Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023)
Lễ Giáng Sinh năm nay là một trường hợp đặc biệt vì lễ Vọng Giáng sinh và lễ Đêm Giáng sinh rơi vào Chúa nhật thứ IV mùa Vọng (24/12/2023), trong khi chính ngày...
Nhiều bạn Đạo Công Giáo chúng ta luôn thắc mắc về sự khác nhau giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành, và đâu là sự khác biệt. Đôi khi bạn đi xa gặp 2 Nhà Thờ Công Giáo và Nhà Thờ Tin Lành thì làm sao để nhận biết và ứng xử ra sao. Bài viết này sẽ chỉ ra 10 điều khác nhau giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành.
Nhiều bạn Đạo Công Giáo chúng ta luôn thắc mắc về sự khác nhau giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành, và đâu là sự khác biệt. Đôi khi bạn đi xa gặp 2 Nhà Thờ Công Giáo và Nhà Thờ Tin Lành thì làm sao để nhận biết và ứng xử ra sao. Bài viết này sẽ chỉ ra 10 điều khác nhau giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành.
Bài viết này Conggiao.vn sẽ không nói sâu về Đạo Công Giáo chúng ta vì chúng ta đã biết mà chỉ nêu ra một số điểm cơ bản về sự khác nhau giữa Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành để mọi người hiểu thêm.
Đạo Tin Lành có rất nhiều tổ chức và hệ phái khác nhau, nhưng nhìn chung, họ đều có sự thống nhứt về nội dung và các nguyên tắc chinh.
Nếu so sánh Đạo Tin Lành và Công giáo về các phương diện như : Giáo lý, Luật pháp, Lễ nghi, và Tổ chức thì chúng ta thấy có những điểm tương đồng và những điểm dị biệt kể ra sau đây :
1. Kinh Thánh
Hai đạo đều lấy Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước làm nền tảng Giáo lý.
Đạo Tin Lành không tin tưởng những điều nào ngoài Kinh Thánh.
Công giáo cho rằng, ngoài Kinh Thánh còn có các văn bản khác không kém phần quan trọng là các Nghị quyết của các Công Đồng Chung, các Thông điệp và Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng.
2. Về phương diện tổ chức
Đạo Tin Lành không lập ra một Tổ chức Giáo Hội Trung Ương như Công giáo, mà lại xây dựng nhiều Giáo hội riêng rẽ, độc lập và tự trị. Dưới Giáo Hội là các Chi Hội. Đại Hội các cấp của Giáo Hội Tin Lành được gọi là Đại Hội Đồng, có toàn quyền quyết định các công việc của toàn Giáo Hội.
3. Đức Mẹ Maria.
Đạo Tin Lành chỉ xem Mẹ Maria đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn kính Mẹ Maria như Công giáo.
4. Các Tông Đồ, Thiên sứ
Đạo Tin Lành tin có Thiên sứ, có Thánh Tông đồ, các Thánh Tử đạo, và các Thánh khác, nhưng không tôn kính họ như Đạo Công Giáo.
Đạo Tin Lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng, không tôn sùng và thực hiện việc hành hương đến Thánh địa Jérusalem, Núi Sinai, Đền Thánh Phêrô và Phaolô.
5. Linh Mục
Giáo sĩ của Đạo Tin Lành chỉ có 2 bậc : Mục Sư và Truyền Đạo (cũng gọi là Giảng Sư). Giáo sĩ Tin Lành được phép có vợ và con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình bình thường như bao nhiêu người khác, không buộc phải giữ độc thân như các Linh Mục Công giáo.
Tín đồ Đạo Tin Lành, muốn lên làm Mục Sư, thì phải học đạo, qua thời gian tập sự rồi mới được bổ nhiệm chức Truyền Đạo. Một thời gian sau, nếu xét thấy có nhiều khả năng thì mới phong lên hàng Mục Sư.
Việc phong chức và bổ nhiệm 2 chức Truyền Đạo và Mục Sư do một Hội Đồng đặc biệt của Giáo Hội quyết định.
Các Mục Sư Tin Lành không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phước hay tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ. Điều này hoàn toàn trái hẳn với các Linh Mục Công giáo La Mã.
6. Luật lệ và Lễ nghi
Luật lệ và Lễ nghi của Đạo Tin Lành rất đơn giản so với Công giáo.
Đạo Tin Lành là một tôn giáo đề cao lý trí trong Đức Tin, cho rằng sự siêu rỗi chỉ đến bởi Đức Tin và không quan trọng nghi lễ.
7. Phép Bí tích
Trong 7 Phép Bí tích của Công giáo, Đạo Tin Lành chỉ thừa nhận 2 Bí tích sau đây :
– Bí tích Rửa tội (Baptême)
– Bí tích Thánh thể.
vì họ cho rằng, trong Kinh Thánh Tân Ước chỉ có ghi 2 Bí tích đó mà thôi.
Nghi lễ Baptême của Đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như Thánh Gioan rửa tội cho Chúa Jésus trên sông Jordan bằng cách dìm cả người xuống nước, chớ không cải biến dội một ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Đạo Công giáo.
Đạo Công Giáo nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa), Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.
8. Chuộc tội
Đạo Công giáo cho rằng, con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội.
Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Jésus làm trọn rồi, nên con người làm việc thiện là để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.
9. Xưng tội:
Tín đồ Công giáo xưng tội trong phòng kín với Linh Mục, là hình thức chủ yếu; còn Đạo Tin Lành thì tín đồ chỉ xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa mà thôi.
10. Sự khác biệt về Nhà Thờ Đạo Công Giáo và Đạo tin Lành:
Nhà Thờ Công Giáo được xây dựng qui mô và rất tốn kém, kiến trúc theo lối cổ, bài trí công phu và cho rằng đây là nơi Chúa ngự một cách linh thiêng, đặc biệt, trong và ngoài Nhà Thờ đều treo nhiều ảnh tượng, Chúa Giesu có nói đây là nhà của Cha ta.
Nhưng trái lại, Nhà Thờ Tin Lành thường theo kiến trúc hiện đại, đơn giản, không treo tượng ảnh. Bên trong nhà Thờ chỉ có đặt một cây Thập tự giá biểu tượng Chúa chịu nạn.
Sự giống nhau là:
Hai đạo đều tôn thờ Thiên Chúa (Đức Chúa Trời), tin thuyết Chúa 3 Ngôi : Ngôi 1 là CHA, Ngôi 2 là CON, Ngôi 3 là Thánh Thần. Tin Chúa tạo dựng ra Trời Đất, Vũ trụ và vạn vật, tin con người do Thiên Chúa tạo ra, có Tội Tổ Tông, tin có Ngôi Hai là Đức Chúa Jésus Christ giáng trần chịu nạn chết trên Thánh giá để chuộc tội cho loài người, tin có ngày Phục Sinh và Ngày Phán Xét cuối cùng.
Vì đây là một vấn đề khá rộng nên những điều nêu trên đây là một số điểm cơ bản sự Khác nhau giữa Đạo Công Giáo và Tin Lành. Bài viết có gì sai xót xin quí độc giả thông cảm!
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023)
11:35 05/12/2023 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Lễ Giáng Sinh năm nay là một trường hợp đặc biệt vì lễ Vọng Giáng sinh và lễ Đêm Giáng sinh rơi vào Chúa nhật thứ IV mùa Vọng (24/12/2023), trong khi chính ngày...
Khai quật bậc tam cấp nơi Chúa chữa lành người mù
11:29 05/12/2023 Địa Điểm, Giáo Hội, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Các nhà khảo cổ học ở Jerusalem đã khai quật một địa điểm cổ đại mà theo họ là nơi diễn ra phép lạ Chúa Giêsu chữa lành một người mù. Câu chuyện được ghi lại chi tiết trong Sách Thánh.
Vị linh mục sáng tạo ra kỹ thuật nuôi ong hiện đại
11:10 05/12/2023 Giáo Hội, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Cha John Dzierzon là nhà nuôi ong tiên phong người Ba Lan đã phát hiện hiện tượng trinh sản ở loài ong và thiết kế khung tổ ong di động đầu tiên.
Bàn về bài hát “Kinh Hòa Bình 2023” của Sư ông Thích Chân Quang (3)
06:18 05/12/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
“NHẠC PHỔ CÓ BỊ TỤC, BỊ CẤM, HAY XẤU KHÔNG?” “…PHỔ BIẾN HAY DÂN HÁT THÌ SAO CẤM? AI CÓ QUYỀN CẤM? ĐIỀU LUẬT NÀO? GIÁO LUẬT VÀ PHÁP LUẬT NÀO?” Đấy là câu...
Bàn về bài hát “Kinh Hòa Bình 2023” của Sư ông Thích Chân Quang (2)
11:08 05/12/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
““BÀI HÁT” NÀY ĐÃ PHẠM LỖI GÌ? LỜI CÓ BỊ SAI LỆCH? XÚC PHẠM, HAY XUYÊN TẠC, KHIẾM NHÃ, BẤT XỨNG KHÔNG?” *** Đó là một trong nhiều lời chất vấn đầy bức xúc...
Tin NÓNG! Nhạc sĩ Nổi Tiếng VN lên tiếng chuyện Sư thầy Thích Chân Quang sáng tác Kinh Hòa Bình 2023
11:28 04/12/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP TÁN DƯƠNG VÀ PHỔ BIẾN BÀI HÁT KINH HOÀ BÌNH MỚI CỦA SƯ ÔNG THÍCH CHÂN QUANG KHÔNG? Một giáo dân nói với tôi rằng có một linh...
Bàn về bài hát “Kinh Hòa Bình 2023” của Sư ông Thích Chân Quang (1)
11:08 04/12/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC PHÉP TÁN DƯƠNG VÀ PHỔ BIẾN BÀI HÁT KINH HOÀ BÌNH MỚI CỦA SƯ ÔNG THÍCH CHÂN QUANG KHÔNG? Một giáo dân nói với tôi rằng có một linh...
05:56 02/12/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Mùa Vọng đánh dấu sự khởi đầu Năm Phụng vụ mới của Giáo hội, đây cũng là mùa phụng vụ được cử hành trước và chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh. Đồng thời, đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và...
Logo năm mục vụ 2024: “Thúc đẩy sự tham gia đời sống Giáo hội”
01:12 02/12/2023 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
LOGO NĂM MỤC VỤ 2024: “THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI” Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam và JOSCREATIVE (joscreative.com) Ý NGHĨA VĂN TỰ & HÌNH ẢNH – Ý nghĩa...
Đơn khẩn xin lại Nhà Thờ VN lúc này, xin cầu nguyện
12:41 02/12/2023 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Xin quý cộng đoàn cùng cầu nguyện cho Giáo điểm Côn Sơn, thuộc Giáo phận Bà Rịa (Huyện Côn Đảo, tỉnh BR-VT) và Linh mục Phêrô Đặng Duy Linh. Linh mục Phêrô đang phải...
Tóm tắt tiểu sử, linh đạo của thánh Anphongsô, Đấng sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế
12:10 28/11/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Thánh Anphongsô đã lập một Dòng chuyên lo rao giảng cho những người nghèo, những người bơ vơ, vất vưởng và truyền bá lòng tôn sùng Ðức Mẹ, nhất là đức trinh nữ Maria...
Ma quỷ có đọc được suy nghĩ của con người không?
10:55 26/11/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
(Bài viết được trích từ cuốn sách của Cha Gabriele Amorth: An Exorcist Explains the Demonic – tạm dịch: Một nhà trừ quỷ giải nghĩa về ma quỷ) *** Bây giờ, chúng ta đến...
Các Nữ tu dòng Phanxicô với Khu điều trị Qui Hòa
07:12 23/11/2023 Dòng tu, Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Năm 1929, theo thống kê, tỉnh Bình Định có 360 người mắc bệnh phong. Đó là con số nhân viên kiểm tra y tế chỉ khai báo số bệnh nhân họ gặp lang thang...
07:53 21/11/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
1/ Thưa cha, con có nghe người ta nói là năm 1999 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng tuyên bố là thiên đàng không ở trên 9 tầng mây, hỏa ngục cũng...
Hướng dẫn xưng tội: Xét mình, xưng tội và đền tội
07:39 20/11/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
“Luôn nhớ mình đớn hèn, tội lỗi, nhưng không phải run sợ mà trái lại càng tội lỗi, càng phải khăng khít với Chúa, càng phải tin tưởng lại gần Chúa hơn, vì chỉ...