Tắt Quảng Cáo [X]

Đức Thánh cha giải thích tại sao không truyền chức thánh cho phụ nữ

10:48 29/11/2022
hoc du

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Ban biên tập Tạp chí “America” của dòng Tên ở Mỹ, phổ biến hôm 28 tháng Mười Một vừa qua, Đức Thánh cha Phanxicô đã giải thích tại sao không truyền chức thánh cho phụ nữ.
His Holiness Pope Francis: Why the only future worth building includes everyone | TED Talk
Trả lời câu hỏi của ký giả: “Ngài nói gì với một phụ nữ đang phục vụ trong đời sống Giáo hội, nhưng họ cảm thấy được kêu gọi trở thành linh mục?”, Đức Thánh cha đáp:

“Đây là một vấn đề có bản chất thần học. Tôi nghĩ rằng chúng ta cắt xén yếu tính của Giáo hội, nếu chúng ta chỉ xét con đường chiều kích thừa tác vụ trong đời sống Giáo hội. Con đường không phải chỉ có chiều kích thừa tác vụ thánh chức. Giáo hội là phụ nữ. Giáo hội là một hiền thê. Chúng ta đã không khai triển một nền thần học phụ nữ suy tư về điều đó. Chúng ta có thể nói chiều kích thừa tác vụ là chiều kích của Giáo hội Phêrô. Nguyên lý Phêrô là nguyên lý thừa tác vụ. Nhưng có một nguyên lý khác còn quan trọng hơn nữa mà chúng ta không nói, và đó là nguyên lý Maria là nguyên lý nữ trong Giáo hội, phụ nữ trong Giáo hội, trong đó Giáo hội thấy mình được phản ảnh vì là phụ nữ và là hiền thê. Một Giáo hội chỉ có nguyên lý Phêrô sẽ là một Giáo hội mà người ta thu hẹp vào chiều kích thừa tác vụ, và không có gì hơn nữa. Trái lại, Giáo hội rộng lớn hơn là một thừa tác vụ. Giáo hội là hiền thê, vì thế phẩm giá phụ nữ được phản ánh trong con đường này. Và có một con đường thứ ba là con đường hành chánh, con đường Giáo hội. Chúng ta có thể nói là có đặc tính Maria, không phải là con đường thần học, nhưng là một hành chánh bình thường. Trong lãnh vực này, tôi nghĩ chúng ta phải dành chỗ nhiều hơn cho phụ nữ”.

Chính với xác tín trên đây, Đức Thánh cha đang bổ nhiệm nhiều phụ nữ vào các vị trí quản trị hành chánh của Giáo hội, như trong Hội đồng Kinh tế của Tòa Thánh…
______________

Trong Tân Ước có nữ phó tế không? Nếu có, sứ vụ của họ có giống nam phó tế không? vv. Những câu hỏi về “nữ phó tế” là một câu chuyện dài qua các cuộc nghiên cứu học hỏi trước đây và được tiếp nối với Ủy ban mới do Đức Thánh Cha thành lập.
Trong Tuần Thánh vừa kết thúc giữa đại dịch Covid-19, ngoài tin tức về các hoạt động của ĐTC, có hai tin đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận là: ĐHY George Pell được tòa án tối cao Australia tha bổng và xóa bỏ mọi cáo buộc, sau 405 ngày bị cầm tù bất công. Thứ hai là tin ĐTC thiết lập Ủy ban mới để nghiên cứu về các nữ phó tế trong thời Giáo Hội sơ khai.

 Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh

Trong thông cáo công bố hôm thứ tư Tuần Thánh 8-4-2020, Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết trong một buổi tiếp kiến mới đây dành cho ĐHY Francisco Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, ĐTC Phanxicô đã thiết lập Ủy ban mới nghiên cứu về phó tế phụ nữ. Ngài bổ nhiệm ĐHY Giuseppe Petrocchi, TGM giáo phận L’Aquila, trung Italia, làm chủ tịch Ủy ban mới, và LM Denis Dupont-Fauville, thuộc bộ giáo lý đức tin làm thư ký ủy ban mới gồm 10 thành viên thuộc 8 nước khác nhau, trong đó có 5 nam giáo sư và 5 nữ giáo sư.

Bắt đầu cách đây 4 năm

Chuyện dài nữ phó tế bắt đầu cách đây 4 năm: chính thức từ ngày 12-5 năm 2016, trong cuộc gặp gỡ và đối thoại với các tham dự viên khóa họp toàn thể của các nữ Bề trên Tổng quyền, ĐTC đã bày tỏ ý định thành lập một Ủy ban chính thức để có thể nghiên cứu về chức phó tế phụ nữ, nhất là trong thời kỳ đầu của Giáo Hội.

3 tháng sau đó, ngày 2-8 cùng năm 2016, Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: sau khi suy nghĩ và cầu nguyện chín chắn, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Luis Francisco Ladaria Ferrer, dòng Tên, Tổng thư ký Bộ giáo lý đức tin, làm chủ tịch Ủy ban này, đồng thời chỉ định 12 thành viên trong đó có 6 nữ thần học gia là nữ tu và giáo sư. Phần còn lại là 6 LM giáo sư.

 Phỏng vấn ĐTC

Gần 3 năm sau đó, trong cuộc họp báo chiều tối ngày 7-5-2010, trên máy bay từ thành Skopje, thủ đô Bắc Macedonia, về Roma, ĐTC đã trả lời câu hỏi do 1 ký giả nêu lên: ĐTC có thể cho chúng con biết ngài đã học được điều gì từ ủy ban nghiên cứu về sứ vụ của phụ nữ trong những năm đầu của Giáo Hội và ĐTC có đưa ra quyết định nào không?

ĐTC đáp: ”Một Ủy ban được thành lập và đã làm việc trong gần 2 năm. Họ rất khác biệt, thuộc các xu hướng khác nhau, tất cả nghĩ khác nhau; nhưng họ đã làm việc với nhau và đồng ý với nhau về một điểm nào đó. Nhưng rồi mỗi người có cái nhìn riêng, không hòa hợp với quan điểm của những người khác, và họ dừng lại ở đó như một ủy ban, và mỗi người đang nghiên cứu thêm. Về chức phó tế phụ nữ: có một cách thức quan niệm không giống như chức phó tế của nam giới. Ví dụ, theo Ủy ban, những công thức truyền chức phó tế phụ nữ người ta tìm được cho đến nay không giống như cách thức truyền chức phó tế cho nam giới, và đúng hơn nó giống như lễ chúc phong nữ viện mẫu của một đan viện giống ngày nay. Đó là kết quả nghiên cứu của một vài thành viên của Ủy ban. Một số thành viên khác thì nói không phải như vậy, họ nói dó là công thức truyền chức phó tế.. Và họ tranh luận với nhau nhưng không rõ. Có những nữ phó tế ban đầu, nhưng đó có phải là bí tích truyền chức hay không? Và điều người ta tranh luận không rõ. Họ nói: Đúng vậy, các nữ phó tế giúp trong phụng vụ, rửa tội: vì việc rửa tội ngày xưa bằng cách dìm mình trong nước, khi một phụ nữ chịu phép rửa tội, thì các nữ phó tế giúp đỡ họ, và cả trong việc xức dầu trên cơ thể phụ nữ tân tòng.. Và cũng có văn kiện nói rằng các nữ phó tế được Đức GM gọi đến để trợ giúp ngài khi có những cãi lộn trong hôn nhân, để tiến tới việc tháo hôn phối, hoặc ly dị hay là ly thân. Khi một bà vợ cáo buộc chồng đã đánh đập mình, thì các nữ phó tế được ĐGM phái tới để kiểm chứng cơ thể của bà vợ ấy xem có những vết bầm tím hay không, và họ cứu xét những điều đó để phân xử. Đó là những điều tôi nhớ được. Nhưng điều cơ bản là không có sự chắc chắn theo đó việc truyền chức cho phụ nữ có hình thức và mục đích giống như truyền chức cho nam phó tế. Một số người nói: có sự nghi ngờ về điều đó, nhưng chúng ta tiếp tục nghiên cứu. Tôi không sợ nghiên cứu, nhưng cho đến mức độ hiện nay thì việc nghiên cứu đó không có kết quả. Một điều lạ là tại những miền có các nữ phó tế, hầu như luôn luôn là cùng một miền địa lý, nhất là Siria, và tại các miền khác thì không có gì cả. Đó là tất cả những điều tôi đã nhận được từ ủy ban nghiên cứu. Mỗi người tiếp tục nghiên cứu và họ đã làm một công việc tốt vì đạt tới một điểm chung tới mức nào đó, và điều này có thể giúp tạo nên một cái đà để tiến bưởc, nghiên cứu để mang lại một câu trả lời chung kết: có chức phó tế phụ nữ hay không, như một bí tích?

Phản ứng từ Âu Mỹ

Việc ĐTC tuyên bố thành lập một Ủy ban mới để nghiên cứu về phó tế phụ nữ được các cơ quan truyền thông ở Đức và Mỹ đặc biệt chú ý, vì đó là những vùng có nhiều yêu cầu Giáo Hội truyền chức Phó tế cho phụ nữ và trong Công nghị đang tiến hành của Giáo Hội Công Giáo ở Đức có nhiều người, kể cả các GM, muốn đi xa hơn nữa và ủng hộ cả việc truyền chức LM cho phụ nữ, mặc dù ĐTC Phanxicô đã tuyên bố ĐGH Gioan Phaolô 2 đã tuyên bố chung kết về vấn đề này. Trong thời gian qua, có những nữ bề trên hoặc viện mẫu của các đan viện lên tiếng kêu gọi Tòa Thánh cho phép truyền chức thánh cho nữ giới, đứng trước tình trạng những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên do các nam giáo sĩ gây ra.

Ủy ban thần học quốc tế

Cũng nên nhắc lại rằng cách đây 17 năm, tức là vào năm 2003, dưới thời ĐGH Biển Đức 16, Ủy ban thần học quốc tế, gồm 30 chuyên gia tên tuổi, đã nghiên cứu và công bố văn kiện tựa đề ”Chức phó tế. Tiến hóa và các viễn tượng”, qua đó Ủy ban đi tới kết luận rằng không có những bằng chứng về việc chức phó tế phụ nữ trong Giáo Hội sơ khai là một chức thánh và một bí tích như trường hợp các phó tế nam giới, nhưng các phụ nữ ấy giữ các vai trò như ĐTC Phanxicô đã nhắc đến trong cuộc họp báo hôm 7-5 năm vừa qua (2019), tức là họ giúp kiểm chức về phụ nữ, xức dầu cho các phụ nữ rửa tội theo nghi thức dìm mình, v.v.

Nay dư luận lại chờ đợi kết quả nghiên cứu của Ủy ban mới.
_____________
Tiến trình của Thương Hội Đồng và vấn đề truyền chức Phó tế cho Nữ giới.

Ngày 20 tháng 6 năm 2023, Tòa Thánh đã công bố Bộ Tài liệu làm việc của Thượng hội đồng về tính đồng nghị. Tài liệu được Đức Hồng Y Mario Grech, tổng thư ký của Tổng Thư ký Thượng Hội đồng, mô tả là “thành quả của nhiều học hỏi của nhiều Giáo hội địa phương, một hành trình mà tất cả chúng ta đã học hỏi bằng cách cùng nhau bước đi và tự vấn về ý nghĩa của kinh nghiệm này”, nó sẽ hướng dẫn cuộc họp đầu tiên trong hai cuộc họp thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2023. Tài liệu làm việc, và toàn bộ tiến trình của Thượng hội đồng cho đến nay, nói gì về phụ nữ trong Giáo hội và khả năng phụ nữ được phong chức phó tế?

Thừa tác vụ phó tế và tính đồng nghị

Trong thời Trung cổ, chức phó tế ngày càng trở thành nghi lễ, và đến thế kỷ 12, chức phó tế chủ yếu là một bước trên con đường dẫn đến chức linh mục. Nó trùng hợp, các công việc từ thiện của Giáo hội đã giảm dần, ngay cả khi nhu cầu bác ái từ thiện tăng lên.

Với các mức độ khác nhau về hình thức, nhiều người nam nữ đã đáp ứng những nhu cầu này, với tư cách là người lãnh đạo, tu sĩ, ẩn sĩ, tập sinh, sinh viên đại học và học sinh… Các thế kỷ tiếp theo đó đã nhận được nhiều phản hồi hơn, nhưng những lời kêu gọi khôi phục chức phó tế như một ơn gọi lâu dài đã không nhận được sự ủng hộ tại Công đồng Trentino. Trong khi đó, sự đổi mới của đời sống tu sĩ hoạt động (trái ngược với đời đan tu) bắt đầu phát triển. Các tu sĩ nam nữ đảm trách các công việc bác ái mà các thừa tác vụ phó tế thường gánh vác, lời Chúa và bác ái, đặc biệt lo cho những người bên lề xã hội.

Ngày nay, rất ít người trong số 1,3 tỷ người Công Giáo trên thế giới biết tới “tính đồng nghị” nghĩa là gì. Tuy nhiên, việc thành lập các dòng tu và tu hội tông đồ có thể đưa ra lời giải thích rõ ràng nhất về “tính đồng nghị”. Để đáp ứng nhu cầu mục vụ của Giáo hội, người sáng lập đã triệu tập một nhóm nhỏ nam hoặc nữ để nghiên cứu các nhu cầu địa phương của cư dân trong khu vực, chẳng hạn như giáo dục, giáo lý, nhu cầu xã hội, hoặc tất cả những điều này… Họ đã cầu nguyện, thảo luận và biện phân cách tốt nhất để sống sứ điệp Tin Mừng vào thời gian và không gian của họ.

Đó chính là tiến trình mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi toàn thể Giáo hội bắt đầu vào ngày 17 tháng 10 năm 2021. Đến tháng 8 năm 2022, 112 (trong số 114 đề mục) hội đồng giám mục các quốc gia đã gửi thành quả của các cuộc thảo luận công nghị về Rôma. Vào cuối tháng 9, một nhóm đa ngôn ngữ gồm 26 thành viên đã xem xét những vấn đề này cùng với các báo cáo từ các văn phòng, USG và UISG (tổ chức của các bề trên thượng cấp của các dòng tu và tu hội nam nữ), tham khảo ý kiến của các hiệp hội giáo dân do Bộ phụ trách tập hợp. Giáo dân và “Thượng hội đồng kỹ thuật số” để đúc kết tập Tài liệu trong Giai đoạn Lục địa. Được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha vào cuối tháng 10 năm 2022, Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa đã tổng hợp những câu trả lời của bảy hội đồng châu lục trong bộ “Tài Liệu Làm việc” (Instrumentum Laboris).

Công trình công phu này đã trình làng những gì? Ngay từ đầu, rõ ràng là dân Chúa coi chủ nghĩa giáo quyền là một trở ngại lớn cho sự hiệp hành, truyền giáo và tham gia vào đời sống và công việc của Giáo hội. Các báo cáo của các giáo phận, khu vực, quốc gia và lục địa đề cập đến chủ nghĩa giáo quyền dưới hình thức này hay hình thức khác, thường trích dẫn tai họa lạm dụng tình dục của giáo sĩ và phản ứng không thỏa đáng của giáo hội ở tất cả các cấp như một lý do gây ra sự chán nản và hoài nghi nói chung trong tiến trình công nghị và cho chính Giáo hội.

Các chủ đề khác bao gồm tính minh bạch trong tất cả các vấn đề của Giáo hội, việc đào tạo hàng giáo phẩm và mục vụ giáo dân. Việc đưa phụ nữ vào các cấp lãnh đạo của Giáo hội, đặc biệt là những người cần được phong chức, đã và đang là một điểm thảo luận. Đáp lại, Tài liệu cho Giai đoạn Lục địa đã đề cập đến phụ nữ trong chức phó tế, nhưng không đề cập đến việc phong chức linh mục cho nữ giới.

Bạn có thể quan tâm

Đức tin của Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Công ty sản xuất phim Condor Pictures Production sẽ chiếu phim “Món quà từ Chúa” (A Gift from God) trong Liên hoan phim Cannes tháng 5 năm nay, cuốn phim do bà Liana Marabini viết kịch bản và đạo diễn nói về một khía cạnh gần như chưa được biết đến của Michael Jackson liên quan đến đức tin của ông. Ông là một người ngưỡng mộ Đức Gioan Phaolô II. Phim kể lại bảy năm trong đời của vua nhạc Pop từ 1982 đến 1989: thời đại của Thriller, Billie Jean, Bad và những bản nhạc thành công khác.

lên đầu trang