Tắt Quảng Cáo [X]

Một Linh mục lên tiếng vụ tiêu hủy 15 chú chó ở cà mau “Người Công giáo phải biết điều này”

04:42 12/10/2021
hoc du

Đây là tấm hình được khá nhiều người, trong đó có cả người Công Giáo đưa lên mạng sau sự kiện nhà cầm quyền Cà Mau giết hại chó và mèo của người dân hồi hương từ thành phố HCM.

Đây là tấm hình được khá nhiều người, trong đó có cả người Công Giáo đưa lên mạng sau sự kiện nhà cầm quyền Cà Mau giết hại chó và mèo của người dân hồi hương từ thành phố HCM.

Một Linh mục lên tiếng vụ tiêu hủy 15 chú chó ở cà mau "Người Công giáo phải biết điều này"
Một Linh mục lên tiếng vụ tiêu hủy 15 chú chó ở cà mau “Người Công giáo phải biết điều này”

Thật đáng buồn nếu người Công Giáo lại phổ biến tấm hình này với lòng thương cảm các con vật cho nó đang ở trên Thiên đàng. Sai Giáo lý đức tin Công Giáo nặng nề. Các con vật Chúa tạo dựng nên không có linh hồn như con người, chết là hết cho nên chúng chết đi thì không có chuyện chúng vào Thiên Đàng.

Con người được quyền ăn thịt các súc vật hay mọi muông thú. Yêu chó, yêu các thú cưng, bảo vệ chúng, nhất là các động vật có nguy cơ tuyệt chủng là đúng, là tốt nhưng đừng nâng chúng lên bằng con người.
Con người là trên tất cả mọi loài thụ tạo Chúa dựng nên. Chỉ duy nhất con người mới được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh ngài và được cứu độ trở thành con Thiên Chúa. Anh chị em Công Giáo phải thông hiểu điều này.

Loài chó trong Kinh Thánh

Loài chó trong Kinh Thánh
Loài chó trong Kinh Thánh

Ai cũng yêu thương chó hết phải không? Chó – hay là celeb trong tiếng Hípri – là những người bạn thân thiết nhất của con người. Người ta đưa chúng vào nhà, đi dạo với chúng, nuôi nấng, tắm rửa và … tha thứ khi chúng hỗn hào. Nhưng trong thế giới Israel thời cổ, người ta có cái nhìn hoàn toàn khác về loài chó.
Có khoảng 400 giống chó ngày nay, tất cả đều có cùng một tổ tiên là loài chó sói cổ. Chó được thuần hóa có lẽ cách đây 12.000 năm. Vì chó là loài duy nhất có khả năng sủa nên rất hữu ích cho việc săn bắn và chăn giữ vật nuôi. Chó trong Kinh Thánh được sử dụng cho những mục đích này (Is 56,11; G 30,1).
Có bằng chứng trong Kinh Thánh cho thấy rằng bạo lực thể lý đối với chó là chấp nhận được (1 Sm 17,43; Cn 26,17). So sánh một người với chó hoặc gọi một người là chó hàm ý người ấy ở một địa vị rất thấp (2 V 8,13; Xh 22,31; Đnl 23,18; 2 Sm 3,8; Cn 26,11; Gv 9,4; 2 Sm 9,8; 1 Sm 24,14). Trong Tân Ước, gọi một người là chó thì có nghĩa người ấy bị xem như rất xấu xa (Pl 3,2; Kh 22,15).
Nhiều học giả giả thiết rằng tình cảm tiêu cực đối với chó trong vùng Cận Đông cổ xưa là bởi vì vào thời ấy chó thường đi rông khó kiểm soát và sống bầy đàn. Trong Kinh Thánh, chó có hành vi tấn công để ăn thịt, và ăn cả xác chết (1 V 14,11; 16,4; 21,19, 23-24; 22,38; 2 V 9,10.36; 1 V 21,23).
Các bằng chứng khảo cổ, như các tượng nhỏ, hình vẽ và ngay cả vòng đeo cổ, cho thấy láng giềng của dân Israel đã giữ chó như vật nuôi trong nhà, nhưng từ các di tích xương được tìm thấy ở phương Đông, việc thuần hóa chó đã không xảy ra mãi cho đến thời Ba Tư và Hy Lạp ở đất nước Israel.
Chó trong tiếng Hípri là celeb, và từ đó phát xuất ra tên gọi Caleb. Vì người Israel cổ có cái nhìn tiêu cực về chó nên rất ngạc nhiên khi một trong những điệp viên lừng danh nhất của dân Do Thái mang tên này. Khi người Israel chuẩn bị vào đất Canaan, ông Môisê cho gọi kỳ mục của mỗi bộ tộc đi trước và do thám miền đất. Caleb là đại diện của chi tộc Giuđa. Khi các điệp viên này trở về, họ báo cáo rằng miền đất vượt quá sự mong đợi thế nhưng dân chúng sống ở đấy khá hùng mạnh. Người Israel không muốn đi và đối đầu với dân xứ Canaan, nhưng Caleb thúc giục họ cứ tiến lên. Sau khi được ông Môisê, Aaron và Giosuê khuyên nhủ, dân chúng mềm lòng. Caleb được tưởng thưởng vì lòng tin của mình: Giôsuê đã ban cho ông miền Hebron làm gia nghiệp (Ds 14,24; Gs 14,14).

Joseph Le/CONGGIAO.VN

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang