1 Nhà Thờ VN nợ số tiền xây nhà Chúa – Xin thương giúp cho Giáo xứ lúc này
Trên Facebook Yêu Thương – Phục Vụ chia sẻ thông tin về một giáo xứ Việt Nam đang phải đi đến các Nhà thờ quyên tiền để trả nợ cho việc xây dựng Nhà...
Linh địa Trà Kiệu là một địa danh nổi tiếng thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trà Kiệu từng là một trong những nơi có kinh đô của Chăm Pa đặt tại đây và bây giờ là bà con Công giáo tập trung sinh sống. Địa chỉ nhà thờ Công giáo Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
Cuối thế kỷ thứ II, Trà Kiệu được biết đến như một vùng đất thuộc nước Lin Yi (Lâm Ấp) trải dài từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông. Sri Mara (Khu Liên hay Kiu Liên) là vị vua đầu tiên của Lâm Ấp. Ngày nay khu vực này được biết đến qua tên gọi Champa, nhưng mãi đến thế kỷ VI thì tên Champa (Chiêm Thành) mới xuất hiện trên các bia đá của vương quốc này. Lúc này vương quốc Champa chia thành hai vương quốc nhỏ. Dưới thời vua Bhadravarman I thuộc triều đại Gangaraja (VI-VIII) nước Champa có kinh đô là Sinhapura và đây chính là Kinh thành Sinhapura được Lịch Đạo Nguyên người Bắc Ngụy mô tả trong Thủy Kinh Chú như sau: “… Về phía Tây Nam giáp núi, phía Đông Bắc trông ra sông. Nhiều lớp hào bao quanh chân thành, và bên ngoài các hào về phía Đông Nam sông chảy men bờ thành. Bề Đông Tây của thành thì dài, bề Nam Bắc thì hẹp. Phía Bắc, sông uốn khúc chảy từ Đông Tây vào thành. Chu vi thành 8 lý 120 bộ… Trong thành lại có thành nhỏ chu vi 230 bộ. Nhà họp và điện ngồi đều không trổ cửa về phương Nam…
Sinhapura do Lịch Đạo Nguyên diễn tả đã được kiểm chứng phù hợp qua cuộc khảo cổ năm 1927-1928 dưới sự hướng dẫn của nhà khảo cổ học J. Y Claeys, thuộc Học Viện Viễn Đông Pháp ở Hà nội. Sử cũ thời Gia Long cũng đã ghi chép về Trà Kiệu như sau:
Nam khóa Tào Sơn Bắc cự Sài Thủy Đông Lâm Quế Hạt Tây chấm Tùng Sơn
Dịch là:
Nam trùm núi Hòn Tàu.
Bắc đạp sông Chợ Củi – Câu Lâu.
Đông giáp khu Đông Quế Sơn
Tây gối núi Dương Thông.
Ngày nay mặc dầu con sông phía Bắc không còn như xưa nữa, nhưng chỉ là một con suối, mùa nắng thì khô cạn, mùa mưa thì ngập nước, có khi nước dâng rất cao.
TRÀ KIỆU VỚI CUỘC NAM TIẾN
Cuối thế kỷ XIV đã có người từ Thanh-Nghệ-Tĩnh vào Quảng Nam lập nghiệp. Nhưng đến thế kỷ XV Quảng Nam mới thực sự thuộc về người Việt.
Dưới thời nhà Hồ (1400-1407), tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Chiêm Thành, vua Chiêm Thành dâng đất Chiêm Động (Phủ Thăng Bình – Tỉnh Quảng Nam) để cầu hòa. Sau khi chiếm được cả Cổ Lũy (Quảng Ngãi), nhà Hồ lệnh cho dân giàu có ở Nghệ An, Thuận Hóa vào định cư ở Chiêm Động và Cổ Lũy. Từ đó người Chiêm Thành cũng dần dần bỏ hẳn đất này mà đi.
Năm 1471 (đời Hồng Đức thứ 2) Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam ra đời. Danh xưng Quảng Nam cũng có từ đây. Lúc này (1471) ta có Hi Giang huyện -Thăng Hoa phủ -Thừa Tuyên Quảng Nam đạo. Hi Giang chính là huyện Duy Xuyên ngày này, bao gồm Trà Kiệu (Trà Kiệu xã – Hy Giang huyện – Thăng Hoa phủ – Thừa Tuyên Quảng Nam đạo – Đại Việt quốc.)
Đến đời Lê Thế Tông (1578) niên hiệu Quang Hưng, Trà Kiệu được mở rộng thành một vùng rộng lớn, nhưng đời Thành Thái (1905) năm thứ hai, địa danh Trà Kiệu lại bị thu hẹp trong 5 xã gồm Trà Kiệu Trung, Trà Kiệu Đông, Trà Kiệu Tây, Trà Kiệu Nam và Trà Kiệu Thượng.
Trà Kiệu Thượng chính là giáo xứ Trà Kiệu ngày nay thuộc Xã Duy Sơn.
TRÀ KIỆU LÀNG CÔNG GIÁO
Mặc dù lịch sử có đề cập đến việc các nhà truyền giáo Phương Tây đến rao giảng Tin Mừng ở miền đất của Chiêm Thành, nhưng không thấy ghi lại kết quả của việc truyền giáo. Năm 1580 hai linh mục Dòng Đaminh là Grégoire de la Motte (Pháp) và Luis de Fonséca (Bồ Đào Nha) cũng đã đến giảng đạo cho dân Chiêm và dân Việt ở Quảng Nam nhưng không có kết quả gì mấy.
Hạt giống Tin Mừng chỉ thực sự bắt đầu trổ sinh từ khi hai linh mục Francesco Buzomi (Ý), Diego Carvallo (Bồ) và hai thầy trợ sĩ José, Paolo (Nhật) đến truyền giáo tại cửa Hàn (Hải Phố) vào ngày 18 tháng 1 năm 1615. Năm 1628 đời Lê Thần Tông niên hiệu Vĩnh Tộ, hai tộc Lê Văn và Nguyễn Viết là người Công Giáo đến sinh sống tại Champa và làng Công Giáo Trà Kiệu được thành lập tính theo mốc thời gian này trở về sau.
Ngày 2 tháng 4 năm 1722 linh mục Felipe de la Conepción từ Manila đến Trà Kiệu và đã dựng một ngôi thánh đường, lấy Thánh hiệu là Philliphê. Đây là ngôi thánh đường đầu tiên trên đất Trà Kiệu. Theo tài liệu ghi lại và qua tiếp xúc với các vị tiền bối tại Trà Kiệu, ngôi thánh đường này được xây trên đất vườn của ông trùm Long. Trong thời gian này giáo xứ Trà Kiệu do các linh mục Dòng Phanxicô cai quản.
Năm 1749 linh mục Fedro García được cử đến Trà Kiệu. Năm 1863, Trà Kiệu đón linh mục Việt Nam đầu tiên đến là cha Lê Văn Triết. Hai năm sau, năm 1865 cha di chuyển thánh đường đến địa điểm như hiện nay.
Theo Cha Galibert mô tả thì trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX nơi đây (Trà Kiệu) có nhà thờ đẹp đẽ và công cuộc rao giảng Tin Mừng cũng rất tốt đẹp. Nhưng kể từ khi Pháp tấn công Đà Nẵng (1-9-1858) thì trong mấy thập niên liên tiếp không có nhà truyền giáo Châu Âu nào đến Trà Kiệu được cả. Mãi đến năm 1869 khi tình hình lắng dịu thì Giám mục Charbonnier mới đến thăm Trà Kiệu, nhưng bị đón bắt và buộc phải rời khỏi Quảng Nam.
Năm 1870 linh mục Louis Marie Galibert (Lợi) được bổ nhiệm đến Trà Kiệu trong điều kiện rất khó khăn. Năm 1872 cha xây nhà thờ, và trong một bức thư viết tại Quảng Nam gởi về gia đình ở Pháp đề ngày 1 tháng 3 năm 1870, cha ước tính giáo xứ Trà Kiệu lúc đó có khoảng 700 giáo dân. Linh mục Galibert làm cha xứ Trà Kiệu từ 1870 đến 1877. Tiếp sau đó, linh mục Jean Bruyère (Nhơn) người Pháp được cử đến Trà Kiệu thay cha Galibert.
Năm 1889 giáo dân Trà Kiệu và cha xứ đã trùng tu lại nhà thờ chính để bày tỏ lòng tri ân Thiên Chúa và Mẹ Maria. Đến năm 1970 linh mục Lê Như Hảo cho xây ngôi thánh đường hai tầng như hiện nay và đã được tu bổ, trang hoàng lại do linh mục Phaolô Mai Văn Tôn.
BIẾN CỐ VĂN THÂN
Trà Kiệu dính liền với biến cố Văn Thân, và vì thế không thể nói đến Trà Kiệu mà không nói về những cuộc tấn công Trà Kiệu của quân đội Văn Thân. Nhưng qua biến cố này mà sự can thiệp của Đức Mẹ đã làm nên danh hiệu Đức Mẹ Trà Kiệu.
Năm 1885, sau khi vua Hàm Nghi bỏ kinh thành, phong trào Cần Vương nổi dậy tại nhiều tỉnh miền Trung với khẩu hiệu “Bình Tây, Sát Tả”. Ngày 1 tháng 9 năm 1885, một ngày sau khi quân Văn Thân chiếm được Quảng Nam, binh sĩ Văn Thân với sự trợ giúp của cả tỉnh Quảng Nam, ào ạt kéo đến vây trà Kiệu, một họ đạo nhỏ bé, diện tích khoảng 1 cây số vuông, với chừng 1500 giáo dân, kể cả người già, đàn bà và con nít.
Quân Văn Thân đông đảo, với vũ khí đầy đủ, có cả đại bác thần công và voi trận. Về phía giáo dân Trà Kiệu vừa ít ỏi, lại chỉ có những vũ khí thô sơ. Trước lực lượng đông đảo của nhóm Cần Vương, giáo dân Trà Kiệu đã tỏ ra khiếp sợ. Họ chạy đến nhà thờ cầu xin Ðức Mẹ và đã chống trả quyết liệt trong suốt 21 ngày. Trong lúc chiến đấu, giáo dân luôn hô to khẩu hiệu Giêsu – Maria – Giuse để tăng thêm lòng tin, can đảm, và sức mạnh.
Ngày 11 tháng 9 năm 1885, Ðức Mẹ đã hiện ra đứng trên nóc nhà thờ để bảo vệ và chiến đấu giúp cho giáo dân. Khi nghe quân Văn Thân không ngừng kêu lên: “Thật lạ lùng, có một người Đàn Bà rất đẹp luôn đứng trên nóc Nhà Thờ mà chúng ta không sao bắn trúng”, giáo dân và cả cha xứ đã cố nhìn lên nóc nhà thờ nhưng không ai được thấy Đức Mẹ. Ngoài ra, quân Văn Thân còn tỏ ra khiếp sợ khi thấy “một cơ binh con nít áo đỏ, áo trắng, đã ào ào từ không trung tràn xuống theo lũy tre xanh, tay hươi gươm bạc sáng ngời và chiến đấu phụ giúp giáo dân bảo vệ Trà Kiệu.” Đạo binh này được tin là đạo quân các thiên thần do Nữ Vương Thiên Thần là Mẹ Maria sai xuống chiến đấu giúp con cái Mẹ. Trong Kinh Cầu Đức Bà, Giáo Hội đã xưng tụng Đức Mẹ là “Nữ Vương Các Thiên Thần”.
Cuối cùng sau phát súng hạ gục tên Văn Thân đầu tiên trên đỉnh đồi Bửu Châu, quân Văn Thân tự động tháo chạy. Vì sợ người Công Giáo đuổi theo, quân Văn Thân chạy liên tục không nghỉ ra xa khỏi Trà Kiệu khoảng từ 15 đến 20 km. Hôm đó, ngày 21 tháng 9 năm 1885 vòng vây bị phá vỡ. Toàn thể giáo dân Trà Kiệu kéo về tạ ơn
Chúa, Đức Mẹ và các Thiên Thần.
Lần cuối cùng quân Văn Thân đến bao vây Trà Kiệu là ngày 20 tháng 4 năm 1886, nhưng cũng thất bại để rồi không bao giờ trở lại Trà Kiệu nữa.
Ðể tỏ lòng biết ơn, giáo dân Trà Kiệu đã trùng tu lại ngôi thánh đường, nơi Ðức Mẹ đã hiện ra, từ 1889-1892 và được Ðức cha F.X. Van Camelbecke Hân khánh thành. Ngôi thánh đường hai tầng hiện nay được xây lại vào năm 1970 để ghi ơn Đức Mẹ dưới tước hiệu “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.” Ngày 31 tháng 5 năm 1971, Ðức giám mục Phêrô Phạm Ngọc Chi đã đặt Trà Kiệu là Trung Tâm Thánh Mẫu của giáo phận Ðà Nẵng.
Tài liệu viết về Trà Kiệu, căn cứ trên những bài viết của linh mục Geffroy thuộc Hội Thừa Sai Paris (MEP), đăng trên tuần báo Missions Cathothiques ở Paris vào các ngày 3, 10, và 17 tháng 9 năm 1886 (bản tiếng Việt), cũng như tài liệu của H. Ravier. Sử ký Hội thánh (Historiae Ecclesiasticae). Q. III và E. Teysseyre. Monseigner Galibert, mà Trần Thạnh Đàm 3 công nhận tính cách lịch sử của biến cố Trà Kiệu, nhưng cho rằng cuộc chiến đã bị thần thánh hóa. Việc quân Văn Thân vây đánh Trà Kiệu cũng còn được đối chiếu với bài viết của linh mục Phạm Châu Diên sau này. Theo đó, “Cho tới năm 1888 Địa Phận Đông phải chứng kiến những cuộc bách hại dữ dội nhất của Văn Thân: 8 thừa sai Pháp, 5 linh mục Việt, 60 thầy giảng, 270 nữ tu, trên 25.000 giáo dân bị giết, 225 Thánh đường, 17 cô nhi viện, 10 tu viện bị thiêu hủy. Số giáo dân 41.000 người năm 1884, chỉ còn 15.000 năm 1886.” 4 Khẩu hiệu “Bình Tây” đã đem lại cái chết của 8 thừa sai người Pháp, còn “Sát Tả” thì “máu con nhà đạo” chảy ra quá lai láng. Yoshiharu Tsubod đã bình luận về Hịch Văn Thân và cho rằng: “Những người nổi dậy chỉ có một mục tiêu: tiêu diệt giáo dân.” 5 Trước tình hình chung ấy, Trà Kiệu cùng chung một số phận là bị bách hại và chịu gian khổ.
BIẾN CỐ MẬU THÂN
Nói đến Trà Kiệu không chỉ nói đến biến cố Văn Thân, mà gần đây còn phải nhắc đến biến cố Mậu Thân năm 1968. Sau đây là lời tường thuật của linh mục Nguyên Thanh về biến cố Mậu Thân với ơn phù trợ đặc biệt của Đức Mẹ Trà Kiệu. Theo ngài, biến cố này là để thêm vào một chứng tích lịch sử nữa về lời bầu cử vạn năng của Đức Mẹ cho con dân Trà Kiệu:
Tết Mậu Thân 1968, Việt cộng mở cuộc tổng tấn công Việt Nam Cộng Hòa. Khi ấy tôi đang phục vụ tại Giáo xứ Trà Kiệu, vốn là nơi nổi tiếng với sự kiện Đức Mẹ đã hiển linh và cứu giáo dân Trà Kiệu khỏi bị quân Văn Thân tàn sát vào năm 1885. Một sự thật không ngờ là Đức Mẹ đã cứu giáo dân Trà Kiệu một lần nữa vào Tết Mậu Thân 1968. Vào những tháng cuối năm 1967, tình hình Trà Kiệu bất an, tối nào cũng vang rền tiếng đại bác 105 và đại liên từ đồi Hòn Bằng bắn xuống khu vực xã Xuân Trường, nơi mà quân Việt cộng thường xâm nhập khiêu khích với hàng loạt AK dòn dã. Mỗi buổi chiều, giáo dân Trà Kiệu ôm mền chiếu tới hiên nhà thờ để ngủ qua đêm. Đêm trước giao thừa – năm ấy Cộng sản miền Bắc đã in lịch giao thừa sớm trước một ngày, nên giao thừa của miền Nam thì Việt cộng mở cuộc tổng tấn công. Trong đêm đó, chúng đã tràn ngập chi khu, quận Duy Xuyên, tấn công đồi Hòn Bằng, chỉ cách nhà thờ Trà Kiệu một con suối nhỏ. Đồn Hòn Bằng có một trung đội pháo binh với 2 khẩu đại bác 105 mm và một đại đội địa phương quân trấn đóng. Đêm giao thừa miền Nam, chúng dùng biển người tràn lên đồi, chiếm được hai khẩu đại bác 105 mm. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) còn sống sót rút vào trong lô cốt xây bằng đá. Họ leo lên tầng 3 với 300 quả lựu đạn. Cộng quân ôm bộc phá nhào tới chân lô cốt cố gắng đánh sập lô cốt. Từ trên cao, anh em chiến sĩ VNCH tung lựu đạn xuống. Cuộc chiến kéo dài từ 2 giờ đến 5 giờ sáng mà cộng quân không sao phá được lô cốt, đành rút lui. Tới 7 giờ sáng, trung úy Nguyễn Ngọc Dũng (cháu ruột trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ) trung đội trưởng pháo binh cùng vài binh sĩ đi xuống nhà xứ và thuật lại trận đánh cho chúng tôi, và mời tôi lên làm mục vụ giúp đỡ anh em binh sĩ còn thoi thóp. Tôi lên đồi. Và lần đầu tiên chứng kiến cảnh tàn bạo của chiến tranh: Rải rác khắp trên đồi Hòn Bằng là những thân người mất đầu, óc văng tung tóe. Tôi bước lên giữa những cánh tay, những khúc chân, văng rải khắp đồi. Mùi thịt người tanh tưởi ghê rợn. Một vài anh em chiến sĩ còn rên rỉ. Tôi xức dầu nguy tử. Hai khẩu đại bác còn nguyên vẹn nhưng kho đạn 105 ly bị trúng pháo nổ tan tành. Cộng quân cố chiếm hai khẩu đại bác này và nếu kho đạn không nổ tung thì chúng sẽ san bằng nhà thờ và tàn sát giáo dân Trà Kiệu, những người tín hữu khốn khổ đang sợ hãi xúm nhau đọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ. Tôi cảm nhận một lần nữa Đức Mẹ đã cứu giáo dân Trà Kiệu. Vì không người nào tử thương trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân này.
Lm. Nhạc sỹ Nguyên Thanh, Cựu Tuyên Úy Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa,
TRUNG TÂM THÁNH MẪU TRÀ KIỆU
Ngày nay Trà Kiệu là một làng toàn tòng Công Giáo thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Giáo xứ Trà Kiệu là một trong các giáo xứ cổ xưa nhất giữa lòng lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Cách thành phố Đà Nẵng về hướng Tây Nam khoảng 40km. Trà Kiệu không chỉ là Trung Tâm Thánh Mẫu thu hút khách hành hương từ khắp nơi, nhưng còn là cố đô của Champa nên có nhiều khách du lịch đến tham quan. Hành khách theo Quốc Lộ 1A đến ngã ba Nam Phước rẽ vào tỉnh lộ 610 đi thêm chừng 7km là đặt chân lên linh địa Trà Kiệu.
Từ khi được Mẹ hiển linh giúp cho giáo dân chiến thắng những cuộc tấn công của Văn Thân năm 1885 đến nay, Đức Mẹ với tước hiệu Đức Mẹ Trà Kiệu đã trở thành nổi tiếng là linh thiêng. Linh địa Trà Kiệu đã thu hút rất nhiều khách hành hương kể cả những người ngoài Công Giáo đến cầu khẩn. Nhiều người trong họ đã được sở nguyện như ý. Cỏ cây quanh đền thờ cũng được tin rằng có sức chữa nhiều bệnh tật nhờ ơn Đức Mẹ thông ban.
Mười ba năm sau (1898), giáo dân Trà Kiệu xây cất một đền thờ trên ngọn đồi Bửu Châu để ghi nhớ công ơn Đức Mẹ. Hằng năm, Giáo phận Đà Nẵng tổ chức ngày Đại Hội Hành Hương tại Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu vào ngày Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, 31 tháng 5 Dương lịch. Đền thánh kính Chân Phước Anrê Phú Yên gần đó tại Phước Kiều, nơi Ngài đã đổ máu như người chứng thứ nhất của Giáo Hội Việt Nam vào năm 1644 cũng thu hút nhiều người đến cầu khấn.
Sau khi giáo phận Đà Nẵng được thành lập (18-01- 1963), trong thánh lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu tại Trà Kiệu ngày 31tháng 5 năm 1971, Đức Giám mục P.M Phạm Ngọc Chi đã long trọng tuyên bố: Trà Kiệu là Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo Phận Đà Nẵng. Và theo thông lệ thì 3 năm một lần, Giáo Phận sẽ tổ chức ngày “Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu” vào ngày 31 tháng 5. Tuy nhiên trước đó Trà Kiệu đã là Trung Tâm Thánh Mẫu của giáo phận Quy Nhơn và vào năm 1959 đã có tổ chức trọng thể Đại Hội Thánh Mẫu tại đây.
Trên đất Mẹ Trà Kiệu, từ biến cố Ất Dậu (1885), ơn Mẹ không ngừng tuân đổ trên con cái Mẹ. Vì Mẹ là Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu.
1 Nhà Thờ VN nợ số tiền xây nhà Chúa – Xin thương giúp cho Giáo xứ lúc này
10:40 04/10/2023 Giáo Hội Việt Nam, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo
Trên Facebook Yêu Thương – Phục Vụ chia sẻ thông tin về một giáo xứ Việt Nam đang phải đi đến các Nhà thờ quyên tiền để trả nợ cho việc xây dựng Nhà...
Đạo gì kỳ ! Đạo gì mà lại tôn thờ cây Thánh Giá?
10:00 02/10/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Không nghĩ tới thì thôi ! Nghĩ là teo não … Đạo gì kỳ ! Đạo gì mà lại tôn thờ cây thánh giá. Bằng chứng là hàng năm, ngày 14 tháng 9, cả...
Tin Mới! Bất Ngờ Chuyện Lạ Có Thật Xảy Ra Tại Giáo Phận Xuân Lộc – Xin Cầu Nguyện
05:15 02/10/2023 Phép lạ, Sống Đạo
Một sự thật không thể che dấu là trong góc sâu thẳm và chân thành của tâm hồn, con người vẫn được che chở bởi thế giới thần linh. Sự thật này càng trở...
Dân kéo xem Tượng Đức Mẹ phát sáng ở Giáo Phận Xuân Lộc
07:50 01/10/2023 Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
Kể từ ngày Đức Mẹ Hiển Linh tại Giáo Xứ Bạch Lâm, hạt Gia Kiệm, Giáo Phận Xuân Lộc, Việt Nam. Từ ngày 9 tháng 7 năm 2008 đến nay 27 tháng 7/2008. Chúng...
Tin Vui Mới Tân Giám Mục Việt Mới Lúc Này. Xin Chúc Mừng Ðức Cha Micae Phạm Minh Cường
07:18 01/10/2023 Giáo Hội, Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo
Linh mục gốc Việt Micae Phạm Minh Cường được ÐTC bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận San Diego, Hoa Kỳ Thứ Ba, ngày 06/6/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm...
Ngoại tình và phá thai có được Chúa tha tội không?
01:06 01/10/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Thưa Cha, con là một người công giáo, con lấy chồng không có vào nhà thờ làm lễ, nhưng sau này con đã được làm phép chuẩn ở tại nhà thờ. Phần con và...
Muốn kết hôn với bạn gái là đảng viên được không?
01:03 01/10/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Thưa Cha, con đang quen một người bạn gái, cô này là một người đã vào đảng mới 18 tuổi và con là người có đạo. Cô ấy không thích vào đạo công giáo...
Muốn kết hôn với người bạn gái đã có con riêng
12:58 01/10/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Thưa Cha, bạn gái con đã có con mà chưa kết hôn. Nay con muốn kết hôn với cô ấy, con là người theo đạo công giáo và con đã có đầy đủ giấy...
Bất ngờ Chuyện lạ có thật xảy ra tại Giáo Phận Long Xuyên – Xin cầu nguyện
12:23 01/10/2023 Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
Vào buổi sáng ngày viếng Đức Bà hàng tháng, sau Thánh Lễ tôi tranh thủ dùng bữa lót lòng để còn đi dự tĩnh tâm tháng. Một bà khoảng 50 tuổi nói với mấy...
XIN LỄ CHO NGƯỜI NGOẠI ĐẠO THẾ NÀO | CHA TOÀN GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
11:53 30/09/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu, Video
XIN LỄ CHO NGƯỜI NGOẠI ĐẠO THẾ NÀO và CÓ CẦN PHẢI CẦU NGUYỆN CHO CÁC THAI NHI KHÔNG . BÀI GIẢNG và GIẢI ĐÁP CỦA LINH MỤC VŨ THẾ TOÀN RẤT RÕ RÀNG...
09:28 30/09/2023 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo
I. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ Lễ nhớ Đức Mẹ Mân Côi bắt nguồn từ lễ Đức Mẹ Chiến Thắng do Thánh Giáo Hoàng Piô V thiết lập sau khi chiến thuyền...
Bất Ngờ Chuyện Lạ Có Thật Xảy Ra Tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn – Xin Cầu Nguyện
02:52 30/09/2023 Phép lạ, Sống Đạo
CÂU CHUYỆN CÓ THẬT VỀ THIÊN THẦN HỘ THỦ – (Cre: Người Hành Khất) Hôm nay, mình xin kể một câu chuyện có thật về Thiên Thần Hộ Thủ . Đây là chuyện xảy...
Thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam
12:05 30/09/2023 Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo
Thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhân dịp công nhận Thoả thuận về Qui chế cho Đại diện thường trú của Toà Thánh và Văn phòng Đại diện...
Lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel và Raphael (ngày 29 tháng 9)
10:50 28/09/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Kinh thánh chỉ nêu tên Gabriel, Michael và Raphael. Từ Tổng lãnh Thiên thần (archangel) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp αρχάγγελος. Archangelos = αρχ- [arch-] (“đầu tiên, bậc nhất, thủ lĩnh”) và άγγελος [angelos] (“người đưa tin”). Thế giới thiên thần rất bí...
GIÁO HỘI VIỆT NAM ƯỚC MONG MỞ TRƯỜNG HỌC TẠI VIỆT NAM | PHỎNG VẤN ĐỨC CHA GIUSE TRẦN VĂN TOẢN
12:20 28/09/2023 Dòng tu, Địa Điểm, Giáo Hội Việt Nam, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Video
Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, giám mục Giáo Phận Long Xuyên trả lời JESCOM về vấn đề giáo dục tại Việt Nam. Trong đó, Đức Cha Giuse nhấn mạnh đến: 1. Những thách...