Thánh tích quay lại nhà thờ ban đầu sau 500 năm
Nhà thờ Chánh tòa Anh giáo Lichfield thuộc Staffordshire (Anh) đã khánh thành đền thờ và đón nhận thánh tích của thánh Chad, là quà của Giáo hội Công giáo tặng Giáo hội Anh...
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi:Tôi đã rất hài lòng với bản dịch mới của Kinh Tin Kính các Tông Đồ, vốn đã trở thành cách nào đó chính thức dưới thời của ĐTC Gioan Phaolô II. Tại sao nó bị gỡ bỏ trong bản dịch tiếng Anh mới của Sách Lễ Rôma (ấn bản châu Phi)? Đây là những gì tôi nhớ lại bản dịch mới, mà tôi thích rất nhiều vì sự đơn giản của nó: “Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi. Người xuống thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ở nơi kẻ chết. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”. Tôi nhớ một số giải thích về các thay đổi so với phiên bản cũ hơn: ‘xuống thai bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần’, ‘xuống ở nơi kẻ chết’, vv.. Xin vui lòng sửa cho tôi nếu tôi sai. Tôi thích bản dịch mới hơn bản cũ. Tại sao chúng ta lại quay trở lại để nói đến “ngục tổ tông”, nếu nhiều người cần nhiều giải thích của “ngục tổ tông” có nghĩa là trong bối cảnh này? – A.D., Nairobi, Kenya
Đáp: Bản văn của Kinh Tin Kính các Tông Đồ được tìm thấy trong bản dịch mới của Sách lễ như sau:
“Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất. Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô là Con Một Đức Chúa Cha, cùng là Chúa chúng tôi. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh. Chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác. Xuống ngục tổ tông. Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại. Lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng. Ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần. Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, các Thánh thông công. Tôi tin phép tha tội. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen”.
Trước khi giải quyết vấn đề bản dịch, tôi nghĩ thật nên bình luận về sự thay đổi trong các chữ đỏ, vốn liên quan đến việc sử dụng của Kinh Tin Kính các Tông Đồ trong phụng vụ của Thánh Lễ.
Trước khi xuất bản Sách lễ mới Latinh vào năm 2001, Kinh Tin kính các Tông Đồ ít được sử dụng cho Thánh Lễ. Chữ đỏ cho phép sử dụng Kinh này trong Thánh Lễ dành cho trẻ em. Trong một số nước, các Hội đồng Giám mục đã xin phép và được phép sử dụng Kinh này trong các dịp khác. Thật vậy, như một hệ quả, trong một số trường hợp, việc sử dụng Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli gần như biến mất.
Ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma đã cho phép sử dụng Kinh Tin Kính các Tông Đồ trong một số trường hợp. Chữ đỏ hiện nay nói: “Thay vì Kinh Tin kính Nicea-Constantinopoli, đặc biệt là trong Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, Kinh Tuyên xưng Đức tin của Giáo Hội Rôma, được gọi là Kinh Tin Kính các Tông Đồ, có thể được sử dụng”.
Việc sử dụng mở rộng này có lẽ là một lý do tại sao cần một bản dịch mới hơn và chính xác hơn.
Độc giả của chúng tôi nói rằng ông thích phiên bản cũ và đặc biệt xem sự trở lại của cụm từ “xuống ngục tổ tông” là thích hợp hơn so với cụm từ “xuống ở nơi kẻ chết”, do sự cần có sự giải thích của từ ngữ.
Tôi cho rằng có lẽ sự cần thiết cho một lời giải thích là lý do tại sao bản dịch cần phải chính xác và thực sự cung cấp một cơ hội, để minh họa cho sự phong phú của giáo huấn Công Giáo.
Điều này có thể được nhìn thấy trong bản dịch tiếng Anh của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Trong đoạn 197, Sách Giáo Lý cung cấp bản dịch được độc giả của chúng tôi ưa thích và đã được sử dụng trong phụng vụ của Thánh Lễ dành cho trẻ em tại thời điểm xuất bản.
Tuy nhiên, khi trong các đoạn 631-636, Sách Giáo Lý Giáo Hội Công giáo giải thích đoạn trên, Sách bỏ qua bản dịch phụng vụ và dịch Kinh Tin kính theo nghĩa đen: “Chúa xuống ngục tổ tông”; mời đọc (Bản dịch tiếng Việt của nhóm dịch thuật Sài Gòn năm 1993):
631 “Ðức Giê-su đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới đất. Ðấng đã xuống, cũng chính là Ðấng đã lên” (Ep 4, 9-10). Kinh Tin Kính các tông đồ tuyên xưng, trong cùng một tín điều, việc Ðức Ki-tô xuống ngục tổ tông và việc ngày thứ ba Người bởi trong kẻ chết mà sống lại. Vì trong cuộc Vượt Qua của Người, chính từ trong lòng cái chết mà Người làm vọt lên sự sống:
Ðức Ki-tô, Con yêu quí của Cha, Ðấng đã từ cõi chết sống lại, đem ánh sáng thanh bình chiếu soi muôn dân. Người là Ðấng hằng sống hiển trị muôn đời. A-men (MR. Sách lễ: bài công bố Tin Mừng Phục Sinh-đêm vọng P. S).
Hôm nay mặt đất hoàn toàn thinh lặng, hoàn toàn thinh lặng và hoàn toàn cô quạnh. Hoàn toàn thinh lặng vì Ðức Vua an giấc. Trái đất run rẩy rồi yên tĩnh lại, vì Thiên Chúa đang ngủ trong xác phàm và Người đi đánh thức những kẻ đang ngủ từ bao đời … Người đi tìm nguyên tổ A-đam như tìm con chiên lạc. Người muốn thăm viếng tất cả những ai đang ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết. Vừa là Thiên Chúa, vừa là con cháu của nguyên tổ, Người đi giải thoát A-đam và E-và đang đau khổ trong gông cùm xiềng xích … “Ta là Chúa của ngươi, nhưng vì ngươi, Ta đã trở thành con của ngươi. Hỡi người ngủ mê, hãy chổi dậy ! vì Ta dựng nên ngươi không phải để cho ngươi ở lại đây trong gông cùm âm phủ. Hãy chỗi dậy từ cõi chết, vì Ta là sự sống của những kẻ đã chết (Bài giảng cổ vào thứ bảy tuần thánh)”.
Như vậy, trong khi khái niệm của “Người xuống ở nơi kẻ chết” là dễ dàng hơn, nó lại mất sự tương phản giữa “xuống ngục tổ tông” và “lên trời”, cũng như các nền tảng Kinh thánh của Kinh Tin Kính các Tông Đồ.
Phụng vụ sẽ luôn luôn đòi hỏi một số trung gian và giải thích, để các tín hữu có thể nắm bắt đầy đủ sự phong phú của nó.
Nguyễn Trọng Đa
Zenit 26.6.2012
Thánh tích quay lại nhà thờ ban đầu sau 500 năm
11:47 24/03/2023 Giáo Hội, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Nhà thờ Chánh tòa Anh giáo Lichfield thuộc Staffordshire (Anh) đã khánh thành đền thờ và đón nhận thánh tích của thánh Chad, là quà của Giáo hội Công giáo tặng Giáo hội Anh...
7 điều ít biết về bức tượng Pietà – Ðức Mẹ Sầu Bi
07:37 22/03/2023 Tìm Hiểu
Trong các tác phẩm điêu khắc của Michelangelo, có lẽ Pietà – Ðức Mẹ Sầu Bi là tuyệt tác được người Công giáo yêu thích nhất. Hình ảnh Chúa Giêsu trong vòng tay của...
Đã tìm được ngọn núi Sinai – nơi Môsê nhận 10 điều răn từ Thiên Chúa
07:33 22/03/2023 Địa Điểm, Tìm Hiểu
Một nhóm các nhà nghiên cứu Kinh Thánh đã công bố kết quả thực địa tại Ả Rập Xê Út để chứng minh họ có lẽ đã tìm được địa điểm của núi Sinai...
Linh mục ra việc đền tội dựa theo tiêu chuẩn nào?
07:06 16/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Tôi muốn hỏi một điều luôn khiến tôi thắc mắc: khi bạn đi xưng tội, có tiêu chuẩn nào, theo đó, các tội đã phạm tương ứng với một số việc đền tội nhất...
Văn phòng của các Giáo Hoàng như thế nào?
11:10 12/03/2023 Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, Tìm Hiểu
Nơi ngồi viết, ngồi đọc, ngồi suy ngẫm và cầu nguyện có một linh hồn sâu thẳm. Khám phá vũ trụ thân mật của ba giáo hoàng gần đây: Phanxicô, Bênêđictô XVI và Gioan-Phaolô...
Sử dụng lễ phục màu hồng cho lễ cưới được không?
12:23 10/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Hỏi: Rất nhiều linh mục mặc áo lễ màu hồng để cử hành lễ cưới (cử hành bí tích hôn phối trong Thánh Lễ), vậy thực hành này có đúng không? Đáp: Thưa không,...
Linh mục có phải là “nghề” không? – Bài Giảng Sâu Sắc Của ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm
01:52 09/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
“Làm linh mục có phải là một nghề?” là câu hỏi không chỉ của những người không theo Công giáo mà còn là của không ít tín đồ Công giáo. Có rất nhiều người...
Tại sao Kinh Vinh Danh và Alleluia bị bỏ qua trong Mùa Chay?
09:35 08/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Ngay cả phụng vụ cũng “ăn chay” để chuẩn bị cho mùa Phục sinh huy hoàng. Mùa Chay được đánh dấu bằng hai lần bỏ phụng vụ rất rõ ràng. Cả bài thánh ca...
Miếng Bông biển Thánh – Chứng tích khổ hình của Chúa Giêsu
04:39 03/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Hiện có một số nguồn lần ngược thời gian và lịch sử để tìm kiếm dấu vết và đường hướng di chuyển của miếng Bông biển Thánh, nhưng chuyên gia Shawn Norris được trang...
Linh mục Phê rô Nguyễn Thái Từ chính thức xin rút tên ứng cử Hội đồng Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh
03:50 26/02/2023 Giáo Hội Việt Nam, Tìm Hiểu
Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, tại GP Vinh những ngày qua, giáo dân bất bình về hiện tượng linh mục tham gia ứng cử HĐND Tỉnh Hà Tĩnh được Đài Truyền...
Con tàu Nô-ê đã tìm thấy và cơn Đại Hồng Thủу trong kinh Thánh là có thật
12:00 22/02/2023 Địa Điểm, Phép lạ, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Theo truyền thống Kitô giáo, chiếc thuyền Noah đã bị mắc kẹt trên núi Ararat. Đây là ngọn núi cao nhất trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, mà đỉnh cao là tại 5137 mét...
Kỳ tích 7 vạn người đồng thời tận mắt chứng kiến – 3 dự ngôn bí ẩn của Đức Mẹ
12:09 18/02/2023 Phép lạ, Sống Đạo, Tìm Hiểu, Video
“… Đám đông tụ tập, đầu trần không đội mũ, háo hức tìm kiếm trên thiên không, họ ngạc nhiên khi thấy mặt trời bắt đầu rung chuyển, đột nhiên nó bắt đầu chuyển...
11:53 15/02/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Trước khi bước vào tình yêu hôn nhân và cử hành bí tích Hôn Phối, người trẻ cần phải thực hiện những thủ tục nào? Dưới đây là những thủ tục hôn phối do...
12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
11:50 15/02/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Kính gửi đến quý độc giả bài sau đây để thêm chất liệu suy nghĩ về đời sống đức tin chúng ta. Tự do ngôn luận là một điều cao quý. Tiếc rằng chúng...
15 ơn lành Đức Mẹ hứa ban cho những ai siêng lần chuỗi Mân Côi
11:58 07/02/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Thánh Đa Minh và Chân Phước Alan de la Roche, O.P. đã được Đức Mẹ trao cho nhiệm vụ công bố 15 Lời Hứa sau đây cho những người siêng năng cầu nguyện Kinh...