Tắt Quảng Cáo [X]

Nghẹn ngào cảm động chuyện 1 Linh Mục VN tâm sự về Ba Mẹ – Xin cầu nguyện

06:26 15/11/2022
hoc du

Trong mắt những người chung quanh nhìn vào gia đình tôi với dáng vẻ kiêu hãnh khi mang trên mình cái danh xưng “Ông Bà cụ” thật xót xa khi nhìn sâu vào bên trong của cái danh xưng hào hoa đó là cả một bầu trời khó nhọc của bố mẹ.
Bà Mẹ Của 5 Người Con: 1 Nữ Tu, 4 Linh Mục Trong Lễ Kim Khánh Khấn Dòng Của  Con – Giáo Phận Cần Thơ
Trong thời đại bây giờ làm cái gì cũng phải tiền, thế nhưng có người bảo “Đi tu thì không cần phải lo gì, cơm ăn ba bữa, có nhà dòng nuôi” đúng là cơm có nhà dòng nuôi thật, ăn rồi chỉ lo học, lo tu thân, tu tính nết. Nhưng tiền học hành ai sẽ lo cho những người tu trì đây?

Nếu không là bố mẹ chu cấp vậy ai dám bỏ tiền ra cho một việc không chắc chắn trên con đường tu trì? Biết đâu mai này xuất tu thì sao?

Nếu không có sự hy sinh tình thương yêu và trách nhiệm mà khi bố mẹ đứng trước bàn thờ đã thề hứa với Chúa thì ai có thể thay thế bố mẹ được chứ?

Có người lại bảo “Đi tu là có nhà dòng lo từ A đến Z, bố mẹ không phải lo gì nữa cả” nghe họ nói vậy tôi cũng nghĩ bố mẹ của những người tu trì thật hạnh phúc và an nhàn, vừa có cái mác mà cộng đoàn dán lên cho là hãnh diện là “Ông Bà cụ”, vừa sướng vì không phải lo gì cho đứa con đi tu đó, cuộc sống thật êm đềm làm sao.

Nhưng từ khi tôi bước vào đời tu thì tôi mới hiểu được những lo toan và bao nhiêu cực nhọc mà bố mẹ hằng ngày đang gánh chịu, nhưng lúc nào cũng cười vui vẻ và bảo với tôi “Con cứ cố gắng đi tu cho trọn, bố mẹ vẫn khỏe, con không cần phải lo gì đâu”.

Nhưng tôi hiểu những câu nói an ủi đó vẫn thấm nét đượm buồn mà bố mẹ giấu nén trong lòng. Có một lần tôi được về hè tôi đang ở trong nhà thì nghe ai đó nói vọi (đứng ngoài ngõ nói) với mẹ tôi là “Bà sướng nhỉ vì có con đi tu” mẹ tôi liền nói lại rằng: “Tôi cho bà đó đem về mà nuôi” trong câu nói đó của mẹ tôi ẩn chứa bao nhiêu khó nhọc mà mẹ tôi đang gánh chịu mà chẳng ai hay, cũng không một lời oán than. mỗi khi bề trên cho gọi điện về nhà thì mẹ là người nhấc máy hỏi han, rồi đến khi gặp bố thì hỏi thăm sức khỏe được dăm ba câu bố lại bảo bố bận việc rồi chuyển máy cho mẹ, nói được mấy câu nữa thì kết thúc cuộc gọi.

Bố tôi luôn âm thầm và chẳng nói gì nhiều. Đôi lúc tôi nghĩ bạn bè trang lứa đã có gia đình và đã làm ra tiền để nuôi bố mẹ nhưng tôi thì đã ngoài 30 nhưng mỗi khi về nhà lại phải ngửa tay xin tiền bố mẹ để đi đường, có những lúc đi mãi đến 3 hoặc 4 năm mà không về, cứ mỗi lần gọi điện về thì bố mẹ lại bảo “sao con không về”? Tôi cứ cười rồi nói “dạ nhà dòng đang còn việc nên con không thể về được, khi nào rảnh con sẽ về”.

Thực ra thì tôi cũng muốn về thăm bố mẹ lắm chứ, nhưng bố mẹ đã mấp mé 70 rồi mà vẫn còn phải lam lũ vất vả làm ruộng đồng, cứ mỗi lần về bố mẹ lại phải lấy mỡ tiền lẻ trong túi ra đưa cho tôi, thấy cảnh đó ai mà chả nghẹn lòng chứ.

Nếu trong một trường hợp có đứa em đang nằm viện thì khi bạn là một người tu về thăm nhà và đến ngày đi thì sẵn tiền bố mẹ sẽ đưa cho bạn, còn em của bạn bố mẹ sẽ mượn tiền lo sau.

Có một số người nghĩ đi tu sẽ được tiền nhiều lắm, (Tu triều thì tôi không nói đến) còn tu dòng thì dù già vẫn phải xin tiền để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân hàng tháng, đã tu dòng thì nam cũng như nữ.

Thấy Ông Bà cười vui vẻ khi gặp mặt chúng ta, đừng nghĩ Ông Bà đó sướng vì có con đi tu. Thấy họ siêng năng đi nhà thờ, đừng nghĩ rằng họ có con đi tu nên phải siêng, mà đó là bổn phận của họ, sự hy sinh của họ chỉ vì mong muốn con cái của họ tu được trọn vẹn.

Thấy gọi Ông Bà cụ là họ cười, đừng nghĩ rằng họ muốn nhận danh xưng đó, nhưng đó là cách đối nhân xử thế, và danh xưng đó đã có từ xưa tới nay nên chúng ta đừng đánh bóng danh xưng đó, để rồi chính chúng ta nâng họ lên sau đó lại hạ họ xuống trong đau đớn của họ.

Hằng ngày chúng ta nhớ cầu nguyện cho họ để nhiều người dám hy sinh dâng con mình cho Chúa.

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang