Tắt Quảng Cáo [X]

Lời chứng đáng kinh ngạc… và một kết luận sáng chói

10:05 18/11/2022
hoc du

Tôi thấy một người mà tuổi tác cũng như bệnh tật không làm cho họ u buồn, nhưng ngược lại, họ hoàn toàn sáng chói. Éric Emmanuel- Schmitt.

Trên Facebook của nhà văn Éric Emmanuel- Schmitt.  https://www.facebook.com/ericemmanuel.schmitt


Đức Phanxicô tiếp nhà văn Eric Emmanuel-Smith tại Vatican

Sáng thứ hai tuần này, 14 tháng 11, tôi có một chuyến đi đến miền đất của những nghịch lý. Tôi ở một Quốc gia nhỏ nhất thế giới, với tôi, dường như tôi đang đi qua cung điện lớn nhất thế giới, nhiều tiền sảnh này nối tiếp tiền sảnh khác, các hành lang, các phòng chờ của tiền sảnh, các phòng khách này đến các phòng khách khác… rồi mới đến thư viện tông tòa. Khi tôi đi giữa các căn phòng huy hoàng tráng lệ, có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật từ sàn đá cẩm thạch đa sắc đến trần nhà bằng gỗ, mỗi thứ đều xứng đáng để tôi chiêm ngưỡng, tôi mong có đôi cánh để chiêm ngắm được tốt hơn, tôi đến với người bay đến những nơi nghèo để nâng đỡ người nghèo, tố cáo sự vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản, khuyến khích chúng ta chữa cơn sốt lợi nhuận, một cha đại diện ngày hôm qua còn ở Argentina, hôm nay đứng đầu trung tâm kitô giáo, bên cạnh những người hèn mọn, những người bị sỉ nhục. Nghịch lý cuối cùng: nghi thức khi tôi gặp giáo hoàng đã biến mất ngay khi đứng trước ngài, vì ánh mắt trong veo, nụ cười nhân từ của ngài, lập tức làm ấm bầu không khí. Cả tuổi tác và những đau bệnh về thể xác đều không ngăn được gương mặt rạng rỡ của ngài sáng lên. Theo tôi, không phải vì ánh sáng ban ngày ở Quảng trường Thánh Phêrô đã lọt qua cửa sổ làm sáng cả căn phòng, nhưng chính là ngài.

Và bây giờ tôi phải nói chuyện với ngài, tôi là người thích nghe ngài nói hơn. Ngài khuyến khích tôi. Tôi nhanh chóng nhận ra, sự lắng nghe của ngài cũng sâu sắc như lời ngài nói. Những câu nói cũng như sự im lặng của ngài dẫn dắt người đối thoại tìm những lời  tốt đẹp nhất. Tôi kể cho ngài nghe về quá trình của một người vô thần đến lòng tin, con đường đi qua lần mặc khải ở sa mạc Sahara, rồi đọc Phúc âm, cuối cùng là hành trình một tháng đi Đất Thánh gần đây, tôi đã có những cuộc gặp gỡ nhờ Vatican, và tôi đang bắt đầu viết câu chuyện, Thử thách của Giêrusalem.

Đôi mắt ngài ánh lên tia lửa rất đặc biệt khi tôi nói về Charles de Foucauld; vừa khi tôi nhắc đến đêm huyền bí của tôi, ngài đọc thuộc lòng bài của triết gia Blaise Pascal. Ngài bật lên theo từng suy nghĩ, nhưng ngài bật lên cao, cao hơn tôi rất nhiều, trên những tầng cao suy nghĩ của ngài.

Ngài trả lời thẳng thắn và hài hước những câu hỏi khác nhau của tôi. Trong thánh chức của ngài, điều gì làm ngài mệt mỏi hoặc khó chịu hình như lại là động lực – một phương thuốc kỳ diệu chống lại  hao mòn -; để ngài lo toan công việc của mình, với trách nhiệm đè nặng, nhưng không làm hao mòn tự do của ngài.

Giêrusalem là địa điểm hành hương duy nhất quy tụ ba tôn giáo đơn thần, do thái giáo, kitô giáo, hồi giáo, chúng tôi xem xét đặc nét của từng tín ngưỡng. Nhiều lần, ngài nhấn mạnh nghĩa vụ truyền giáo là phải đến với người khác, “sứ mệnh” này trong quá khứ đã bị hiểu lầm khi chúng thành cuộc chinh phục của chủ nghĩa đế quốc, nhưng bây giờ nó đã lấy lại được ý nghĩa ban đầu của mình.

Trong quyển sách sắp tới, tôi sẽ nói những gì ngài mang lại cho tôi khi tôi ở bên cạnh ngài. Trên trang Facebook này, tôi sẽ chỉ đơn giản nói khi từ giã ngài, khi nghĩ đến đời sống tận hiến cho sứ điệp kitô của ngài, sức mạnh toát ra từ ngài, sức mạnh này đến từ nơi khác và ngài cho mình chỉ là một vectơ đơn giản, đúng, xem người này trong toàn bộ con người của họ, và còn hơn cả họ, ngay những bước đầu tiên, tôi đã có thể thốt lên: “Chắc chắn ở đây, Chúa đang làm việc”.

Eric-Emmanuel Schmitt

Marta An Nguyễn dịch

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang