Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam có hai tân Linh mục đầu tiên người sắc tộc J’rai
Trong đợt truyền chức 12 Tân Linh mục DCCT vừa qua ngày 03/7/2024, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, có hai Tân Linh mục người Sắc tộc J’rai là cha Giuse...
Sự kiện Chúa Giáng Sinh và hang đá giáng sinh luôn gắn liền với nhau. Điều này quá rõ ràng khi đến mỗi mùa Noel chúng ta lại thấy các hang đá Bê-lem được dựng lên ở khắp các giáo xứ hay thậm chí là ở mỗi gia đình Công Giáo. Nhưng liệu bạn có hiểu được nguồn gốc hang đá Giáng Sinh và những tượng mà chúng ta thường đặt trong đó hay không?
Hang đá Noel được trưng bày rất phong phú và đa dạng dựa theo quan niệm truyền thống cũng như văn hóa của các dân tộc. Tại Việt Nam chúng ta, thường dựng bằng rơm hoặc mái tranh,. Tuy nhiên dù có như thế nào thì hang đá đều trình bày lại quang cảnh màu nhiệm Chúa Giáng Sinh.
Có bao giờ bạn tự hỏi ai là người đầu tiên trưng bày hang đá không? Thực tế đây là một phát hiện tuyệt vời của Thánh Phan-xi-cô thành Assisi. Chuyện kể rằng, vào năm 1223, khi chỉ còn đúng 2 tuần nữa là đến đại lễ Chúa Giáng Sinh, Phan-xi-cô Assisi gặp một người thầy mới tập tu tên Jean Velita.
Ngài liền ngỏ lời với vị thầy tu đó rằng mong uớc được cử hành lễ Giáng Sinh để suy tôn việc Chúa ra đời tại hang Bê-lem. Nhưng phải thể hiện được sự khó nhọc và đau khổ của Chúa từ khi còn thơ bé. Ngài muốn làm một hang đá đúng như thật, có cỏ khô và có một con lừa, một con bò vào để giống với bò và lừa năm xưa chầu quanh Chúa Hài Đồng. Và vị thầy tu đó đã nghe lời Thánh Phan-xi-cô, làm một hang đá y lời thánh dặn.
Từ chiếc máng cỏ đầu tiên tại Greccio đó, hàn năm các giáo xứ và nhà thờ khắp nơi trên thế giới đều bắt đầu làm hang đá với cây thông để chào đón đại lễ Chúa Giáng Sinh.
Sau khi đã biết nguồn gốc hang đá Giáng Sinh, hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa các bức tượng đặt trong hang đá Noel nhé. Mỗi bức tượng này lại mang một ý nghĩa riêng biệt.
1. Tượng Chúa Hài Đồng
Bức tượng Chúa Hài Đồng nhỏ nhất nhưng lại là trung tâm của toàn hang đá. Chúa Hài Đồng sẽ được đặt trong một chiếc máng với đầy cỏ khô lót bên dưới. Người được quấn bằng một chiếc khăn màu trắng.
Việc Chúa Hài Đồng nằm trên máng ăn của chiên bò và được lót cỏ khô thể hiện sự nghèo khổ tột cùng của Chúa. Ngài nghèo đến mức không hề có một tài sản nào cả. Chiếc khăn trắng quấn quanh hài nhi Giê-su cũng là dấu hiệu báo trước chiếc khăn sẽ liệm xác Ngài sau khi Ngài chịu chết trên núi Sọ để chuộc tội cho nhân loại.
2. Tượng Đức Mẹ Maria
Đến những năm 1400 tượng Đức Mẹ Maria mới được đặt trong hang đá. Mẹ ngồi đó như một người đang chìm sâu trong sự thờ lạy, mến yêu và suy ngẫm về màu nhiệm Giáng Sinh của Thiên Chúa. Dù thế, khuôn mặt của Mẹ cũng thể hiện sự băn khoăn và lo âu như những người mẹ khác khi sinh đứa con đầu lòng. Gương mặt Mẹ thể hiện rõ sự buồn – vui lẫn lộn. Chẳng hạn như suy nghĩ về sau này con trẻ lớn lên ra sao? Nó sẽ sống như thế nào trong một thế giới đầu ích kỉ, ghen ghét và thù hận? Dù băn khoăn nhưng Mẹ cũng không bao giờ lo lắng vì có tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Mẹ Maria đã hoàn toàn tín thác tất cả vào Đấng đã tin tưởng Mẹ.
3. Tượng Thánh Giuse
Trong hang đá Noel cũng không thể thiếu tượng Thánh Giuse. Thánh Giuse thường được khắc họa mặc một chiếc áo choàng rộng tựa như sứ mệnh cao cả mầ đầy khó khăn mà Chúa Cha đã giao phó cho Ngài. Đó chính lầ bảo vệ con Một Thiên Chúa là Chúa Giê-su Kito, Đấng cứu chuộc nhân loại và mẹ của Người, Đức Trinh nữ Maria.
Trên tay Thánh Giuse có thể cầm chiếc Đèn nói lên sứ mạng gìn giữ và chăm sóc Chúa con. Thánh Giuse được đặt bên phải, cạnh những con bò đang ngắm nhìn Chúa Hài Đồng.
4. Các Thiên Thần
Chúa xuống thế làm người tại hang đá hẻo lánh không có bóng người qua lại nhưng các Thiên Thiên từ trời cao xuất hiện hát mừng với điệu nhạc «Gloria in excelsis Deo», “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Các Thiên Thần cũng chính là vị đã đi báo tin mừng cho mục đồng đan ngủ ngoài đồng.
5. Mục đồng
Mục đồng được khắc họa với nét mặt ngạc nhiên và vui mừng khi chiêm ngắm Chúa Hài Đồng trong máng cỏ. Những người này tượng trưng cho tầng lớp người nghèo được Thiên Chúa đặc biệt quan tâm. Họ sẽ được Đấng cứu thế đề cao và bảo vệ vì “Nước Trời là của họ”.
Con Thiên Chúa sinh ra với mong muốn trở nên những người nhỏ bé như mục đồng. Vì thế Ngài sinh ra tron hoàn cảnh nghèo hèn và kiêm tốn. Người cũng từng đồng hóa mình với họ khi tuyên bố “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho những kẻ bé mọn nhất của ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta» (Mt 25,40)
6. Các con vật: bò, lừa
Các loài vật là những bầy tôi đầu tiên phục dịch cho Chúa Hài Đồng khi Ngài cất tiếng Chào đời. Con bò tượng trung cho những người Do Thái phải chịu khó nhọc trước sự khắt khen của pháp luật. Chúng đồng thời cũng tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh. Con lừa lại tượng trung cho dân ngoại mang thân phận là loài vật gánh bao tội lỗi trên mình. Và tội nặng nhất là không nhấn biệt Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng nên trời đất muôn loài. Con lừa cũng là biểu tượng cho sự thờ tự và sự lao công.
Việc bò và lừa xuất hiện trong hang đá mang ý nghĩa: Đức Giê-su đã nhận lấy mọi tội lỗi của nhân loại và sau cùng, Người lại hiến tế chính bản thân mình để đền tội cho nhân loại.
7. Ba vua
Khi nghe tin Đấng cứu chuộc nhân loại được sinh ra, ba vị đạo sĩ từ Phương Đông đã đến để bái lạy và dâng lễ vật lên cho Hài Nhi. Những nhân vật đó gồm có:
– Bathasar: người đứng và ôm trên tay bình đựng nhũ hương. Điều này tượng trưng cho sự cầu nguyện và lễ hiến tế. Ông là một người Châu Á.
– Melchior: vị quỳ gối dâng lên Chúa vàng, tượng trưng của quyền lực và sự giàu có. Ông là người châu Âu.
– Caspar: đây là vị đạo sĩ trẻ tuổi nhất, ông đứng sau Bathasar và Melchior. Trên tay ông có bình đựng mộc dược, thể hiện sự đau khổ và sự chết. Vị này là người châu Phi với nuớc da đen sậm.
Ngoài ba vị vua trên còn có một vị thứ tư là Artaban. Ông ít được nhắc đến hơn và được đặt trong hang đá với tượng trưng bằng đá quý.
8. Một số hình tượng khác
Tại mỗi khu vực khác nhau và mỗi nền văn hóa khác nhau, người ta sẽ trưng bày thêm một số tượng khác nữa. Những bức tượng đó có thể không có trong truyền thống nhưng cũng mang một ý nghĩa biểu tượng. Ví dụ như tượng bác nông dân cầm cày, bác tiều phu, ngư phủ, nhạc công,….
Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa và nguồn gốc hang đá Giáng Sinh. Bà con giáo dân có thể dựa vào đó để trang trí hang đá Giáng Sinh của mình thêm ý nghĩa hơn.
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam có hai tân Linh mục đầu tiên người sắc tộc J’rai
12:13 23/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Trong đợt truyền chức 12 Tân Linh mục DCCT vừa qua ngày 03/7/2024, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, có hai Tân Linh mục người Sắc tộc J’rai là cha Giuse...
Chuyện có thật: 1 Ni cô lầm lỡ mang thai tới tìm Cha Giuse Nguyễn Văn Tịch
05:33 20/07/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
NICÔ CƠ NHỠ SAU 12 TU LUYỆN ——————– Nhà Tạm Lánh đón tiếp một sư cô, một Nicô 100%. Cô có tâm tu, cô có ưu tư muốn cứu chúng sinh của Bồ Tác...
Huy hiệu Giám mục của Đức cha Tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc
12:48 20/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Khẩu hiệu được trích từ Tin mừng theo thánh Marcô: “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ...
Khám phá giếng cổ bí ẩn sâu dưới lòng đất trong 1 tu viện ở Ninh Bình
11:39 18/07/2024 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đan viện Châu Sơn (xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình) là một tu viện cổ được khởi công xây dựng từ năm 1939, mang vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng. Cách Hà...
Câu chuyện về ơn gọi của một thanh niên trẻ người Việt Nam
01:03 18/07/2024 Ơn gọi, Sống Đạo, Tìm Hiểu
“Con như chiếc bình bạch ngọc đập vỡ vụn dưới chân Chúa” Vào những ngày đầu tháng 5, 2022, tôi nhận được một cú điện thoại của một vị mà tôi không ngờ tới,...
Vatican lên tiếng về vụ ám sát cựu TT Donald Trump hôm 13/7
10:53 15/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo, Thế giới, Tìm Hiểu, Tin tức, Vatican
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh lên tiếng về vụ cựu tổng thống Donald Trump bị tấn công khi Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi ở Pennsylvania bắn ông từ một tòa nhà, hung thủ...
Các bài hát cho thánh Lễ an táng
02:18 13/07/2024 Cáo phó, Sống Đạo, Tìm Hiểu, Video
Hỏi: Lễ nghi an táng diễn tả ý nghĩa gì? Thưa: Dù được cử hành theo nhiều nghi thức khác nhau tùy theo hoàn cảnh và truyền thống địa phương, lễ nghi an táng của...
12:42 12/07/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đây là chuyện khá bình thường đối với người Công giáo, nhưng lại là chuyện gây nhiều tranh cãi với các anh chị em Kito giáo thuộc các hệ phái khác. Trong khuôn khổ...
Tại sao lại là “Cha Phêrô”, “linh hồn Anna”,…???
12:34 12/07/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Tôi có thắc mắc này từ lâu rồi mà chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng: Có nhiều người Công giáo cho đến nay vẫn xưng hô là “Đức cha Giuse”, “cha Phero”,...
Ân sủng rẻ tiền và ân sủng đắt giá
12:19 11/07/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Một vị giám mục cao tuổi nhận được thiệp mời dự lễ Trao tác vụ linh mục. Ngài hỏi tôi: gọi là trao tác vụ linh mục có đúng không, hay phải gọi là truyền chức linh mục?...
1 giáo xứ tại Gp Hưng Hoá sử dụng bài hát Tin Lành trong Thánh lễ tiếng anh
09:54 10/07/2024 Giáo Hội, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Theo đó, trong Thánh lễ bế giảng khoá Tiếng Anh hè năm 2024 tại Giáo xứ Trù Mật, GP Hưng Hóa ngày 03.08.2024. Bài hát của đạo Tin lành được sử dụng. Mời cộng...
Với tự do ngôn luận, không tôn giáo nào không thể bị châm chọc… tuy nhiên…
11:10 09/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo, Thế giới, Tìm Hiểu
Xin chia sẻ bài viết của Nguyen Quoc Tan Trung – hiện là tiến sỹ ngành công pháp quốc tế hiện đang sinh sống và làm việc tại Canada. Bài của ANH thường dài,...
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT nói “bí mật” về ĐGM Nguyễn Soạn vừa mới qua đời
11:24 08/07/2024 Cáo phó, Sống Đạo, Tìm Hiểu
VỊ GIÁM MỤC TRUYỀN CHỨC CHO TÔI QUA ĐỜI *** Tôi vừa nghe tin Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn qua đời vào khoảng 7 giờ sáng nay, giờ Việt Nam. Tôi chỉ gặp ngài...
Khám phá ngôi Nhà thờ nơi Cố TT Ngô Đình Diệm đến cầu nguyện trước khi bị hại – Nhà Thờ Cha Tam
03:11 08/07/2024 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Mời cộng đoàn cùng khám phá ngôi nhà thời nơi Cố TT Ngô Đình Diệm đến cầu nguyện trước khi bị hại dưới video dưới đây: — — —- Nhà thờ Cha Tam (Gx....
Tiểu sử Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Soạn
12:14 08/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, nguyên Giám mục giáo phận Qui Nhơn, đã được Chúa gọi về lúc 7g08ph ngày 8.7.2024. Hưởng thọ 88 tuổi. Ngài sinh ngày 15 tháng 12 năm 1936...