Tắt Quảng Cáo [X]

Lễ Phục Sinh 2024

12:18 02/01/2024
hoc du

Đây là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, kỷ niệm việc Chúa Giêsu sống lại ba ngày sau khi bị đóng đinh, chịu chết trên thập giá và được mai táng. Biến cố Phục Sinh là nền tảng của đức tin Kitô giáo.
Lễ Phục sinh 2024

Theo lịch phụng vụ Công giáo, ngày lễ Phục Sinh nhằm vào một Chúa nhật giữa 21 tháng 3 và 25 tháng 4. Lễ Phục Sinh năm 2024 nhằm vào ngày Chúa nhật 31/03/2024.

Lễ Phục Sinh là để mừng kính việc Chúa Giêsu sau khi chịu chết trên cây Thánh giá và được táng xác thì ngày thứ ba Người trỗi dậy từ cõi chết.

Đây là đỉnh cao nhất của phụng vụ Kitô giáo, khi Chúa Giêsu chiến thắng cái chết, đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.

Một trong những ý nghĩa của “Phục Sinh” là “Vượt qua”. Chúa Giêsu đã chịu chết và sống lại vào dịp lễ Vượt qua của người Do Thái. Đây là lễ rất quan trọng của dân Do Thái, kỷ niệm ngày thoát khỏi ách nô lệ tại Ai Cập. Theo truyền thống, vào ngày này, người Do Thái sẽ giết một con cừu (còn gọi là con chiên) làm hy lễ. Trong đức tin Kitô giáo, Chúa Giêsu chính là con chiên đã hiến dâng mạng sống của mình để những người tin vào Người được thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi.

Ý nghĩa nữa của Lễ Phục Sinh là “sự tái sinh và đổi mới”. Cốt lõi của niềm tin Kitô giáo là tin vào Chúa Giêsu chết để chuộc tội cho con người, và sự Phục sinh của Người đã cho chúng ta một cuộc sống mới. Nhờ ân sủng của Mầu Nhiệm Vượt Qua “chúng ta đã được mai táng với Đức Kitô qua Bí tích Rửa tội trong sự chết,” để “được sống lại với Ngài.” (HDGM Việt Nam)

Mùa Phục Sinh bắt đầu với đêm Canh thức vào thứ bảy Tuần Thánh và tiếp tục trong 50 ngày, kết thúc bằng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. (HDGM Việt Nam).

Mùa Phục Sinh 2024 bắt đầu từ đêm Canh thức vào thứ bảy Tuần Thánh (30/03/2024), tức là đêm ngay trước ngày Chúa Nhật Phục sinh (31/03/2024). Mùa này kéo dài 50 ngày (tức là 7 tuần) cho đến hết Chúa nhât lễ Chúa Thánh thần hiện xuống (19/05/2024).

Nghi thức viếng xác và hôn chân Chúa được tổ chức vào ngày thứ bảy Tuần Thánh (30/03/2024). Thứ sáu Tuần Thánh (29/03/2024) là ngày Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh giá.

Biểu tượng của Lễ Phục Sinh trong Kitô giáo là hình ảnh Con chiên Vượt qua. Con chiên này tượng trưng cho Chúa Giêsu Kitô, với một là cờ chiến thắng vinh quang.

Một biểu tượng quan trọng nữa là nến Phục Sinh. Trên cây nến có ghi hai ký tự Alpha và Omega, có nghĩa là “Khởi Nguyên và Tận Cùng”, là một danh xưng của Thiên Chúa.

Kế đến là hình ảnh quả trứng Phục Sinh. Quả trứng này tượng trưng cho ngôi mộ trống mà từ đó Chúa Giêsu Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết.

Trứng đã được dùng để mừng Lễ Phục Sinh từ khoảng thế kỷ XII. Vào thời đó, trứng là một món không được ăn trong Mùa Chay (kéo dài 40 ngày trước ngày trước lễ Vượt qua của Đức Kitô, khởi đầu từ thứ tư Lễ Tro và kết thúc trước Thánh lễ Tiệc ly chiều thứ năm Tuần Thánh). Vì thế, các tín hữu tặng nhau trứng Phục Sinh như một cách bày tỏ niềm vui trong mùa này.

Một biểu tượng quan trọng nữa là nến Phục Sinh. Trên cây nến có ghi hai ký tự Alpha và Omega, có nghĩa là “Khởi Nguyên và Tận Cùng”, là một danh xưng của Thiên Chúa.

Ngọn lửa tượng trưng cho Đức Kitô Phục sinh chiến thắng khải hoàn. Hình Thánh giá là biểu tượng cho cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Nến Phục Sinh được thắp sáng vào đêm Phục Sinh. Trong bóng tối, ánh sáng của nến Phục Sinh tượng trưng cho sự sống lại vinh quang của Chúa Giêsu.

Theo TGP Hà Nội, Bộ Phụng tự quy định nến Phục Sinh chỉ được đốt trong mùa Phục Sinh, khi ban bí tích rửa tội và khi cử hành lễ an táng chứ không được đặt và đốt quanh năm.

Nến Phục Sinh đặt gần giảng đài hoặc gần bàn thờ và được thắp sáng trong các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa Phục Sinh, tức là trong thánh lễ, giờ kinh sáng và giờ kinh chiều cho đến hết lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Nguồn: TGP Hà Nội).

Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, nến Sinh được đặt tại Giếng Rửa Tội, để khi rửa tội thì đốt lên và châm nến cho những người lãnh bí tích. Trong nghi lễ an táng, Nến Sinh được đặt gần quan tài để nói lên rằng cái chết của người Kitô hữu là một cuộc Vượt Qua đích thực


 

 

Bạn có thể quan tâm

Đức tin của Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Công ty sản xuất phim Condor Pictures Production sẽ chiếu phim “Món quà từ Chúa” (A Gift from God) trong Liên hoan phim Cannes tháng 5 năm nay, cuốn phim do bà Liana Marabini viết kịch bản và đạo diễn nói về một khía cạnh gần như chưa được biết đến của Michael Jackson liên quan đến đức tin của ông. Ông là một người ngưỡng mộ Đức Gioan Phaolô II. Phim kể lại bảy năm trong đời của vua nhạc Pop từ 1982 đến 1989: thời đại của Thriller, Billie Jean, Bad và những bản nhạc thành công khác.

lên đầu trang