Tắt Quảng Cáo [X]

Joe Biden có xứng đáng được rước lễ, trong lúc ông ta ủng hộ phá thai không ?

05:49 06/11/2021
hoc du

Trong những ngày vừa qua, truyền thông Công Giáo thế giới dậy sóng vì trường hợp tổng thống Mỹ Joe Biden, một tín hữu Công Giáo có chủ trương ủng hộ phá thai, đã tham dự Thánh Lễ và rước lễ, nhân dịp đến Roma dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Theo lời ông kể lại thì Đức Phanxicô đã khích lệ ông và cho phép ông rước lễ.

Trong những ngày vừa qua, truyền thông Công Giáo thế giới dậy sóng vì trường hợp tổng thống Mỹ Joe Biden, một tín hữu Công Giáo có chủ trương ủng hộ phá thai, đã tham dự Thánh Lễ và rước lễ, nhân dịp đến Roma dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Theo lời ông kể lại thì Đức Phanxicô đã khích lệ ông và cho phép ông rước lễ.

Tổng thống Biden rước lễ ở Rôma trong bối cảnh tranh luận ở Hoa Kỳ
Tổng thống Biden rước lễ ở Rôma trong bối cảnh tranh luận ở Hoa Kỳ

Theo Giáo Luật của Hội Thánh Công Giáo (số 1398), những người phạm tội phá thai hay ủng hộ phá thai cách công khai đều mắc vạ tuyệt thông. Kèm theo đó, Giáo Luật cũng qui định những ai đang mắc tội trọng hay cố chấp trong tội thì không được rước lễ (GL 915 & 916). Trường hợp Tổng thống Joe Biden là công khai ủng hộ phá thai, và như vậy là vướng vào luật cấm của Giáo Hội, cũng đồng nghĩa không được rước lễ.
Như vậy tại sao Đức Phanxico và vị linh mục ở Roma lại cho phép ông rước lễ?
Giáo sư Giáo Luật Martin Kurztler đưa ra lý giải khả thể như sau. Mặc dù các điều khoản Giáo Luật rất nghiêm khắc, nhưng không có nghĩa là cứng nhắc, mà còn tùy vào bối cảnh để người có thẩm quyền nhận định và áp dụng. Ví dụ trường hợp một người bị xem là cố chấp trong tình trạng tội trọng thì bị cấm rước lễ, nhưng chúng ta có chắc chắn là nắm rõ lương tâm họ không? Có chắc là họ luôn luôn cố chấp chứ không có lúc hối hận không? Giả như ông Joe Biden trong lúc gặp gỡ Đức Giáo Hoàng thì xưng tội với ngài, hoặc diễn tả ý muốn phục thiện, thì ông không còn bị ngăn trở rước lễ.
Nhưng nếu sau khi gặp Giáo Hoàng, ông vẫn tiếp tục ủng hộ phá thai thì sao? Thì đó là điều ông phải trả lẽ trước mặt Chúa, và sẽ lại phạm vào điều cấm của Giáo Luật. Nhưng chúng ta nên xem xét từng giai đoạn chứ không thể đóng khung cả cuộc đời ông vào sự cố chấp ấy. Hãy hi vọng là khi gặp Giáo Hoàng và tham dự Thánh Lễ sau đó, ông đã sám hối ăn năn. Bạn hãy nghĩ tới kinh nghiệm của mỗi người. Có những người mắc phải những tội do thói quen, dù khi xưng tội họ dốc lòng chừa tội, nhưng không lâu sau đó lại tái phạm tội ấy. Trong trường hợp này, sự tái phạm không có nghĩa là họ cố chấp trong tội, mà là do yếu đuối.

Khi hối nhân đã bày tỏ sự sám hối và xưng tội, thì linh mục không cấm họ rước lễ, vì ngài cũng hi vọng và tin tưởng vào sự hoán cải của hối nhân, theo nguyên tắc luôn suy đoán tích cực. Giả như hối nhân kia chỉ giả bộ sám hối và xưng tội nhưng không thật lòng chừa, thì họ phải trả lẽ với Chúa về sự giả dối ấy, chứ linh mục, và chúng ta khó mà kết luận ngay lúc đó là người kia không thật lòng. Thiên Chúa luôn kiên nhẫn với các tội nhân, thì chúng ta cũng cần kiên nhẫn và hi vọng vào sự hướng thiện của tha nhân.
Chúng ta không biết rõ nội dung cuộc nói chuyện riêng kéo dài 90 phút giữa Giáo Hoàng Phanxico và Joe Biden, vậy tại sao chúng ta không nghĩ theo hướng tích cực là Giáo Hoàng vẫn hi vọng vào sự cầu thị của một tín hữu Công Giáo như Joe Biden? Với tư cách chủ chăn hoàn vũ, ngài sẽ có những lời động viên khuyên nhủ với tổng thống Joe Biden. Tại sao chúng ta lại để mình dễ nghiêng theo các thuyết âm mưu và nhận định chủ quan để chỉ trích Đức Giáo Hoàng? Thay vì nghi ngờ và chỉ trích, chúng ta hãy cầu nguyện cho ngài, xin ơn Chúa soi sáng cho vị cha chung để ngài luôn sáng suốt và mạnh mẽ trong vai trò lãnh đạo Giáo Hội.
TIN LIÊN QUAN:

Joe Biden rước lễ ở Rôma trong bối cảnh tranh luận về phá thai ở hoa kỳ

Nguồn: M. Hạnh Tử

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang