáo vì nó không có những chuyện mê tín dị đoan, ma Châu Thần Rắn không dễ dàng đi theo những điều vô tri để mà coi là thần thánh rồi bái lạy, không dị đoan nghe đồn chỗ đó có ma có thần gì là lập miếu thờ rồi cúng bái xin ban phúc, tin Chúa vững tâm yên lòng trước những thứ tà vẫy ma mị mà nay mới có mười mấy năm tôi lại thấy nhiều người anh em còn mê tín vào dấu lạ hơn cả người không Công giáo, nếu cần một hình tướng để nhìn vào, tranh ảnh và tượng thánh đã quá đủ rồi tìm gì ở gốc cây hòn đá. Ở nhiều nước khác vẫn có những hiện tượng cây cối na ná hình người, na ná hình tượng Chúa Giêsu, người ta có thể thấy lý thú vì một hiện tượng thiên nhiên và chia sẻ nhau coi cho vui, chẳng ai xem đó là Chúa rồi tới thờ phượng, việc tin dị đoan có phải là đức tin mà kẻ Tân Tòng như tôi đã lãnh nhận.

Đừng biến Đức tin thành một thứ dị đoan, đừng đánh đổ Đức tin thành một thứ tôn thờ ngẫu tượng, Đừng làm cho đức tin Thành kiểu sùng bái những thứ rẻ tiền và Nguy hại. Người Công giáo Hãy cũng cố giáo lý của mình, Chúng ta xem thường giáo lý, chúng ta không dựa vào giáo huấn của Chúa và Hội Thánh, nên mới dễ dàng tin vơ thờ quấy.

Hãy đến Nhà thờ, hãy đến với Thánh Thể Chúa, hãy thờ phượng Chúa trong từng Thánh lễ, hãy đến với anh chị em của chúng ta nhất là những ai đang đau khổ, đói rét. Chính Chúa Giê-su đó, Chúa đang hiện diện để chờ cho Ban Ơn Thánh và chúc lành cho chúng ta, sao chúng ta không thờ Chúa nơi chính Chúa? Thử hỏi tại sao con người ta có thể nhìn thấy hình ảnh Chúa mơ hồ, mờ nhạt nơi một gốc cây, nhưng lại không nhìn thấy hình ảnh Chúa nơi nhà tạm, nơi bí tích Thánh thể, trong Thánh lễ, các giờ cầu nguyện và nơi những người anh chị em tha nhân, là người Kitô Hữu nếu như chúng ta đi đến Nhà thờ để tham dự thánh lễ và rước lễ, thì ngay lúc đó có Chúa thật hiện diện trong lòng mình, và mỗi người là đền thờ của Chúa vì có Chúa ngự rồi.

Thế nhưng nghĩ lại đi, bao nhiêu lần rước Chúa mình có thay đổi tính nết mình hay không hay vẫn chứng nào tật đó, và thậm chí lớn tuổi thì tội càng chồng chất và càng lớn theo năm tháng.

Bạn có thể quan tâm

Đức tin của Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Công ty sản xuất phim Condor Pictures Production sẽ chiếu phim “Món quà từ Chúa” (A Gift from God) trong Liên hoan phim Cannes tháng 5 năm nay, cuốn phim do bà Liana Marabini viết kịch bản và đạo diễn nói về một khía cạnh gần như chưa được biết đến của Michael Jackson liên quan đến đức tin của ông. Ông là một người ngưỡng mộ Đức Gioan Phaolô II. Phim kể lại bảy năm trong đời của vua nhạc Pop từ 1982 đến 1989: thời đại của Thriller, Billie Jean, Bad và những bản nhạc thành công khác.

lên đầu trang