Thường được đề cập đến và được khởi động lại, ý tưởng về Công đồng Vatican III thực sự là một đề xuất ra đời vào cuối những năm 1970, nó có đà phát triển vào cuối những năm 1990 và phục hưng dưới triều Đức Phanxicô.
Hồng y Carlo Maria Martini (1927-2012) hy vọng một công đồng mới sớm nhất là vào năm 1977. T. BONAVENTURA / CONTRASTO-REA
Hiếm có một năm nào trôi qua mà không có một công bố trong hy vọng hay mong muốn có Công đồng Vatican III. Mỗi lần như vậy, với hy vọng hay sợ hãi về một cập nhật mới, có thể thúc đẩy trực giác của Công đồng Vatican II đi xa hơn hoặc làm nổi bật những điểm mù của Công đồng. Vào đầu triều Đức Phanxicô, chính nhà thần học giải phóng người Brazil Leonardo Boff đã kêu gọi giáo hoàng trên các cột báo Brazil.
Thượng Hội đồng về gia đình, đặt vấn đề giải trung tâm theo cái nhìn của những văn hóa khác biệt trong quan niệm về hôn nhân, có thể được xem là khởi đầu của Công đồng Vatican III. Gần đây hơn, đó là cách con đường đồng nghị của Giáo hội Đức mở ra. Thường được đưa ra như một ý tưởng mới lạ, Vatican III thực sự là một con rắn biển già 45 năm.
Nguồn gốc rất đa dạng
Tình phụ tử là khái niệm của hồng y Carlo Maria Martini, tu sĩ Dòng Tên, học giả Kinh Thánh lỗi lạc và là tổng giám mục Giáo phận Milan từ năm 1979 đến năm 2002, được Đức Gioan-Phaolô II phong hồng y và từ lâu được xem là giáo hoàng của những người cải cách. Năm 1999, trong một thượng hội đồng giám mục ở châu Âu, hồng y Martini đã lặp lại câu của mục sư Martin Luther King năm 1963 – “Tôi có một giấc mơ” (một cách nói cũng thường được Đức Phanxicô dùng) – để nói lên ước mơ của ngài, tất cả các giám mục gặp lại nhau và lặp lại “kinh nghiệm về sự hiệp thông và tính hợp tác mà những người tiền nhiệm của họ (đã có) ở Công đồng Vatican II”.
Tuy không nói rõ ràng về Công đồng Vatican III nhưng hồng y Martini hy vọng sẽ thảo luận về những điểm chưa được giải quyết trong Công đồng Vatican II hoặc những điểm vẫn sẽ được thực hiện: thiếu linh mục, vị trí của phụ nữ trong Giáo hội, các mục vụ cho giáo dân, kỷ luật hôn nhân, ấn định tình dục công giáo, thực thi quyền lực trong Giáo hội…
Trên thực tế, như nhà vatican học Andrea Tornielli viết trong một bài báo cách đây vài năm, hồng y Martini đã hình thành giấc mơ này vào mùa hè năm 1977, trong một cuộc họp của tạp chí Concilium ở Hoa Kỳ. Nhà báo viết: “Cuộc họp của các nhà thần học và sử gia tiến bộ đã đặt ra các mục tiêu của công đồng tương lai: Giáo hoàng từ chức ở tuổi 75, Thượng hội đồng giám mục không còn tư vấn nữa mà có quyền biểu quyết, bãi bỏ bậc sống độc thân của linh mục, bình đẳng hóa phụ nữ và nam giới trong đời sống Giáo hội, bao gồm cả chức tư tế nữ.”
Nhà báo Tornielli cũng báo cáo có một mong muốn Công đồng Vatican III trỗi dậy vào đầu những năm 1990… trong các giới bảo thủ thân cận với Đức Gioan-Phaoloô II nhưng với các ý định ngược với ý định của hồng y Martini: chấm dứt hiệp đấu của các nhà cải cách và kiềm chế sự táo bạo của một số hội đồng giám mục nào đó. Hồng y Joseph Ratzinger, lúc đó là bộ trưởng Bộ Tín Lý đã phản đối, không thể chấp nhận được cả hai bên, coi ý tưởng về một công đồng mới là “hoàn toàn quá sớm”.
Đức Bênêđíctô XVI chấn chỉnh lại
Năm 2005, sáu năm sau “Tôi có một giấc mơ” của hồng y Martini, Joseph Ratzinger trở thành Giáo hoàng Bênêđictô XVI, hồng y Martini khi đó đã lớn tuổi và đau yếu, chỉ có một ít phiếu bầu, không giống như một Bergoglio nào đó chưa ai biết là đối thủ cạnh tranh chính của Ratzinger trong mật nghị này – và đã phát biểu bài diễn văn nổi tiếng trước Giáo triều Rôma về tranh chấp trong việc giải thích Công đồng Vatican II.
Phá vỡ hay liên tục? Với Đức Bênêđictô XVI, lựa chọn là rõ ràng: chống lại “khoa chú giải không liên tục và đứt đoạn”, được hỗ trợ bởi “các phương tiện thông tin đại chúng và một phần của thần học hiện đại” thổi trên than hồng của “tinh thần Công đồng”, để vượt ra ngoài các bản văn, ngài ủng hộ “khoa chú giải cải cách”, cải cách mà ngài định nghĩa là “đổi mới Giáo hội trong sự liên tục” với 2000 năm lịch sử và truyền thống. Một chấn chỉnh cho những người muốn đi xa hơn.
Năm 2016, ba năm sau khi được bầu chọn, Đức Phanxicô tuyên bố phải cần 100 năm để tiếp nhận một công đồng. Cũng như Đức Bênêđictô XVI, ngài khẳng định cần một thời điểm chín muồi cho một Công đồng Vatican III. Nhưng, bằng cách mở đầu dự án đồng nghị, bằng cách gieo những hạt giống canh tân Giáo hội với mong muốn củng cố trách nhiệm của các Giáo hội địa phương (ý tưởng này được trình bày trong tông huấn Niềm vui Tin mừng Evangelii Gaudium, văn bản của giáo hoàng được đưa ra vào lúc có thượng hội đồng vùng Amazon diễn ra, mạo hiểm đưa ra một số mục vụ táo bạo, ngài bắt đầu thực hiện giấc mơ của hồng y Martini. Một Vatican III từng mảnh?
Lượt xem: 584