Bất ngờ với sự lạ ở Chí Hòa, Sài Gòn – Phép lạ ảnh Đức Mẹ với người ngoại đạo
Vợ chồng ông Võ Hoàng hoàn toàn thất vọng khi đưa đứa con gái cưng 15 tuổi đến bác sỹ khám bệnh, được bác sỹ cho biết cô mắc bệnh ung thư thận! Bỏ...
Một trong những nhà thờ công giáo được cho là xây dựng đầu tiên tại Việt Nam là nhà thờ Hội An. Qua tìm hiểu, chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu để độc giả hiểu thêm về nhà thờ này, và đây cũng là một địa điểm thu hút du khách.
Một trong những nhà thờ công giáo được cho là xây dựng đầu tiên tại Việt Nam là nhà thờ Hội An. Qua tìm hiểu, chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu để độc giả hiểu thêm về nhà thờ này, và đây cũng là một địa điểm thu hút du khách.
Kỳ 1: Người đầu tiên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ
Đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn cho phép những người nước ngoài đến làm ăn, buôn bán chính thức tại Hội An; trong đó các nhà buôn người Nhật và Hoa Kiều chiếm đại đa số. Năm 1614, chính quyền Nhật Bản thực hiện lệnh cấm đạo nên các giáo sĩ truyền đạo bỏ đi. Họ lên đường đến thương cảng Hội An.
Dòng Tên (dòng mang tên Chúa Jesus) cử 3 tu sĩ gồm Francisco Buzoni, Diego, Carvalho (người Bồ Đào Nha), Jose và Paulo (2 người Nhật) đến Tourain (Đà Nẵng), sau đó họ vào Faifo (Hội An) truyền đạo. Đó là ngày 18/1/1615.
Khi đến Hội An cư trú nhưng việc giảng đạo ở đây lại không thuận lợi vì đa phần người Hội An lúc này là người nước ngoài, làm ăn, buôn bán nên họ không quan tâm việc nghe giảng đạo. Các nhà truyền giáo lại không biết tiếng An Nam (tiếng Việt) vì vậy họ phải đến vùng Thanh Chiêm (cách Hội An khoảng 10km) truyền đạo cho người địa phương vừa truyền đạo vừa học tiếng. Đầu tháng 4 năm 1615 họ đã rửa tội cho 10 giáo dân. Năm sau đã có hơn 300 người theo đạo. Thấy công việc trôi chảy, họ ở lại Thanh Chiêm.
Đến đây chúng ta thấy rằng những nhà truyền giáo đến Đà Nẵng theo đường biển nhưng lại đi đến Hội An cư trú và lập nhà thờ. Vì vậy có thể nói nhà thờ Hội An chính là nơi đầu tiên các giáo sĩ phương Tây đến và cư ngụ (năm 1615).
Hai năm sau (1617) giáo sĩ Francisco de Pina (người Bồ Đào Nha) đến xứ Đàng Trong (Hội An). Ông là người giỏi tiếng Nhật nên có thể truyền giáo cho những thương nhân Nhật Bản ở đây. F.Pina đến vùng Thanh Chiêm bỏ tiền ra mua đất làm nhà thờ và ông ở đó để học tiếng người địa phương. Trong tất cả những người truyền đạo thì F.Pina là người duy nhất không cần thông dịch. Ông nghiên cứu tiếng nhờ những người dân địa phương; đến năm 1622, F.Pina cơ bản hoàn tất việc chuyển hóa ngôn ngữ từ âm tiếng Việt sang chữ viết Latinh. Ông mở trường dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ trong đó có Antonio de Fontes (người Bồ Đào Nha) và Alexander de Rhodes (người Pháp).
Vào một ngày tháng 12 năm 1625, F.Pina đi nhận hàng ở Cửa Đại (Hội An), trong lúc ở trên thuyền thì một cơn gió thổi làm ông ngã xuống biển. Do mặc áo dòng lụng thụng không bơi được nên ông bị chết đuối. Cái chết của F.Pina đã làm công trình biên soạn tiếng Việt bị dang dở. Sau đó hai nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha khác là Gaspar de Amaral (1549-1646) và Antonio Barbosa (1594-1647) tiếp tục công trình của F.Pina.
Năm 1625, khi Alexxander De Rhodes bị trục xuất ở xứ Đàng Ngoài vào Hội An đến Thanh Chiêm, ông ta mới tiếp tục công trình của F.Pina rồi biên soạn thành tự điển Việt La Bồ (Việt Nam-La tinh-Bồ Đào Nha). Năm 1645, Alexxander de Rhodes chính thức bị chúa Nguyễn trục xuất khỏi xứ Đàng Trong.
Lịch sử luôn có những điều bất ngờ, các nhà truyền giáo đã làm một điều thật kỳ diệu là đã chuyển tiếng nói của người An Nam từ chổ không có chữ viết trở thành có chữ viết theo hệ Latinh. Theo các quá trình như trên thì chính Francisco de Pina mới là cha đẻ của chữ Quốc ngữ, tức tiếng Việt ngày nay. Trong khi Alexander De Rhodes chỉ là người học trò của ông, biên soạn tiếp theo dựa trên “bộ khung” mà Pina thiết kế.
Một điều “bí ẩn” nữa là giáo sĩ F.Pina chết vào tháng 12 năm 1625 nhưng không thấy tài liệu nào đề cập việc chôn cất ở đâu. Do không thấy tài liệu nào nói đưa thi hài ông đi khỏi xứ Đàng Trong nên có thể khẳng định rằng Francisco de Pina đã được chôn cất tại Hội An (Faifo). Còn vị trí nào, ở đâu thì đến nay vẫn chưa biết được.
Cũng cần nói thêm là ngoài các giáo sĩ Dòng Tên nêu trên còn có các giáo sĩ Hội Thừa Sai Paris như Lambret la Motte (1659-1679), Luy Laneun (1680-1682), Culielm Mahot (1682-1684), Francisco Perez(1684-1728), Carola Marino Lable (1697-1723), Alexandro de Alexandris (1726-1738), Juan Valere Rist (1735-1737). Trong số trên có 3 giáo sĩ đã được cải táng đưa về nhà thờ Hội An chôn cất.
Đến đây chúng ta có thể xác định được một số vấn đề sau: Nhà thờ Hội An là nhà thờ công giáo đầu tiên tại Việt Nam (Giáo xứ Hội An được thành lập năm 1615). Dinh Trấn Thanh Chiêm (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) là cái nôi tiếng Việt (năm 1617 khi F.Pina đến đây bỏ tiền ra mua đất xây nhà thờ, nghiên cứu chuyển ngữ tiếng nói người Việt ra mẫu tự Latinh). Francisco de Pina (1585-1625) mới chính là cha đẻ của tiếng Việt chứ không phải Alexander De Rhodes.
Dantri.com.vn
Bất ngờ với sự lạ ở Chí Hòa, Sài Gòn – Phép lạ ảnh Đức Mẹ với người ngoại đạo
11:12 04/07/2022 Địa Điểm, Phép lạ, Sống Đạo
Vợ chồng ông Võ Hoàng hoàn toàn thất vọng khi đưa đứa con gái cưng 15 tuổi đến bác sỹ khám bệnh, được bác sỹ cho biết cô mắc bệnh ung thư thận! Bỏ...
10:10 04/07/2022 Địa Điểm, Xã hội
Theo báo An Toàn Giao Thông đưa tin: Xác nhận với PV Báo Giao thông, lãnh đạo Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cuba – Đồng Hới xác nhận: Có 3 nạn nhân...
Lịch sử và nguồn gốc của Hồ Thánh Anna ở Canada
11:59 30/06/2022 Địa Điểm, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Lac Ste. Anne là địa điểm truyền giáo Công giáo lâu dài đầu tiên ở Alberta. Nó được thành lập bởi một linh mục giáo phận Fr. Jean-Baptiste Thibault vào năm 1842. Ông đã ban phước...
Kỳ lạ: Công nhân Brazil bắt gặp hình tượng Chúa Giêsu khi cưa đôi thân cây
11:46 25/06/2022 Địa Điểm, Sống Đạo
Một nhóm công nhân Brazil đã vô tình phát hiện hình tượng kỳ lạ rất giống Chúa Jesus trong thân cây. Sau khi chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội, nhiều cư dân...
Biến cố thật đau lòng: Một TGM ra Sắc Lệnh cấm một trường học của Dòng Tên dùng danh xưng Công Giáo
09:25 20/06/2022 Địa Điểm, Giáo Hội
Sau những cuộc thảo luận trong vài tháng qua nhằm tìm kiếm các giải pháp thay thế cho việc treo cờ Black Lives Matter và những lá cờ tự hào đồng tính bên ngoài...
Phó tế từ Lào mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối được thụ phong linh mục tại bệnh viện
10:00 17/06/2022 Địa Điểm, Giáo Hội
Phó tế Khamsan Mim Khounthichak được Giám mục Rolando Santos ở Manila truyền chức linh mục trên giường bệnh vào ngày 13 tháng 6, năm 2022 nhằm ngày lễ kính Thánh An Tôn Padua...
Tu viện các nữ tu bên cạnh tòa nhà Quốc Hội Mỹ bị “ma quỷ” phá phách
10:09 16/06/2022 Dòng tu, Địa Điểm, Giáo Hội, Thế giới
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà...
Nguy cơ của một cuộc tấn công nhắm vào Đức Giáo Hoàng ở Goma ?
10:31 13/06/2022 Địa Điểm, Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội
Sức khỏe, an ninh… Chúng ta biết gì về việc hoãn chuyến tông du Phi châu của Đức Phanxicô? Ngày thứ sáu 10 tháng 6, Văn phòng Báo chí Tòa Thánh loan báo hoãn...
Một đôi vợ chồng nhận được phép lạ sau khi đi hành hương nơi thánh Giuse hiện ra
11:31 12/06/2022 Địa Điểm, Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo
Chị Jeanne và anh Jean Bodet nhận được phép lạ nhờ cầu nguyện với thánh Giuse Đúng ngày 19/3/2021, lễ thánh Giuse, hai vợ chồng Jeanne và Jean Bodet đón bé Suzanne Joséphine chào...
Đôi nét lịch sử Trung tâm hành hương Giáo Phận Vinh: Đền Thánh Antôn Trại Gáo
12:27 12/06/2022 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Tìm Hiểu
Đền Thánh Antôn Trại Gáo – Giáo Xứ Mỹ Yên- Giáo Hạt Nhân Hòa – Giáo Phận Vinh Đôi nét lịch sử giáo họ và Đền Thánh Antôn Trại Gáo (09.06.2008) Đền Thánh Antôn...
Phép lạ Thánh Thể tại Ba Lan: Bánh Thánh Thể là mô tim của một người đang hấp hối
10:53 10/06/2022 Địa Điểm, Giáo Hội, Phép lạ
Kính thưa quý vị và anh chị em, Vào ngày 12 tháng 10 năm 2008, tại nhà thờ dành riêng cho Thánh Antôn ở Sokółka, Ba Lan, Thánh lễ lúc 8:30 sáng được cử...
Di hài chân phước Acutis được trưng bày vĩnh viễn tại Assisi
10:46 04/06/2022 Địa Điểm, Giáo Hội
Đức Tổng giám mục Domenico Sorrentino, Giám mục giáo phận Assisi bên Ý, thông báo rằng di hài chân phước Carlo Acutis được trưng bày vĩnh viễn tại Đền thánh “Cởi bỏ” ở Assisi...
Một cô gái 9x đang đi bộ hơn 6400km đến Jerusalem để kịp mừng Chúa Giáng Sinh, cầu hòa bình
10:02 02/06/2022 Địa Điểm, Giáo Hội, Sống Đạo
Một phụ nữ 29 tuổi đến từ Tây Ban Nha đang đi bộ 4.000 dặm khắp Âu Châu trong chuyến hành hương đến Giêrusalem. Carlota Valenzuela bắt đầu cuộc hành trình vào tháng Giêng...
Vụ thảm sát Texas: TGM khóc trong tang lễ 2 vợ chồng chết do đột quỵ vì con là nạn nhân
10:00 02/06/2022 Địa Điểm, Thế giới
Đau lòng sau khi mất người vợ Irma Garcia trong vụ nổ súng ở trường tiểu học Robb, Joe Garcia, 50 tuổi, đã chết vì một cơn đau tim vào thứ Năm, ngày 26...
Phép lạ ngoạn mục tại Đền thánh Đức Mẹ Knock, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm
09:57 25/05/2022 Địa Điểm, Đức Giáo Hoàng, Phép lạ
Hôm Chúa Nhật 1.9.2019, Đức Tổng Giám Mục Michael Neary của Tổng Giáo Phận Tuam long trọng tuyên bố trước cộng đoàn các tín hữu đứng chật Đền Thánh Đức Mẹ thành Knock, nước...