Chứng nhân kể lại đã được ơn Cha Trương Bửu Diệp suốt 30 năm qua
🛑Cô Mặc Dù không còn Thấy đường Và Chân Yếu , Nhưng năm nào Cô Cũng Xuống Cha Diệp Vài Lần Để Tạ Ơn. Thật Tuyệt Vời 🙏 Mời cộng đoàn xem video: (Cộng...
Cây nêu là một nét văn hóa dân tộc, và là một trong các tục lệ cổ truyền của nhiều dân tộc tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.
Dân gian có câu:
Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông mau tới Tết dựng NÊU ăn chè.
Cây nêu là một thân cây dài khoảng 5-6 mét, được “trồng” (cắm, dựng) trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên Đán, trên ngọn cây được treo một vòng tròn nhỏ và nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng – tùy theo địa phương, phong tục và dân tộc.
Theo thời gian, theo địa phương, theo dân tộc và tập quán của cộng đồng, ý nghĩa của việc dựng cây nêu ngày Tết đã lan rộng hơn. Tuy nhiên, có lẽ vì người ta văn minh hơn, nên ngày nay cây nêu dần dần xa lạ với chúng ta. Từ tuổi trung niên trở lên có thể “quen” với cây nêu. Nhưng giới trẻ ngày nay hoàn toàn xa lạ vì không còn được nghe nói đến cây nêu, thậm chí chẳng hiểu cây nêu là gì, mà nếu có ai nhắc tới cây nêu thì bị cho là “nói nhịu” hoặc viết sai chính tả. Cây nêu chỉ còn tấy lác đác ở một số vùng quê, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng thượng du Bắc bộ hoặc Tây nguyên.
Theo “Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi, sự tích cây nêu được tóm tắt như sau:
Ngày xưa, quỷ chiếm toàn bộ đất nước, còn người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột người quá tay, và cuối cùng quỷ tự cho mình hưởng quyền “ăn ngọn, cho gốc”. Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức “ăn ngọn, cho gốc”.
Sang mùa khác, quỷ lại chuyển qua phương thức “ăn gố,c cho ngọn”. Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Phật trao cho người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng quỷ nhất định bắt người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.
Phật bàn với người điều đình với quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.
Do mất đất sống nên quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên quỷ bị thua sau khi bị bên người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột,… và quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.
Do đó, hằng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là những ngày quỷ vào thăm đất liền, người ta theo tục cũ trồng cây nêu để quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía Đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để ngăn cấm quỷ.
Truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam đã lý giải tại sao ngày Tết phải cắm nêu, phải treo cành trúc trước nhà. Cách lý giải đó không đi ngoài thuyết Phật giáo và Lão giáo. Cây nêu trở thành biểu tượng của sự đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Thiên thần và Quỷ dữ, nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. Ngày tiễn Thần linh về trời, con người cần có những “bảo bối” của Thần linh để đề phòng, cảnh giác mà chống lại sự xâm nhập của ác quỷ lúc con người vui Xuân, ăn tết.
Thường là 23 tháng Chạp, người ta dựng cây nêu – gọi là thượng nêu. Người ta dựng nêu với quan niệm rằng từ ngày này cho tới đêm giao thừa (đêm trừ tịch), vắng mặt ông Táo (ông Công), ma quỷ sẽ nhân cơ hội này mà lẻn về quấy nhiễu dân chúng, thế nên người ta phải dựng nêu làm “bùa hộ mệnh” để an tâm ăn Tết. Ngày 7 hoặc 8 tháng Giêng âm lịch là ngày làm lễ dỡ cây nêu xuống – gọi là hạ nêu.
Người Mường trồng cây nêu vào ngày 28 tháng Chạp âm lịch. Cây nêu của người H’mông vùng Tây Bắc được dựng trong lễ hội Gầu Tào (cầu Phúc hoặc cầu Mệnh), tổ chức từ ngày 3 đến 5 tháng Giêng âm lịch.
Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các “đồ lễ” được treo, cây nêu được coi là “cây vũ trụ” nối liền Đất với Trời, do tín ngưỡng thờ Thần Mặt Trời của các dân tộc cổ xưa – hàm chứa ý thức về lãnh thổ của người Việt. Dựng nêu ngày Tết bao gồm dụng ý thờ kính Thần linh và vong hồn tổ tiên, trừ tà ma và trừ những điều xấu của năm cũ.
Cây nêu của người Kinh mang triết lý âm dương thông qua những con số Lạc thư và các quẻ Kinh dịch được thể hiện qua các biểu tượng treo trên ngọn cây (tùy từng địa phương) – có thể là cái túi nhỏ đựng trầu cau, ống sáo, và những miếng kim loại. Khi có gió thổi, chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, nghe vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng với những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng “nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu”.
Buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch, người ta còn đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.
Người Công Giáo có dựng cây nêu trong ngày tết không ?
Với các Kitô hữu, nhất là người Công giáo, cây nêu chỉ là thứ xa lạ, có biết cũng chỉ qua sách báo – vì chúng ta không dị đoan. Tuy nhiên, Kitô giáo có một loại “cây nêu” đặc biệt: Thánh Giá. Loại “cây nêu” này không riêng gì ngày Tết mà là suốt tháng, quanh năm, lúc nào cũng được dựng “nêu cao” để triệt tiêu ma quỷ. Người ta cũng đeo Thánh Giá trước ngực, và hằng ngày ai cũng làm Dấu Thánh Giá nhiều lần – nhất là khi vừa thức dậy buổi sáng và chuẩn bị đi ngủ ban đêm, thậm chí là khi uống và ăn.
Sách Dân Số (21:4-9) kể: Từ núi Ho, dân Ít-ra-en lên đường theo đường Biển Sậy, vòng qua lãnh thổ Êđôm; trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Ít-ra-en mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này”. Bấy giờ Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Ít-ra-en phải chết. Dân đến nói với ông Môsê: “Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Đức Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Đức Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi”. Ông Môsê khẩn cầu cho dân. Đức Chúa liền nói với ông: “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống”. Ông Môsê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột, hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được sống”.
Sách Khôn Ngoan cũng nói rõ: “Ngay cả khi dân Chúa bị thú dữ hung hăng xông vào, và rắn trườn ra cắn chết, thì cơn thịnh nộ của Ngài cũng không kéo dài vô tận. Họ phải chịu hành hạ ít lâu như là chịu một lời cảnh cáo; rồi họ được một dấu hiệu cứu thoát nhắc họ nhớ đến luật Ngài truyền. Vì bất cứ ai ngước trông lên đều được cứu, không phải do vật họ nhìn, nhưng là do chính Ngài, Đấng cứu độ muôn người hết thảy” (Kn 16:5-7).
Đặc biệt là Đức Giêsu đã minh định: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14:6). Và Ngài hứa chắc chắn: “Khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga 12:32). Chính Thánh Giá là “Cây Nêu Thánh” có sức mạnh ngăn chặn ma quỷ, tẩy trừ điều xấu, và che chở những người thành tâm tín thác vào Đức Kitô.!
Chứng nhân kể lại đã được ơn Cha Trương Bửu Diệp suốt 30 năm qua
09:09 25/03/2023 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
🛑Cô Mặc Dù không còn Thấy đường Và Chân Yếu , Nhưng năm nào Cô Cũng Xuống Cha Diệp Vài Lần Để Tạ Ơn. Thật Tuyệt Vời 🙏 Mời cộng đoàn xem video: (Cộng...
02:28 25/03/2023 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo
Về Vụ Việc Cán Bộ Phá Rối Và Xúc Phạm Thánh Lễ Tại Giáo Họ Phaolô, Thuộc Giáo Xứ Đăk Giấc Khoảng 18 giờ 15 phút ngày 22/03/2023, Cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên, Linh...
Đức Phanxicô xin các Cha giải tội đừng đóng vai “bác sĩ tâm thần”
12:37 25/03/2023 Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, Sống Đạo
Ngày thứ năm 23 tháng 3, khi tiếp các tu sĩ tham dự khóa thứ XXXIII về tòa trong do Tòa Ân giải Tông tòa tổ chức, Đức Phanxicô xin “anh em chỉ nghĩ...
Thánh tích quay lại nhà thờ ban đầu sau 500 năm
11:47 24/03/2023 Giáo Hội, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Nhà thờ Chánh tòa Anh giáo Lichfield thuộc Staffordshire (Anh) đã khánh thành đền thờ và đón nhận thánh tích của thánh Chad, là quà của Giáo hội Công giáo tặng Giáo hội Anh...
Một Linh mục bị Giám mục bản quyền tước quyền giải tội vì cổ võ việc tiết lộ bí mật tòa giải tội
10:58 24/03/2023 Giáo Hội, Sống Đạo
Một linh mục ở Mỹ bị giám mục bản quyền tước năng quyền giải tội, sau khi cổ võ việc tiết lộ bí mật tòa giải tội trong trường hợp những vụ lạm dụng...
Vụ việc xúc phạm thánh thiêng tại GP Kontum: Chuyện đâu còn có đó mà
01:34 24/03/2023 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo
Qua nay trên mạng lan truyền cách chóng mặt về vụ việc Cha Phanxicô Xaviê đang dâng Thánh Lễ bị một nhóm người quấy rối. Có lẽ nặng nề nhất đó là hành vi...
7 điều ít biết về bức tượng Pietà – Ðức Mẹ Sầu Bi
07:37 22/03/2023 Tìm Hiểu
Trong các tác phẩm điêu khắc của Michelangelo, có lẽ Pietà – Ðức Mẹ Sầu Bi là tuyệt tác được người Công giáo yêu thích nhất. Hình ảnh Chúa Giêsu trong vòng tay của...
Đã tìm được ngọn núi Sinai – nơi Môsê nhận 10 điều răn từ Thiên Chúa
07:33 22/03/2023 Địa Điểm, Tìm Hiểu
Một nhóm các nhà nghiên cứu Kinh Thánh đã công bố kết quả thực địa tại Ả Rập Xê Út để chứng minh họ có lẽ đã tìm được địa điểm của núi Sinai...
Câu chuyện cảm động về ơn gọi của một chủng sinh bất đắc dĩ
11:20 21/03/2023 Giáo Hội, Ơn gọi, Sống Đạo
Tất cả các bạn trẻ cảm nhận được ơn gọi nhưng còn do dự trong việc phân định ơn gọi linh mục nên xem video này. Trong nhiều thập kỷ, một số khu vực...
Tin vui lớn 2 Giáo Phận Việt Nam lúc này – Xin cầu nguyện các Tân Linh Mục Gp Bùi Chu, Gp Hải Phòng
03:39 21/03/2023 Giáo Hội Việt Nam, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo
Nay Giáo Hội VN đón những tin vui lớn, chỉ trong 2 ngày, 2 Giáo phận Bùi Chu và Hải Phòng có tin vui lớn: Truyền chức cho 21 thầy phó tế. Xin chúc...
Thông Báo về 3 Linh Mục VN vừa mất thương quá – Xin cầu nguyện cho các Cha
07:54 20/03/2023 Cáo phó, Dòng tu, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo
Kính chào quý ông bà anh chị em, sự ra đi đột ngột của cha Giuse Lê Quang Trung, cha phaolô Võ Văn Nam và cha giuse Nguyễn Tiến Mỹ. Thật là mất mát lớn cho Giáo hội Công giáo Việt Nam. Trong ba ngày liên tiếp thì ba linh mục đã được chúa gọi về từ ba giáo phận Mỹ Tho, Cần Thơ và Đà Lạt. 1. Cáo phó: Linh mục Giuse Lê Quan Trung Toà Giám Mục Mỹ Tho trân trọng báo tin: Linh mục Giuse Lê Quan Trung, Sinh ngày 10.07.1955, tại...
Không ngờ! 1 Cựu Đại Tá VN nhận định về THIÊN CHÚA GIÁO(Công Giáo) thế này. Xin Cầu Nguyện
11:31 19/03/2023 Sống Đạo, Video
1 Linh mục đi chữa bệnh Gặp bác cựu đại tá công an, Ông kể về chuyện đào tạo chính quy của Linh mục ————— Mời xem và vầu nguyện cho nhiều người nhận...
Phép lạ Thánh Giuse: Lời kể lại qua chứng nhân Đền Công Chính TGP. Sài Gòn
08:24 19/03/2023 Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
Nhân chứng được ơn Thánh Giuse, 1 câu chuyện được thuật lại: (Cộng đoàn vui lòng chờ 3 giây để video hiện thị phía dưới và bấm vào giữa video để xem ạ. Cám...
Ai ngờ 1 Phép Lạ xảy ra ở Giáo Phận Vinh về Tượng Đức Mẹ – Xin cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo VN
04:19 19/03/2023 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo
Tượng Đức Mẹ vẫn nguyên vẹn trong đống gạch đá đổ nát thật là kỳ diệu. Chúng ta thường hay nghe đâu đó truyện Đức Mẹ hiện ra ở đây đó hay phép lạ...
ĐTC Phanxicô: “Tôi sẽ không đánh đổi việc trở thành linh mục để lấy bất cứ thứ gì khác”
10:52 18/03/2023 Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, Sống Đạo
Cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà trọ Thánh Marta, do Cha Guillermo Marcó, người Argentina , cựu phát ngôn viên của Đức Bergoglio, thực hiện cho trang Infobae. Guillermo Marcó –...