“Ngoại tình” – Ai đang có gia đình đừng bỏ qua bài viết này(Bài giảng Lm Vũ Thế Toàn)
Có những lần tôi đã nghe các anh nói với tôi điều này, thưa Cha con chỉ nói với Cha điều này 1 người đàn ông như con phải làm hẹn gặp cha là...
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi: Tại sao bỏ chữ “Amen” cuối Kinh “Lạy Cha” trong Thánh lễ? (không có trong sách lễ nhỏ). Theo con hiểu chữ “Amen” có nghĩa là “Tôi tin như vậy, xin được như vậy”. Con đã đi đến chỗ tin rằng các lời cầu nguyện bổ sung đã được thêm vào Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, nơi mà chữ Amen không được đọc, bây giờ đã làm cho các tín hữu cũng bỏ chữ Amen, khi chúng con lần chuỗi Mân Côi hoặc chuỗi Lòng Thương Xót Chúa với nhóm cầu nguyện của chúng con – hoặc bất cứ lúc nào chúng con đọc Kinh Lạy Cha trong một nhóm.
Con cũng đã nhận thấy điều này ở nghi thức Phụng vụ Rước lễ, trong đó chỉ đọc Kinh Lạy Cha – chữ Amen được bỏ qua – và trên đài phát thanh Công Giáo trong khu vực của con. Thưa cha, con tin chắc rằng chúng ta đang làm một cái gì đó sai lầm nghiêm trọng. – M. W., Forest Grove, Oregon, Mỹ.
Đáp: Độc giả chúng tôi đã có nhận xét rất thú vị, và minh họa một thí dụ về một hậu quả không lường trước được của cải cách phụng vụ của Công đồng chung Vatican II.
Trước cuộc cải cách, kinh Lạy Cha đọc trong Thánh lễ bao gồm chữ “Amen”, một thuật ngữ có thể được tạm dịch “xin được như vậy”. Trong Lễ trọng, linh mục có thể một mình hát Kinh Lạy Cha; trong Thánh lễ thường, ngài sẽ đọc Kinh Lạy Cha với người giúp lễ, nhưng chỉ một mình linh mục đọc nhỏ chữ Amen.
Năm 1958, huấn thị “De Musica Sacra” đã đặt ra các quy tắc cho sự tham gia trực tiếp của các tín hữu, trong đó cho phép cộng đoàn đọc hay hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng Latinh, và tất cả đọc chữ “Amen” ở cuối kinh.
Cuộc cải cách phụng vụ sắp xếp lại các nghi thức Hiệp lễ, và điều này dẫn đến việc không bỏ chữ Amen, nhưng hoãn nó vào cuối đoạn tiếp theo của Kinh Lạy Cha.
Một thay đổi đáng kể là một phiên bản rút gọn của kinh khẩn xin (embolism, kinh đọc sau Kinh Lạy Cha): “Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ…”, đây là kinh trước đây được linh mục đọc thầm khi ngài bẻ bánh, bây giờ được đọc lớn tiếng, lấy tín hiệu từ câu cuối của Kinh Lạy Cha.
Vào cuối lời nguyện này, thay vì đọc “Amen”, tín hữu tung hô: “Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời”.
Lời tung hô này là một bổ sung mới vào các nghi thức Hiệp lễ, và có lẽ đã được thêm vào vì lý do đại kết. Cụm từ này, mặc dù không có trong bản văn Tin Mừng, đã được xem theo truyền thống như một câu cuối của Kinh Lạy Cha trong các truyền thống Đông Phương và Tin Lành. Trong một số nghi lễ, mọi người đọc câu này, trong khi trong một số nghi lễ khác, chẳng hạn nghi lễ Byzantine, chỉ vị linh mục đọc câu này sau khi ca đoàn kết thúc Kinh Lạy Cha.
Sau lời tung hô này, chúng ta thấy lời cầu cho bình an. Trước đây, kinh này được linh mục đọc riêng sau kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa, Agnus Dei” và trước lời chúc bình an, vốn được trao đổi lời chúc trong các Lễ trọng, và giữa các giáo sĩ mà thôi. Bây giờ, nó được đọc lớn tiếng bởi linh mục, và được thay đổi từ số ít qua số nhiều (không còn “xin đừng chấp tội của con”, nhưng “xin đừng chấp tội chúng con”).
Cuối cùng, sau kinh này, mọi người mới thưa Amen (sau câu “Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời” do linh mục đọc), vốn theo một cách nào đó kết thúc Kinh Lạy Cha và các lời nguyện tiếp đó. Từ một quan điểm phụng vụ chặt chẽ, việc lùi đọc chữ “Amen” này tuân theo một logic nhất định. Không chắc rằng các vị soạn ra nghi thức hoàn toàn nắm bắt được năng lực của sự thay đổi này, trong việc hình thành các thói quen cầu nguyện của các tín hữu theo thời gian.
Như độc giả trên nêu ra, nhiều người Công Giáo sống đạo thường bỏ qua chữ “Amen” cuối cùng trong Kinh Lạy Cha, và điều này có thể được gán cho sự thực hành phụng vụ mới.
Việc chữ “Amen” là thành phần của Kinh Lạy Cha trong các bối cảnh phi phụng vụ được chứng tỏ, chẳng hạn, bằng cách nó được đưa vào trong các kinh chung được tìm thấy trong Sách Toát yếu Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Vì văn bản phụng vụ có thể thay đổi, giải pháp duy nhất là chúng ta phải chú ý khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha khi lần chuỗi Mân Côi, và các trường hợp tương tự, và tạo nên thói quen đọc chữ “Amen.”
Truyền thông Công Giáo, đặc biệt là đài phát thanh, có thể có một tác động tích cực trong nỗ lực này, và cần được khuyến khích một cách lịch sự để sửa bất kỳ sơ suất nào, vốn đã giảm sút do thói quen.
“Ngoại tình” – Ai đang có gia đình đừng bỏ qua bài viết này(Bài giảng Lm Vũ Thế Toàn)
10:02 23/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Có những lần tôi đã nghe các anh nói với tôi điều này, thưa Cha con chỉ nói với Cha điều này 1 người đàn ông như con phải làm hẹn gặp cha là...
Thủ môn Văn Toản – U23 VN là người Công giáo thuộc Giáo xứ Hữu Quan, Giáo phận Hải Phòng
10:27 23/05/2022 Giáo Xứ - Giáo Phận, Tìm Hiểu
Thủ thành Văn Toản – tên thật là Phaolo Nguyễn Văn Toản, sinh ngày 26-11-1999, thuộc Giáo xứ Hữu Quan, Giáo phận Hải Phòng. Toản là người có đời sống đạo tốt tại Giáo...
Phẫu thuật thẩm mỹ là tội nặng – xét theo thần học luân lý Công giáo
10:00 22/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Người Kitô hữu với lương tâm trưởng thành, trong biện phân luân lý, cần hiểu biết các khía cạnh của vấn đề hơn là nói ngay việc này có tội hay không có tội....
Mẹ của Đức Gioan-Phaolô II chọn sự sống sau khi bác sĩ khuyên bà nên phá thai
10:00 21/05/2022 Đức Giáo Hoàng, Tìm Hiểu
Hơn một trăm năm trước, ngày 18 tháng 5 bà Emilia Wojtyla đã sinh Karol, đứa con thứ nhì sau kỳ mang thai khó khăn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đứa trẻ...
Vị thánh của những giấc mơ: Don Bosco – chống lại ma quỷ bằng lời nguyện với Đức Maria
10:02 20/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Hỡi Đức Maria, “Mẹ oai hùng như đạo quân trong cuộc chiến chống lại ma quỷ”. Sự thánh thiện của Don Bosco đã nhiều lần bị nghi ngờ bởi cuộc sống hoạt động liên...
Hỏi đáp: Có được phép mang thai hộ người khác không?
10:50 19/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Hỏi: xin cha giải thích thắc mắc dưới đây : Phụ nữ Công giáo có được phép mang thai hộ và sinh con cho người khác không ? Trả lời: Để giải quyết vấn...
Bộ Giáo lý Đức tin lên tiếng về việc đọc sai công thức khi Rửa tội: Không thành, phải Rửa tội lại
10:00 19/05/2022 Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Không thành sự khi cử hành Bí tích Rửa tội với nghi thức đã được sửa đổi cách tùy tiện và những ai đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội như thế phải được...
Lý do thầy Martinô Trần Minh Điệp bị Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thuỷ sa thải ?
08:02 18/05/2022 Giáo Hội, Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Mới đây, trên trang Hội dòng Xitô Thánh Giá có đăng thông báo về việc Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thuỷ Sa thải thầy Martinô Trần Minh Điệp(Martin Tran). Nội dung thông báo...
Mười lời của Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng nhắn gửi các ca đoàn
10:52 17/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
MƯỜI LỜI CỦA ĐỨC TỔNG GIUSE NGUYỄN NĂNG NHẮN GỬI CÁC CA ĐOÀN (Trong Ngày Hội Thánh Nhạc 14/5/2022 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn) 1. MỤC VỤ THÁNH NHẠC...
Câu hỏi đa nghi của 1 bạn trẻ liên quan về việc đọc Lời Chúa trong Thánh lễ ?
10:46 17/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Một bạn trẻ đã đến gặp tôi và hỏi: Thưa Cha, tại sao người Công giáo không đọc các chương và câu khi họ đọc Lời Chúa trong Thánh lễ? Sau đó cậu ta...
Bí mật về chiếc thang ông Giacop và ADN ở người
10:02 17/05/2022 Địa Điểm, Giáo Hội, Thế giới, Tìm Hiểu
Chúa Giêsu có một chiếc thang AND riêng, khác chúng ta chỉ 0,4 %, cũng như AND chúng ta khác mọi người trong 0,4 % đó, còn 99,6% AND của Chúa Giesu là giống chúng ta.
Cụ bà 62 tuổi côi cút bị tai biến được Rửa tội sau gần 2 năm tìm hiểu về Chúa
10:00 17/05/2022 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Bù…i, Bù…i, Bù…i ! Đó là những tiếng mà bà Chu Thị Hồi, 62 tuổi đã phải rất cố gắng mới phát ra được và người buôn đồ cổ cũng phải thật sự lắng...
15 Kinh nguyện được Chúa mặc khải cho Thánh nữ Brigitta
10:02 15/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Chúa Mặc Khải 15 Kinh Nguyện Cho Thánh Nữ Brigitta tại Nhà Thờ Thánh PhaoLô ở Rôma. Phát hành dưới phê chuẩn sắc chỉ ngày 18 tháng 11 năm 1966, ở Acta of Apostolicae...
Khám phá Linh địa Công giáo trên núi Xuân Vân do dòng Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ xây dựng
10:00 15/05/2022 Địa Điểm, Tìm Hiểu
Núi Xuân Vân (Quy Nhơn, Bình Định) cao 242m so với mực nước biển, lối lên núi là những bậc thang xây bằng đá và xi măng (do Giáo xứ Phanxico Quy Hòa dòng...
Những thánh tích của thánh Giuse được lưu giữ đến tận ngày nay: Nhẫn, thắt lưng, gậy,…
10:22 14/05/2022 Tìm Hiểu
Thánh Giuse là người rất ít được nói trong Kinh Thánh. Phúc âm của thánh Matthêu chỉ ghi vắn tắt thánh Giuse là “người công chính” (Mt 18, 19). Người ta không biết sau...