Tắt Quảng Cáo [X]

Linh mục VN lên tiếng về Giám mục bái lạy tượng phật?

12:53 17/05/2024
hoc du
Kính thưa Cộng đoàn, Ngày Hôm Qua xôn xao trên mạng xã hội những hình ảnh về Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng cùng các linh mục thực hiện nghi thức tắm Phật, và thấp nhang bái lạy tượng Phật trong một lần Chúc mừng lễ phật đản tại chùa tỉnh hội Phật ân.

Rất nhiều ý kiến trái chiều về việc này, có người đồng tình cho rằng đây chỉ là hành động Thể hiện sự tôn trọng tôn giáo bạn, Nhưng cũng có nhiều người phản đối cho rằng với một cương vị là lãnh đạo tôn giáo thì làm như vậy sẽ gây cớ cho người khác vấp phạm. Theo cha Quý hiện đang là cha giáo giảng về Kinh thánh tại Đại chủng viện có nói rằng:

— — — —
Tìm hiểu thêm:

Người Công Giáo có thể cử hành nghi thức tắm Phật không?

 

Trước xin trả lời câu: Người tín hữu Công giáo có thể đi Chùa không? Thưa có, nhưng cần chú ý:

• Không tham gia các nghi lễ thờ phượng của đạo Phật

Điều này bao gồm các vái nhang, quyên hương, dâng lễ vật… Đây là những cử chỉ có thể hiện niềm tin và sự tôn thờ của người theo đạo Phật. Do đó, người Công giáo không thể tham gia vì có thể gây hiểu biết phức tạp hoặc gây tổn hại đến đức tin tôn giáo của mình.

• Có thể cúi đầu trước tượng Phật như một cách hỏi

Hành động này có thể thể hiện sự tôn trọng với một vị thánh nhân. Nhưng không có nghĩa là người sùng bái hay cầu khấn Đức Phật.

Việc làm người đạo Chúa cưỡi đầu trước Đức Phật không có gì sai trái. Đây là một hành động có thể hiện sự quan trọng đối với một vị thầy đã mang đến cho nhân loại sự tốt đẹp. Đức Phật là một người đại diện cho trí tuệ, từ bi và lòng nhân ái. Việc làm trước Đức Phật để có thể thực hiện ngưỡng mộ và học hỏi những giá trị tốt đẹp mà Ngài đã truyền dạy.

Hơn nữa, việc lạ Phật (cúi mình) cũng có thể được coi là một cách để tín đồ đạo Chúa mở rộng tầm nhìn của mình, tiếp tục thu những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo giáo khác. Đây là một hành động đáng hoan chiến, thể hiện tinh thần khoan dung, hòa hợp giữa các tôn giáo.

Thiên Chúa luôn yêu thương vô điều kiện với nhân loại. Ngài không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hay bất kỳ đặc điểm nào khác của con người. Vì vậy, việc người Công giáo lạ Phật sẽ không tạo ra Thiên Chúa ghét bỏ hay trừng phạt họ. Ngược lại, Thiên Chúa sẽ vui mừng khi thấy con cái của mình biết tôn giáo những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo khác.

Vậy bạn hỏi tắm Phật có được không?

Theo sách nhà Phật: Tắm Phật là nghi thức tiền nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục tiêu kỷ niệm Phật đản sanh còn mang ý nghĩa sâu sắc về tẩy rửa trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.

Lễ tắm Phật hàm chứa một ý nghĩa vô cùng cao siêu. Pháp thân thanh tịnh, Phật tánh luôn tiềm ẩn trong mỗi người, thế nhưng vì phiền não, tham sân si mà đã che chắn cho Phật tánh không được lộ ra. Mong muốn Phật tánh, chúng ta phải mượn nước thơm để tẩy rửa bụi trần.

Lễ tắm Phật cũng là một hành động để mỗi người liên tưởng tới việc làm rửa thân tâm của bản thân mình nhằm tìm lại sự thanh sạch bạch có.

Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, người Phật tử tâm nguyện rằng: dù trên đời có việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của ta vẫn bình tĩnh lặng. Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, người Phật tử tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình yên tĩnh tự nhiên.

Và trong giây phút cảm ứng huyền nhiệm, người tắm Phật cũng thấy mình đang tắm bồi đức Phật của chính mình, đúng như câu châm ngôn: “Trang béo tự thân là trang béo Giáo”.

Như vậy, nghi thức Phật là nghi lễ thờ phượng của Đạo Phật. Người cử hành nghi lễ này phải có niềm tin vào Phật và vào việc mình làm để tâm mình mới được thanh tịnh, sạch sẽ và thanh thoát.

Theo giáo lý Công Giáo, việc thờ phượng chỉ dành riêng cho Thiên Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa cũng dạy rằng cần tôn trọng niềm tin của người khác. Do đó, việc làm của một người theo đạo Chúa Chúa đi Chùa là hoàn toàn có thể, miễn là họ không tham gia vào các nghi lễ tôn giáo của Phật giáo.

P/s : xin không gửi hình ảnh hay viết bình luận mang tính kết luận một ai. MỖI NGƯỜI khi hành động đều có suy nghĩ riêng và phải trả lời về hành động vi của mình nên xin không kết luận. Bài viết chủ yếu để mọi người tham khảo, nhưng đây cũng là ý cá nhân tôi viết theo sự hiểu biết giới hạn của tôi. Vì có nhiều nguời nhắn tin xin cha cho ý kiến ​​nên tôi viết theo sự hiểu biết của mình mà thôi.

Lm. Tạ Duy Tuyền
— — — — — — — — — —

ĐỨC TGM GIUSE NGUYỄN NĂNG ĐẾN CHÚC MỪNG BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TP. HỒ CHÍ MINH NHÂN DỊP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 2024

– “Tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau”, chúng ta vượt qua những khác biệt về sắc tộc, quan điểm chính trị, tôn giáo để thực hiện tình hiệp thông, tình anh chị em với nhau – Đức TGM Giuse Nguyễn Năng

Chiều ngày 15.05.2024 tại Việt Nam Quốc Tự, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) TP.HCM đã đón tiếp phái đoàn của Toà Tổng giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn (TGPSG) tới thăm và chúc mừng nhân dịp lễ Phật Đản năm 2024 (Phật lịch 2568).

Dẫn đầu phái đoàn là Đức Tổng Giám mục (TGM) Giuse Nguyễn Năng. Tháp tùng ngài có linh mục (Lm) Phanxicô Xaviê Bảo Lộc – Trưởng ban Mục vụ Đối thoại liên tôn của TGPSG, Lm Phêrô Đỗ Quang Dũng SJ. – đại diện các dòng tu, và các thành viên trong Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn của TGPSG.

Đón tiếp phái đoàn là Ban trị sự GHPG TP.HCM, gồm có Hoà thượng Thích Lệ Trang – Uỷ viên Ban thường trực Hội đồng trị sự kiêm Trưởng ban Ban trị sự Phật giáo TP.HCM, Hoà thượng Thích Nhật Thuỷ – Uỷ viên hội đồng trị sự trung ương giáo hội, và các chư vị hoà thượng khác trong Ban trị sự.

Đức TGM Giuse Nguyễn Năng đã thay mặt toàn thể giáo dân của TGPSG gửi lời chúc mừng đến GHPG TP.HCM và chia sẻ niềm vui hoan hỉ trong sự kiện lớn kỷ niệm ngày sinh nhật Đức Phật Thích Ca theo Phật lịch 2568. Chính sự kiện này tạo nên những cuộc gặp gỡ đôi bên, để chia sẻ những ưu tư nhằm phục vụ xã hội tốt đẹp hơn.

Đức TGM cũng nhắc lại thông điệp của Đức Giáo Hoàng cách đây vài năm, đó là thông điệp “Tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau”: “Chúng ta vượt qua những khác biệt về sắc tộc, quan điểm chính trị, tôn giáo để thực hiện tình hiệp thông, tình anh em với nhau. Trong tinh thần đó, Hội đồng Toà thánh về Đối thoại liên tôn gửi tới Giáo hội Phật giáo sứ điệp kêu gọi tất cả chúng ta cùng nhau phổ biến tinh thần hoà giải và kiên cường để xây dựng xã hội tươi sáng hơn”.

Trong nội dung trao đổi, Đức TGM Giuse đã dùng hình ảnh đèn pha giữa biển trong đêm tối để nói lên tầm quan trọng của các tôn giáo trên thế giới. Tôn giáo phải là đèn pha để soi rọi, hướng dẫn các tín đồ sống tối đẹp hơn, thúc đẩy xã hội Việt Nam cũng như các nơi khác trên thế giới hướng đến một xã hội bình an, hạnh phúc, không còn chiến tranh, chỉ còn sự yêu thương nhân ái, chan hoà từ bi của Đức Phật cũng như tình bác ái của Chúa Giêsu.

Đáp từ, Hoà thượng Thích Lệ Chân đã gửi lời cảm ơn nồng ấm đến phái đoàn của TGPSG đã thăm và chúc mừng GHPG TP.HCM nhân dịp đại lễ Phật Đản 2024.

Hoà thượng chia sẻ:

“Chúng ta dù có sự khác biệt về văn hoá – tín ngưỡng hay ý thức hệ nào, nhưng qua thông điệp “Từ bi và trí tuệ của Đức Phật” giúp cho chúng ta thấy được chúng ta vẫn là anh em một nhà, vì chúng ta cùng chung sống trên một trái đất này. Với người Phật tử, điều đầu tiên phải làm được là nhận biết những nguyên nhân nào đem đến khổ đau và chuyển hoá những nguyên nhân đó thành sự bình an. Để làm được điều này, cần sự tỉnh thức. Khi ánh sáng tỉnh thức của Đức Phật có mặt trong ý thức, từ ý thức chúng ta sẽ nhận diện được những nguyên nhân đem đến khổ đau.

Chân lý của Đức Phật cũng như chân lý của Đức Chúa chính là ánh sáng để giúp chúng ta nhận diện để chuyển hoá. Trong suốt 49 năm thuyết pháp, thông điệp của Đức Phật không nằm ngoài tôn chỉ “Từ bi và trí tuệ, thương yêu và hiểu biết”. Khi có hiểu biết thì tình thương của mình sẽ đem lại tình thương cho người được thương. Đó cũng chính là điểm chung giữa các tôn giáo, giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Chúng tôi rất là tâm đắc những lời chia sẻ của ngài Giuse Nguyễn Năng. Xin nguyện ơn trên gia hộ cho mọi người, mọi loài được sống an lành trong ánh sáng tỉnh thức!”

Kết thúc buổi trò chuyện, Đức TGM Giuse đã trao tặng lẵng hoa mừng đại lễ Phật đản 2024 của Toà Tổng giám mục đến ban trị sự GHPG TP.HCM.

Hai bên cũng đã trao tặng nhau những món quà nhỏ nhưng tràn đầy thân tình và chụp hình chung ghi dấu buổi gặp gỡ chân thành, tràn đầy tình anh em giữa Phật giáo và Công giáo nhân dịp đại lễ Phật Đản 2024.

Nguồn: tgpsaigon.net


 

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang