Tắt Quảng Cáo [X]

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn sau khi 69 người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Nepal

05:33 17/01/2023
hoc du

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn sau khi ít nhất 69 người thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay ở Nepal hôm Chủ nhật.

Đức Thánh Cha đã gửi một bức điện chia buồn tới Tổng thống Nepal Bidya Devi Bhandari vào ngày 16 tháng 1 sau khi chuyến bay 691 của Yeti Airlines bị rơi khi đang cố gắng hạ cánh xuống thành phố Pokhara của Nepal.

Máy bay chở 72 hành khách từ Kathmandu đến Pokhara, một điểm dừng chân phổ biến cho những người đi bộ ở dãy núi Annapurna thuộc dãy Himalaya.

Mười lăm công dân nước ngoài đã ở trên máy bay, đến từ Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Argentina, Pháp, Ireland và Úc. Theo hãng tin AP, ít nhất 69 hành khách đã được xác nhận là đã chết.

Bức điện do Hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh Pietro Parolin gửi thay mặt cho Đức Thánh Cha cho biết: “Thật đau buồn trước vụ tai nạn của chiếc máy bay Yeti Airlines gần Pokhara, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn đến các bạn và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này, cùng với những lời cầu nguyện cho những người tham gia vào các nỗ lực phục hồi.”

“Phóng linh hồn của những người đã khuất trước lòng thương xót của Đấng Toàn năng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cầu khẩn những người đang thương tiếc sự mất mát của họ những phước lành thiêng liêng của sự chữa lành và bình an.”

————–

Kenh 14: Toàn cảnh vụ máy bay rơi ở Nepal: Vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong 30 năm

Chỉ vài giờ sau vụ máy bay rơi ở Nepal, những video ghi lại cảnh tượng máy bay gặp nạn và hiện trường đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Tất cả đã thiệt mạng

Ngày 15/1, ngay trong những ngày đầu tiên của năm mới 2023, ngành hàng không thế giới lại phải ghi nhận thêm một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra ở quốc gia Nam Á Nepal. Khoảng hơn 11h ngày 15/1, chiếc máy bay chở khách ATR 72 của hãng hàng không Yeti Airlines, đang trên hành trình từ thủ đô Kathmandu đến Pokhara, bất ngờ gặp nạn.

Toàn cảnh vụ máy bay rơi ở Nepal: Vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong 30 năm - Ảnh 1.Chiếc máy bay chở khách rơi gần sân bay quốc tế Pokhara.

Cơ quan hàng không dân dụng Nepal (CAAN) thông báo chiếc máy bay cất cánh lúc 10h33 phút (giờ địa phương) tại Sân bay Quốc tế Tribhuvan. Khi đến thành phố Pokhara, miền Trung Nepal, chiếc máy bay bất ngờ rơi xuống, vỡ thành nhiều mảnh và bốc cháy. Địa điểm tai nạn nằm giữa các sân bay nội địa và quốc tế của thành phố Pokhara.

Cơ quan hàng không dân dụng Nepal cho biết, trước khi rơi, tổ lái đã cố liên lạc với sân bay từ hẻm Seti vào lúc 10h50 phút (giờ địa phương). Chiếc máy bay chở 68 hành khách (bao gồm 2 trẻ sơ sinh) cùng 4 thành viên phi hành đoàn, trong đó có 15 người nước ngoài. Bao gồm 5 người Ấn Độ, 4 người Nga, 2 người Hàn Quốc, 1 người Úc, 1 người Argentina, 1 người Ireland và 1 người Pháp.

Sáng 16/1, sau 1 ngày tìm kiếm cứu nạn, ông Pemba Sherpa, người phát ngôn Hãng hàng không Yeti Airlines (Nepal), xác nhận với truyền thông rằng: “Tất cả đã thiệt mạng, gồm 68 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn”.

Toàn cảnh vụ máy bay rơi ở Nepal: Vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong 30 năm - Ảnh 2.

Quan chức của sân bay Kathmandu, ông Teknath Sitaula, cho biết cả 2 hộp đen đã được tìm thấy. “Chúng ở trong tình trạng tốt, nhìn từ bên ngoài vẫn ổn”, ông nói.

Dữ liệu ghi âm buồng lái và dữ liệu chuyến bay trong 2 hộp đen thu được sẽ giúp xác định nguyên nhân trong vụ rơi máy bay ở Nepal khiến toàn bộ 72 người trên đó thiệt mạng.

Tiếng kêu cứu trong tuyệt vọng

Chỉ vài giờ sau khi vụ việc xảy ra, những video ghi lại cảnh tượng máy bay gặp nạn và hiện trường đã lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Trong đó có video được cho là của chính hành khách trên máy bay ghi lại toàn bộ những gì diễn ra trong khoang máy bay vào giây phút cuối cùng.

Toàn cảnh vụ máy bay rơi ở Nepal: Vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong 30 năm - Ảnh 3.

Người thân của các nạn nhân có mặt tại sân bay Kathmandu sau khi nghe tin về vụ tai nạn.

Trước khi xảy ra va chạm, các hành khách trong khoang vẫn bình tĩnh và không cho thấy dấu hiệu của sự lo lắng hay bất kỳ trục trặc nào. Chỉ ít phút sau, camera bắt đầu rung lắc và những tiếng hét hoảng hốt của các hành khách vang lên. Sau khoảng 10 giây hỗn loạn, đã có một tiếng nổ cực lớn và đám cháy cùng khói bụi mù mịt bap phủ màn hình.

Một người dân địa phương tên Bishnu Tiwari đã vội vã đến hiện trường vụ tai nạn gần hẻm Seti sau khi nghe thấy âm thanh lớn, cho biết nỗ lực cứu hộ bị cản trở bởi khói dày và lửa dữ dội.

Bishnu nói với hãng tin AP: “Ngọn lửa quá nóng, chúng tôi không thể đến gần đống đổ nát. Tôi nghe thấy tiếng một người đàn ông kêu cứu nhưng hoàn toàn bất lực”.

Một nhân chứng khác tên Gaurav Gurung cho biết anh nhìn thấy chiếc máy bay chao đảo dữ dội trên không ngay khi vừa bắt đầu hạ độ cao. Anh vô tình chứng kiến vụ việc khi đang ở trên sân thượng. Chiếc máy bay sau đó đã lao thẳng mũi và đâm vào hẻm núi. Trong video do Gaurav quay lại, có thể nghe tiếng động lớn khi máy bay va chạm mặt đất.

“Chúng tôi nghe thấy một âm thanh lớn và chạy đến hiện trường. Một số người bị thương và thi thể trong đống đổ nát”, nhân chứng tên Deepak Sahi nói với hãng tin ANI.

Toàn cảnh vụ máy bay rơi ở Nepal: Vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong 30 năm - Ảnh 4.

Một nhân chứng khác, anh Mahmood Khan, kể với cơ quan chức năng rằng anh đang ở trong nhà thì nghe một âm thanh lớn và nhìn thấy một đám khói khổng lồ. Anh cùng bạn bè chạy đến hiện trường và cố gắng tham gia giải cứu các nạn nhân.

Hiện tại, công tác cứu hộ vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Lực lượng cứu hộ đã bất chấp tầm nhìn hạn chế do điều kiện thời tiết, rà soát khắp các hẻm núi, sông, để tìm kiếm các hành khách mất tích. Hơn 24 giờ sau vụ tai nạn, họ đã tìm thấy 68 trong số 72 thi thể người bị nạn trong vụ rơi máy bay ở Nepal.

“Chúng tôi sẽ tìm kiếm 4 người vẫn đang mất tích”, quan chức cảnh sát Pokhara Ajay cho biết. “Trời nhiều mây gây khó khăn cho công tác tìm kiếm”.

Vụ tai nạn hàng không nghiệm trọng nhất tại Nepal trong 30 năm

Theo Mạng lưới Hàng không dân dụng, đây là vụ rơi máy bay thảm khốc nhất tại Nepal kể từ năm 1992. Đó là khi chiếc máy bay Airbus A300 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan bị rơi trong lúc hạ cánh xuống sân bay Kathmandu, khiến toàn bộ 167 người trên máy bay thiệt mạng.

Theo cơ sở dữ liệu An toàn Hàng không của Tổ chức An toàn Chuyến bay, đã có 42 vụ tai nạn máy bay chết người ở Nepal kể từ năm 1946. Các sự cố hàng không chết người thường xảy ra ở Nepal, quốc gia có các sân bay nhỏ ở địa hình đồi núi, nơi có điều kiện thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng.

Toàn cảnh vụ máy bay rơi ở Nepal: Vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong 30 năm - Ảnh 5.

Ít nhất 309 người đã chết kể từ năm 2000 trong các vụ tai nạn máy bay hoặc trực thăng ở Nepal. Quốc gia này có tới 8 trong số 14 ngọn núi cao nhất thế giới, bao gồm cả Everest. Bên cạnh đó, quốc gia nằm trên dãy Himalaya này có một số đường băng xa xôi và phức tạp nhất thế giới, với những đỉnh núi cao và vực sâu gây thách thức ngay cả đối với những phi công.

Các nhà khai thác máy bay cho biết Nepal hiện vẫn thiếu cơ sở hạ tầng để dự báo thời tiết chính xác. Đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa với địa hình đồi núi hiểm trở, nơi từng xảy ra các vụ tai nạn chết người.

Kể từ năm 2013, Liên minh châu Âu đã cấm các hãng hàng không Nepal vào không phận của họ với lý do lo ngại về an toàn. Cơ sở dữ liệu của Mạng An toàn hàng không cho thấy vụ tai nạn hôm 15/1 là sự cố tồi tệ nhất của Nepal trong 3 thập kỷ.

Điều tra nguyên nhân

Theo hãng tin Reuters, bầu trời khá trong trẻo, quang đãng vào thời điểm máy bay gặp nạn và hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra vụ tai nạn.

Một video được đăng trên mạng xã hội cho thấy chiếc ATR-72 đang bay ở độ cao thấp trên nhiều nhà dân giữa thời tiết quang đãng thì đột ngột nghiêng hẳn về bên trái. Máy bay sau đó biến mất khỏi khung hình nhưng vẫn nghe được tiếng động cơ rít lên cùng tiếng va chạm lớn.

Toàn cảnh vụ máy bay rơi ở Nepal: Vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong 30 năm - Ảnh 6.

Thủ tướng Nepal Pushpa Kamal Dahal, tại sân bay quốc tế Tribhuvan của Kathmandu, cho biết đây là một sự cố “bi thảm”.

Phát ngôn viên Cơ quan Hàng không Dân dụng Nepal Gyanendra Bhul cho biết dựa trên thông tin ban đầu, “máy bay bị rơi vì lý do kỹ thuật” và “máy bay đã bị cháy khi đang ở trên không”.

Hãng tin Press Trust of India dẫn lời các chuyên gia cho rằng việc xử lý sai sót, trục trặc hệ thống máy bay hoặc sự mệt mỏi của phi công có thể nằm trong số các nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay ở Nepal.

Toàn cảnh vụ máy bay rơi ở Nepal: Vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong 30 năm - Ảnh 7.

Ngay trong ngày 15/1, Chính phủ Nepal đã lập một ủy ban điều tra nhằm làm rõ nguyên nhân vụ rơi máy bay của hãng hàng không Yeti Airlines khiến toàn bộ 72 người trên máy bay thiệt mạng. Theo Phó thủ tướng kiêm người phát ngôn Chính phủ Nepal, ông Bishnu Paudel, nhóm 5 người này phải nộp báo cáo cho chính phủ trong vòng 45 ngày.

Cơ quan điều tra tai nạn hàng không BEA (Pháp) cũng thông báo họ sẽ tham gia điều tra nguyên nhân vụ tai nạn và phối hợp với tất cả các bên liên quan.

Các chuyên gia cho biết các vụ tai nạn hàng không thường do nhiều yếu tố liên quan tới nguyên nhân và quá trình điều tra có thể mất hàng tháng hoặc lâu hơn.

Lịch sử “đen tối” của loại máy bay gặp nạn ở Nepal

Trong một tweet trên mạng xã hội Twitter, nhà sản xuất máy bay ATR của liên minh Pháp – Ý đã xác định chiếc máy bay liên quan đến vụ tai nạn hôm 15/1 là chiếc ATR 72-500.

Chiếc máy bay này đã có 15 năm phục vụ và “được trang bị một bộ phát đáp (thiết bị liên lạc thực hiện tiếp nhận tín hiệu và phát lại tín hiệu theo cách thức xác định nào đó) cũ với dữ liệu không đáng tin cậy”, theo dữ liệu theo dõi máy bay từ Flightradar24.com.

Toàn cảnh vụ máy bay rơi ở Nepal: Vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất trong 30 năm - Ảnh 8.

Còn theo hồ sơ trên Airfleets.net, chiếc máy bay từng được hãng hàng không Kingfisher Airlines của Ấn Độ và Nok Air của Thái Lan khai thác, trước khi được Yeti tiếp quản vào năm 2019.

Loại máy bay có liên quan, ATR 72, đã được các hãng hàng không trên khắp thế giới sử dụng cho các chuyến bay ngắn trong khu vực. Tuy nhiên, loại máy bay này lại có lịch sử “đen tối” vì liên quan đến một số vụ tai nạn chết người trong những năm qua.

Đã có 2 vụ tai nạn liên quan đến máy bay ATR 72-500 và ATR 72-600 xảy ra ở Đài Loan, cách nhau chỉ vài tháng.

Tháng 7/2014, chiếc máy bay ATR 72-500 đã bị rơi khi cố gắng hạ cánh xuống quần đảo Bành Hồ. Vụ tai nạn khiến 48 người thiệt mạng.

Năm 2015, một vụ tai nạn máy bay được ghi lại trong đoạn phim ấn tượng cho thấy chiếc máy bay đâm vào một chiếc taxi tại Đài Loan khi nó mất kiểm soát.

Nguồn: Tổng hợp


Nguồn: Catholic News Agency

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang