Tắt Quảng Cáo [X]

Thần học dùng để làm gì?

10:09 20/01/2023

Nhân dịp trao giải Ratzinger 2022 cho thần học gia Michel Fédou, một bàn tròn thảo luận đã được tổ chức tại Trung tâm Sèvres với chủ đề “Thần học phục vụ dân Chúa”. Nhà thần học Dòng Tên trao đổi với các nghiên cứu sinh tiến sĩ và tổng giám mục Laurent Ulrich, giáo phận Paris.

la-croix.com, Marguerite de Lasa, 2023-01-15

Ngày thứ tư 11 tháng 1, cùng với tổng giám mục Laurent Ulrich, giáo phận Paris, các thần học gia chung quanh bàn tròn thảo luận ở Trung tâm Sèvres với thần học gia Michel Fédou về chủ đề “Thần học phục vụ dân Chúa.” Làm thế nào thần học có thể phục vụ giáo dân trong những bối cảnh văn hóa, địa lý và chính trị xã hội rất khác nhau? Đó là câu hỏi các nhà thần học đã cùng nhau thảo luận.

Theo nhà thần học lỗi lạc Dòng Tên Michel Fédou, người vừa được giải Ratzinger năm 2022, sứ mệnh của thần học là “giúp dân Chúa diễn tả những gì họ tin, đưa ra lý do cho điều đó theo cách vừa có ý nghĩa vừa truyền cảm hứng” cho những người tin và nghe được cho những người không tin. Vì thế thần học phải bám neo chặt vào truyền thống và chú ý đến hiện tại, các nhà thần học phải góp phần đảm bảo cho các thế hệ tương lai hiểu được kitô giáo. Do đó chúng ta phải tìm một ngôn ngữ Tin Mừng thích ứng với từng bối cảnh văn hóa.

Linh mục tiến sĩ thần học người Ấn James George dành thời gian để mô tả các đặc điểm của đất nước Ấn Độ trước khi giải thích nghiên cứu của cha. Trong một xã hội bị dấu ấn mạnh của bất bình đẳng giữa các giai cấp, giữa nam nữ, và do “sự bóc lột những người bị gạt ra ngoài lề xã hội”, các nhà thần học và tu sĩ Ấn Độ được truyền cảm hứng từ thần học giải phóng, để hỗ trợ những người bị gạt ra ngoài lề xã hội bằng cách chăm sóc cụ thể và đấu tranh cho công lý.

“Ở Ấn Độ, Giáo hội công giáo khoác áo phương Tây”

Trong công việc họ phải tính đến thực tế họ là thiểu số trong đất nước mà đại đa số dân chúng theo đạo hinđu. Linh mục George giải thích: “dù đã hai ngàn năm, Chúa Kitô và kitô giáo vẫn bị xem là ngoại lai ở Ấn Độ”, dưới mắt người Ấn Độ, “Giáo hội công giáo khoác phương Tây, mang màu sắc châu Âu”. Vì thế với người Ấn Độ, “là người Ấn Độ và theo thiên chúa giáo là một nghịch lý”. Và các nhà thần học đã dùng các nhân vật của Ấn giáo để trình bày về Chúa Giêsu, nhưng không làm mất bản sắc duy nhất của Chúa Giêsu Kitô. Và giúp họ “đối thoại” với kitô giáo.

Bà Csilla Kovaks, phụ nữ thánh hiến của cộng đồng Con đường Mới, bà đang viết luận văn về công trình của cựu linh mục Dòng Tên, nhà thần học và triết gia người Cameroon Fabien Eboussi Boulaga (1934-2018), bà lượng định: “Thần học cũng có được kêu gọi đặt mình trên những nền tảng xung đột”. Bà chọn chủ đề này sau khi đã sống, học tại Học viện Thần học Dombes với những người đến từ các châu lục khác nhau, đặc biệt là từ châu Phi. Trong những luc trao đổi với họ, bà nhận thấy họ thường nhắc lại lịch sử chính trị và văn hóa chung và “đôi khi là những im lặng của họ”.

Hôm nay bà muốn nêu lên chủ đề ký ức tập thể từ góc nhìn của người châu Phi. Theo bà, thần học gia Boulaga đã giải quyết đáng kể vấn đề thuộc địa hóa và tìm cách ghi nhớ công việc truyền giáo cho người châu Phi da đen. Bà mô tả: “Theo thần học gia Boulaga, việc giải phóng đức tin, hay việc hoán chuyển đức tin, luôn bắt nguồn từ một hoán cải cá nhân và cộng đồng, và dựa vào ơn Chúa.”

“Thần học vì thế được mời gọi để lắng nghe các dân tộc”

Linh mục người Mexico, Juan Pablo Romero Tejada đã thắc mắc về sự hội nhập văn hóa Tin Mừng khi cha sống giữa người bản địa Tarahumara ở vùng núi phía bắc Mexico. Cha tự hỏi: “Làm sao đức tin vào Chúa Giêsu Kitô lại có thể là Tin mừng cho một dân tộc đang sống trong những điều kiện này. Khi đi tìm những kinh nghiệm hội nhập văn hóa thành công, cha bắt đầu làm luận án về việc dùng văn học hy lạp lương dân Clement ở Alexandria. Giáo phụ Giáo hội đã làm công việc “đối thoại với nền thần học của các nhà tư tưởng hy lạp đầu tiên” nhưng không làm mất “tính trọng tâm của Tin Mừng”.

Theo linh mục Tejada, thần học được mời gọi để lắng nghe các dân tộc: “Tôi nghĩ về tầm quan trọng của việc lắng nghe người lớn tuổi và các nhà hiền triết người Tarahuma, những người biết các câu chuyện về nguồn gốc của họ và có thể giúp chúng ta hiểu các nghi thức tôn giáo ở đây.” Linh mục tin tưởng thần học có thể là một dịch vụ khi nó hoạt động để phát triển một ngôn ngữ dễ hiểu với mọi người”.

Theo thần học gia Michel Fédou, các Tổ phụ Giáo hội “đã rút ra được từ văn hóa của thời đại ngôn ngữ, bằng cách chuyển đổi ý nghĩa ban đầu của chúng để soi sáng và đào sâu những mầu nhiệm của đức tin kitô giáo”. Trong nhiệm vụ này, ngoài việc trao đổi với các bộ môn trí tuệ khác, thần học được nuôi dưỡng qua “những cuộc gặp gỡ do cuộc sống mang lại, lời của các nạn nhân, những trải nghiệm tang tóc” mà còn “chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc của nghệ thuật”.


Nguồn: Phanxico

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang