Những bằng chứng về lửa thanh luyện các linh hồn
Tại Bảo Tàng Viện Luyện Ngục (Small Purgatory Museum) ở Rôma có trưng bày nhiều hiện vật bị đốt cháy hoặc những hình ảnh chụp lại những hiện vật bị đốt cháy, do bởi...
Năm 1929, theo thống kê, tỉnh Bình Định có 360 người mắc bệnh phong. Đó là con số nhân viên kiểm tra y tế chỉ khai báo số bệnh nhân họ gặp lang thang ngoài đường, ngoài chợ. Con số có thể lên đến 1.200 ở mọi giai đoạn của bệnh. Bác sĩ Le Moine, giám đốc bệnh viện Qui Nhơn lúc bấy giờ suy đoán như vậy. Vị bác sĩ này rất quan tâm đến người bệnh phong. Ông xuất bản một cuốn sách nói về bệnh phong và người mắc bệnh, đặc biệt về số phận và cuộc sống lây lất của người phong ở Việt Nam.
Từ năm 1927, vị bác sĩ đầy lòng nhân ái nầy đưa ra đề án: lập một “nông trại hay một làng cho người bệnh phong”.
Đề án của bác sĩ Le Moine khác với nhiều nơi. Từ lâu trên thế giới đã có những trại tập trung người bệnh phong, nhưng chẳng khác gì những “nhà tù trá hình”, bắt nhốt và cướp đi thứ tài sản cuối cùng của họ là sự tự do. Vì vậy, bệnh nhân nghĩ đến chuyện trốn thoát; người ta chống bệnh phong rồi quay ra chống người mắc bệnh.
Đề án lập “nông trại hay một làng” cho người phong có tính nhân bản ưu việt là nơi đây tuy cách ly và không cho bệnh nhân có dịp đi lang thang, ăn xin ăn mày, lây lan bệnh khắp nơi, nhưng bệnh nhân, kể cả người què cụt, già liệt, đều có cuộc sống bình thường, có nhà cho cả gia đình, có công ăn việc làm. Họ không còn mặc cảm bị gạt ra ngoài lề xã hội và luôn luôn nghĩ rằng mình vẫn còn là những con người hữu ích. Một cuộc sống bình thường trong thời gian chữa trị cũng như sau khi đã “sạch”. Phương thức này đưa ra những nguyên tắc rất lý tưởng trong cách nhìn mà cũng rất thực tiễn độc đáo trong thể hiện.
Sau 2 năm gõ cửa hết cơ quan nầy đến cơ quan khác, ai cũng nói lời khích lệ nhưng chỉ cho phép mà không giúp cụ thể gì. Có lần bác sĩ Le Moine được dẫn đi tìm địa điểm nhưng là những nơi toàn đá sỏi, đất cát cằn cỗi hoặc một bãi cát hoang đầy mồ mả.
Bác sĩ Le Moine hầu như thất vọng thì một hôm ông gặp được Đức cha Grangeon (Mẫn), Giám Mục giáo phận Qui Nhơn. Qua cuộc trao đổi về dự án của bác sĩ Le Moine, vị Giám mục còn sống sót trong thời kỳ cấm đạo dưới triều Tự Đức, nói:
– “Thưa bác sĩ, Cha Maheu và toàn giáo phận xin sẵn sàng làm theo lời bác sĩ trong công cuộc dự định này”.
Như vậy, sự hợp tác giữa niềm tin của người có đạo với niềm tin của người có lòng nhân đã bắt đầu từ đây. Đây là sự hợp tác tốt nhất. Và Đức cha Grangeon đề nghị địa điểm Qui Hoà.
*
Địa điểm Qui Hoà:
Qui Hoà, từ xa xưa, dân gian gọi là Xóm Cát, có một họ đạo gọi tên họ Xóm Cát. Trên sườn núi có nền nhà thờ cổ xưa.
Qui Hoà nằm về mạn Nam cách xa thành phố Qui Nhơn 7 cây số, một con đường nhỏ nối liền với Qui Nhơn, qua một con đèo không cao lắm, trên đèo còn thấy di tích thành luỹ cũ có lẽ là các đồn phòng thủ của quân binh Tây Sơn. Qui Hoà nằm giữa một cánh đồng 60 hecta, đất tốt, ba phía có núi hình vòng cung, phía Đông là biển, là vũng Làng Mai, phía Nam có con sông nhỏ uốn khúc quanh co chảy ra biển. Bãi biển màu cát vàng hình vòng cung, biển bao la cộng với trời cao xanh cùng một màu, tạo thành một cảnh trí thiên nhiên đẹp tuyêt vời.
Qui Hoà rất thích hợp để lập một làng phong, có nước, có gió, có biển, đồng bằng trồng lúa, trồng dừa, trồng cau, trồng cây ăn trái. Núi gần đó; trên núi có đá có thể dùng để xây cất nhà cửa. Dân cư thưa thớt.
*
Cha Maheu đến Qui Hoà và bắt đầu xây dựng cơ sở:
Theo lời bác sĩ Le Moine kể lại: “Một buổi sáng đẹp trời chúng tôi thấy một chiếc ghe chèo đến, trên ghe chở một giường gỗ, vài cái ghế; một cái bàn, một cái máy hát đĩa, rất nhiều sách, một nhà ẩn sĩ gầy gò có bộ râu dài, đôi mắt sáng quắc, đó là cha Maheu, đến hiến dâng cuộc đời cho người bệnh phong” (Lm. Antôn Trần Phổ và Nữ tu Mađalêna Nguyễn thị Triệu, biên soạn ”Cộng đoàn thánh Phanxicô Qui-Hoà”, tài liệu đánh máy, trích Lược sử Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ Việt Nam, tr. 5).
Linh mục PAUL ANDRÉ MAHEU sinh ngày 24-1-1869, vào chủng viện Hội Thừa sai Hải ngoại Paris, thụ chức linh mục ngày 30-6-1895, sang Việt Nam phục vụ truyền giáo tại giáo phận Qui Nhơn, lấy tên Việt Nam là MỸ.
Bác sĩ Le Moine và linh mục Maheu cùng nhau thảo luận, lên phương án, vẽ hoạ đồ và nhất là hai vị đồng quan điểm “xây một cư xá cho những người tự do, tin tưởng và gắn bó với mảnh đất họ sống”.
Chính quyền cũng như giáo quyền khoán trắng công trình cho hai vị. Với hai bàn tay trắng, Cha Maheu đến gõ cửa các nhà giàu, các ông chủ đồn điền, các nhà hảo tâm, các công chức ở miền Nam…
Được một ít tiền, Cha Maheu cất lên mấy căn nhà tranh vách đất, làm nhà thương chẩn bệnh phát thuốc, nhà ở cho bệnh nhân, nhà thờ… Cha qui tụ được 52 người bệnh và bác sĩ Le Moine dốc hết khả năng chữa trị. Theo dự định, nơi này dành riêng cho bệnh nhân phong cùi tỉnh Bình Định, nhưng không lâu sau phải mở rộng cửa đón nhận bệnh nhân từ các tỉnh lân cận tới. Có một lương y Việt Nam, với Đông dược đã chữa lành một người phong. Bác sĩ Le Moine mời lương y ấy đến trại Qui Hoà cộng tác.
Với phương pháp chữa trị dài hơi do bác sĩ Le Moine đề ra, với các dược liệu cổ điển thời bấy giờ, có nhiều người giảm bệnh, lành bệnh về lại với gia đình.
Không rõ về sau bác sĩ Le Moine về Pháp hay đổi đi đâu.
Còn Cha Maheu, người bạn chân tình của bệnh nhân phong cùi, linh hồn của công cuộc thành lập trại phong Qui Hoà từ tháng 5 năm 1929, vì lo lắng, di chuyển nhiều, nhất là lo tìm nguồn tài chính ngân khoản, Cha lâm bệnh nặng phải về Pháp chữa trị năm 1930. Về Pháp được mấy tháng, ngài qua đời tại Paris ngày 27-2-1931, thọ được 62 năm và 6 ngày, 36 năm linh mục phục vụ giáo phận Qui Nhơn trong đó có 3 năm phục vụ bệnh nhân phong cùi xấu số Qui Hoà.
Cha Maheu để lại cho trại phong Qui Hoà gia sản và đất đai gồm: một nhà thờ tạm, một nhà tuyên uý, một nhà cho nữ tu ở tạm, một bệnh xá chẩn bệnh phát thuốc. Tất cả đều là tường gạch lợp ngói nằm gần bờ biển. Trại bệnh nhân phía trong, giữa trại có một khu chợ. Các con đường đều bắt đầu từ chợ, chia trại thành từng khu. Bệnh nhân và gia đình ở từng nhà. Nhà cất tuỳ sở thích, nhà tre, nhà gỗ, vách đất, vách ván, lợp tranh.
Thay thế Cha Maheu, năm 1931 có Cha Alexandre (Trí), rồi đến tháng 8-1931 Cha Nicolas (Cận). Một số nữ tu Mến Thánh giá Gò thị được Đức cha Tardieu (Phú, 1872-1942) điều tới cộng tác với Cha Nicolas. Nhà cửa, bệnh xá, nhà nguyện… tiếp tục dần dần mọc lên.
*
Các nữ tu Phanxicô Thừa sai Đức Mẹ kế tục sự nghiệp và phát triển:
Năm 1930 Đức cha Auguste-Marie Tardieu, tân Giám mục giáo phận Qui Nhơn qua Roma. Ngài đến gặp Mẹ Marie de Saint-Michel, bề trên toàn dòng Phanxicô Thừa Sai Đức Mẹ, yêu cầu Dòng đảm trách trại phong Qui Hoà mới thành hình. Dòng này, theo tinh thần thánh Phanxicô sống phục vụ cho người nghèo bệnh tật bất hạnh. Dòng lại có nhiều nữ tu chuyên môn và đang đảm trách 9 trại phong trên thế giới.
Ngày 23-9-1932, năm nữ tu Phanxicô Thừa Sai Đức Mẹ thuộc tỉnh dòng Thánh tâm Paris: Marie Gisèle (trưởng đoàn), Marie de la Résurrection, Marie de Saint-Yenan, Marie Waberta và Marie Martia du Sacré-Cœur xuống tàu “ Le Général Mesinger” từ Marseille đi Saigòn.
Tàu cập cảng ngày 19-10-1932. Từ Saigòn các nữ tu lên xe lửa ra Nha Trang, rồi đi xe hơi ra đến Qui Nhơn ngày 24-10-1932, đi xe hơi vào Qui Hoà. Đến chân núi, đường hẹp quanh co, các chị đi kiệu do 4 thanh niên lực lưỡng khiêng trên vai. Đoàn người đi như một đám rước, cờ quạt trống chiêng dẫn đầu. Đến cổng trại, bệnh nhân với những khuôn mặt biến dạng xù xì bừng lên niềm phấn khởi đón rước. Hai bệnh nhân đọc diễn văn chúc mừng, một bài bằng tiếng Pháp, một bài bằng tiếng Việt. Thật đau lòng khi nghe họ tự xưng là những kẻ “thân tàn ma dại”.
Bắt đầu từ đây, 25-10-1932, các nữ tu Phanxicô là những chủ nhân mới kế tục lâu dài sự nghiệp của linh mục Maheu. Từ ấy đến nay, Khu Điều trị phong Qui Hoà có những bước phát triển, cầm chừng…, thay đổi danh xưng, thay đổi chủ nhân… qua từng thời kỳ:
Từ tháng 10-1932 đến tháng 11-1945:
Bắt tay vào việc, trước tên đặt tên thánh cho trại, gọi là “Trại phong thánh Phanxicô Qui Hoà”. Các nữ tu cũng được gọi là Cộng đoàn thánh Phanxicô.
Mỗi ngày, các chị thăm viếng săn sóc chữa trị bệnh nhân phong cũng như các bệnh khác. Trung bình mỗi ngày băng bó cho từ 160 đến 180 bệnh nhân. Ngoài ra, còn săn sóc hướng dẫn cho người mù, người điếc.
Về cơ sở vật chất, các chị khai quang tăng thêm mặt bằng, cất thêm nhiều nhà tuy vẫn là nhà tranh vách ván.
Một trận bão lớn, có sóng thần ập đến, ngày 1-11-1933, tàn phá bao nhiêu công lao gây dựng của bao nhiêu người từ thời Cha Maheu. Các chị phải bắt đầu lại và đã bắt đầu. Nhà cửa qui mô hơn kiên cố hơn, dự trù cho 500 bệnh nhân.
Số nữ tu Phanxicô ở Qui Hoà vào năm 1935 thêm 3 chị: Marie de Saint-Foulques, Marie Juetta và Marie Kléophasa, vị chi là 8 chị phục vụ cho bệnh nhân có khi lên đến 1.637 người đến từ Thanh Hoá, Nghệ An, Saigòn, Gia Định, Biên Hoà, Bình Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ, Sa Đéc, Bến Tre, Gò Công, Tây Ninh, Châu Đốc, An Xuyên, Ba Xuyên, Bạc Liêu…(Tài liệu đã dẫn, tr. 12). Kể từ khi thành lập, tháng 5-1929, cho đến năm 1940, có đến 5.355 bệnh nhân đã đến Qui Hoà. Họ đủ hạng người, mọi địa phương trong nước…
Có một bệnh nhân “đặc biệt”, đó là Phanxicô Nguyễn Trọng Trí, nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ông vào điều trị ngày 20-9-1940 và đã từ trần ngày 11-11-1940. Địa danh Qui Hoà bắt đầu gắn liền với đời bệnh của ông và tạo một mảng đời thơ tôn giáo của ông. Địa danh Qui Hoà với những bóng dáng “thiên thần bình an và hoan lạc” được nói đến trong đời bệnh của thi sĩ, từ đó, trong văn học Việt Nam. Bóng dáng “thiên thần” đó là Mẹ MARIE JUETTA đến Qui Hoà năm 1935, là người đã tiếp nhận và săn sóc cho thi sĩ.
Nguyễn văn Xê, người bạn bệnh nhân gần gũi nhất của Hàn Mặc Tử ở Qui Hoà kể lại:
“Buổi sáng mùa thu ngày 20-9-1940…mẹ Juetta lẹ làng chạy ra cửa tiếp hồ sơ nơi tay y tá… Đến giường số 3, mẹ dừng lại, nhìn hồ sơ và nói “Trí, đây là chỗ của con”…
“Mẹ Juetta bưng đến một tách lớn đầy sữa nóng, và múc từng muỗng cho Trí uống. Trí e ngại nói: “Xin mẹ để cho con tự bưng uống được”, mẹ lắc đầu nói “Không được, để mẹ đút cho con uống vì sữa nóng sẽ làm cho con phỏng tay”. Rồi mẹ sung sướng mỉm cười thấy Trí cố gắng uống cạn ly sữa”… (“Hàn Mặc Tử, Thơ và Đời”, NXB Văn Học, Hà Nội 1993, tr.189-190).
Hình bóng thiên thần của mẹ Juetta, của các nữ tu Phanxicô đã giúp tâm hồn thi sĩ vẫn bình an, tuy quằn quại đau đớn vì kịch bệnh. Thi sĩ đã viết lên bài thơ bằng văn xuôi để nói lên ơn lành quí trọng đồng thời để ca ngợi các tu sĩ Phanxicô, bài tiếng Pháp có tựa đề “La Pureté de l’âme”, bài dịch tiếng Việt: “Linh hồn thanh khiết”:
“Hỡi các thiên thần, thiên thần của Chúa, thiên thần bình an và hoan lạc, hãy hoan hô các Mẹ và Chị Dòng Thánh Phanxicô xuống giữa loài người mà an ủi cho chúng tôi, những kẻ trầm luân yếu đuối, bệnh tật, hủi phong.
Tôi muốn trọn đời ngưỡng mộ vẻ trắng trong nguyên vẹn, nguồn tươi, ánh sáng, thơ vì tất cả đây là hình tượng của “LINH HỒN THANH KHIẾT”
………
( “Chơi giữa mùa trăng”, NXB An Tiêm, 1969, tr. 69-73)
( Ngày 11-11-1994 Khu Điều trị phong Qui Hoà Khánh thành phòng Lưu niệm Hàn Mặc Tử).
Trong chiến tranh thế giới II, quân đội Nhật chiếm đóng Việt Nam, bao nhiêu biến cố dồn dập xảy ra trên đất nước. Qui Hoà sống trong hoàn cảnh rất khó khăn.
Cho đến ngày 21-11-1945, các nữ tu Phanxicô người Pháp bị bắt buộc phải rời Qui Hoà về Pháp. Lúc này số bệnh nhân có đến 660 người.
Từ tháng 11-1945 đến tháng 7-1955:
Đất nước đi vào cuộc chiến tranh chống Pháp. Qui Hoà thuộc tỉnh Bình Định thuộc Liên khu V. Gần 10 năm chiến tranh, Qui Hoà sống lây lất cầm chừng. Thời gian này có các linh mục giáo phận Qui Nhơn: Cha Phaolô Huỳnh Biên, Giuse Vũ Ngọc Nhã, Phaolô Nguyễn Xuân Bàn lần lượt đến điều hành trại phong về xã hội cũng như về mục vụ. Các nữ tu dòng Mến Thánh giá Gò Thị đến giúp.
Về phần dòng nữ Phanxicô chỉ có 4 nữ tập sinh ở lại phục vụ, đó là: Catarina Trần thị Thêm, Angela Dương thị Lành, Isave Lê thị Tỏ và Maria Hội. Bốn chị can đảm kiên trì phục vụ thiếu nhi và trẻ mồ côi, giữ nhà thờ, giữ tu viện. Các chị kiệt sức, có một chị xin về với gia đình và một chị là Catarina Trần thị Thêm có triệu chứng lây bệnh phong, đang thời kỳ ủ bệnh đã 4 hoặc 5 năm.
Từ tháng 7-1995 đến tháng 6-1976:
Ngày 6-7-1955, sau hiệp định Genève, các nữ tu Phanxicô trở lại Qui Hoà, gồm 5 người: Mẹ Charles-Antoine, Ozithe và 3 chị Việt Nam: Magarita Phùng thị Khoá, Hélène Trần thị Mộ, Gioanna Nguyễn thị Nghi.
Số bệnh nhân lúc này chỉ còn 180 người và nhà cửa thì xiêu vẹo đổ nát…
Trong 20 năm sau chiến tranh kháng Pháp, trại phong Qui Hoà phát triển qui mô về cơ sở vật chất: nhà gạch lợp ngói, nhà thờ, tu viện, nhà khách, hai khu vực nhà thương cho bệnh nhân nặng nam nữ riêng biệt vv… Có phòng nha khoa, có phòng xét nghiệm, ngày 25-4-1969 khánh thành trung tâm chỉnh hình nhờ bác sĩ Gingras va nhóm chuyên viên vật lý trị liệu Canada trợ giúp. Thuê thợ chuyên môn bệnh viện Chợ Quán ra giúp làm chân giả, nhờ đó mà khoảng 50 bệnh nhân có thể đi lại được, thậm chí còn đi xe đạp.
Từ nhà nầy sang nhà khác giữa các khu vực, đường sá ngang dọc thẳng tắp rợp mát bóng dừa. Qui Hoà trở thành một làng -làng Qui Hoà- cho bệnh nhân.
Có một cơ sở ngoại vi của làng về mạn Tây và mạn Nam, là xóm nhà 250 căn xây cất cho bệnh nhân và gia đình họ. Nhà gạch lợp ngói, nền lát gạch bông giữa vườn cây.
Ngoài ra, còn có khu tiểu thủ công cho bệnh nhân thợ mộc, thợ rèn, thợ hàn, thợ hồ, thợ làm gạch ngói, thợ dệt vải, dệt chiếu, đan thêu…, thợ đục đá, mài granitô. Bệnh nhân còn làm chài lưới, trồng rau, trồng cây ăn trái, chăn nuôi… Mọi điều hành và quản lý do bệnh nhân và sản phẩm trao đổi trong phạm vi làng phong Qui Hoà.
Để nâng cao đời sống tinh thần cho bệnh nhân, các nữ tu còn tổ chức cac buổi văn nghệ vì bệnh nhân gồm đủ thành phần xã hội: văn sĩ, ca sĩ, nhà báo, sinh viên, học sinh… Có sân tập thể dục, sân bóng chuyền, bóng rổ, có cung thiếu nhi, vườn trẻ, trường học mẫu giáo, cấp I, II. Thầy cô giáo là những bệnh nhân. Học sinh thi Tiểu học kết quả đậu 11/13 em dự thi. Trường Phổ thông Qui Hoà được bộ Giáo dục công nhận.
Các nữ tu còn cất nhà dưỡng lão cho bệnh nhân già cả lành bệnh, phía ngoài Ghềnh Ráng. Có thể nói đây là một làng phục hồi.
Vài nét đơn sơ trên đây, cho thấy sự nỗ lực hiệu quả của các nữ tu Phanxicô cho bệnh nhân phong Qui Hoà to lớn như thế nào. Tính đến cuối năm 1974 số bệnh nhân là 5.422, số nữ tu người Pháp và người Việt là 14. Nếu tính từ lúc đầu -1932- đến năm 1974, tổng số là 47 nữ tu.
Tư tưởng và ước vọng của Cha Maheu và bác sĩ Le Moine từ những ngày đầu sáng lập, nay đã thành hiện thực. Đó là bệnh nhân phong hủi đã được giải phóng. Từ thân phận bị hất hủi “bị nhốt” họ trở thành những con người tự do, từ những con người bị gạt ra ngoài lề xã hội thành những con người được xã hội đùm bọc giữ được nhân phẩm, những con người can đảm trực diện với căn bệnh để tự mình lãnh trách nhiệm chữa trị, từ thất vọng trở thành tin tưởng, u buồn trở thành tươi vui, tưởng rằng tàn phế không ngờ vẫn còn hữu ích, biết chia xẻ đùm bọc nhau như xã hội đã đùm bọc mình. Có một hôm xe chở 200 bệnh nhân từ miền Nam ra, toàn trại đổ ra tay bắt mặt mừng, người cũ dắt díu người mới ổn định nơi ăn chốn ở và ngay sau đó vội vã may áo cho những người bạn mới rách rưới. Có hai ông bà già không con, đã nhận 8 em bé gái mắc bệnh, bị cha mẹ bỏ rơi, làm con nuôi.
Từ tháng 6-1976 đến nay:
Sau ngày thống nhất đất nước, tất cả các linh mục tu sĩ ngoại quốc, trong đó có các nữ tu Phanxicô Thừa Sai Đức Mẹ người Pháp ở Qui Hoà, đều bị buộc phải rời khỏi Việt Nam.
Tỉnh dòng Phanxicô Thừa Sai Đức Mẹ đã xin chuyển giao bệnh viện Qui Hoà cho Nhà nước Việt Nam.
Lễ bàn giao và tiếp nhận diễn ra ngày 5-6-1976 tại hội trường bệnh viện Qui Hoà. Về phía Dòng, có nữ tu Madeleine Nguyễn thị Triệu và 5 nữ tu đại diện. Phía Nhà nước có 5 bác sĩ. Trong buổi lễ, bệnh nhân có đệ lên các cấp lãnh đạo Chính quyền một lá thư. Trong thư có đoạn nói về các nữ tu như sau:
“Ở đây, đã ghi được một điểm son: Nhờ có những nữ tu Dòng Phanxicô, những Bà Mẹ, những Bà Chị của chúng tôi, đã tự nguyện dấn thân vào vòng nguy hiểm, dâng hiến trọn cuộc đời, lấy bác ái làm cứu cánh, để cứu vớt những tâm hồn đau khổ, xoa dịu mọi ưu phiền. Với lòng yêu thương dạt dào không bờ bến, các chị phải ngược xuôi, khéo léo vận dụng tài năng, cùng hai bàn tay tinh khiết của mình, nhờ lòng từ thiện của đồng bào, hay ngoại quốc, nuôi dưỡng chúng tôi, nhân thế mà cuộc đời chúng tôi vơi đi những ngày buồn tủi…Thật ra, nếu không có nghĩa cử cao đẹp, qui trọng ấy của các Nữ tu, ân nhân của chúng tôi, thì cuộc đời chúng tôi hầu như tàn tạ kết thúc. Công ơn ấy, chúng tôi nguyện khắc sâu vào lòng”. (Tài liệu đã dẫn, tr.23-24).
Từ sau khi bàn giao, bệnh viện phong Qui Hoà được đổi tên là Khu Điều trị Phong Qui Hoà.
Nhà nước yêu cầu Dòng cho 20 nữ tu tiếp tục giúp phục vụ, nhưng Dòng chỉ đáp ứng được 17 nữ tu có bằng cấp chuyên môn. Các Chị đã phục vụ từ lâu trước đây, nay cũng tiếp tục ở lại như: Chị Trương thị Nghiêm, Magarita Phùng thị Khoá, Nguyễn thị Nghi… và tất cả đều theo chế độ công nhân viên, ăn lương Nhà nước.
Mẹ bề trên tỉnh dòng Marie-Thérèse de Maleissye vẫn tiếp tục ủng hộ Qui Hoà, nói về Qui Hoà, nói về các nữ tu Phanxicô Thừa sai Đức Mẹ phục vụ tại Qui Hoà.
Ông Trọng Giang, trong bài bút ký “Hoa Dạ Hương ở biển Qui Nhơn”, viết tại Qui Nhơn tháng 8-1992, đăng trong Tập san VĂN NGHỆ:
“Điều đáng ghi nhận trước tiên phải nói đến công lao phục vụ của các bà xơ. Là những người tu hành thuộc dòng tu Phơ-răng-xi-ken thâm nhập vào Việt Nam từ năm 1932, họ đã vào Qui Hoà đầu tiên, hành đạo và làm việc thiện ở đây, lấy việc phục vụ người mắc bệnh phong làm lẽ sống. Nhiều xơ người Pháp đã về nước sau năm 1975, nay lại đang đề xuất xin Chính phủ ta cho trở lại làm việc. Hiện nay ở trại còn 17 xơ người Việt Nam, người trẻ nhất mới 30, người cao tuổi nhất đã ngoài 70 tự nguyện dành tròn cuộc đời cho việc đạo và chăm sóc các bệnh nhân. Họ đến với người bệnh như những ân nhân. Trẻ em con cháu của các gia đình người mắc bệnh phong khi đã học hết cấp I trong trại nếu có nguyện vọng muốn học lên sẽ được các xơ liên hệ gửi ra các trường của thành phố cho học tiếp. Tại Qui Nhơn, các xơ đã mua nhà làm nơi lưu trú cho các cháu và trợ cấp cho các cháu đủ tiền ăn học”.
Ông Mạnh Việt, trong bài phóng sự “Nơi Tình Người Bao La” đăng trong báo Tiền Phong, viết:
“Tôi thực sự cảm thấy bất lực, khi ngòi bút của mình không đủ khả năng lột tả hết lòng tốt tới mức thánh thiện của người đời đối với những người bệnh nơi đây…
Gặp các xơ, thật khó mà “khai thác tài liệu”, bởi họ là những con người hoàn toàn không bao giờ nói về mình. Tất cả cuộc đời của họ là làm dịu đi nỗi đau đớn của người bệnh. Tôi được nghe nói rất nhiều về thời trước, có Mẹ Nhất Charles-Antoine… Bà mới mất cách đây 4 năm. Mấy chục năm trời phục vụ bệnh nhân, chưa một ai nghe thấy bà nói to một tiếng. Có những đêm bà thức suốt đêm bên cạnh người bệnh. Bà sẵn sàng thò tay móc bông băng đầy máu mủ của người bệnh bị mắc trong toa-lét.
Chuyện về các xơ còn nhiều lắm, không kể hết. Riêng tôi chuyến này, được gặp và chuyện trò với hầu hết các xơ như xơ Khoá, xơ T…, xơ Mỗ, đều đã trên 70 tuổi, nay đã “về hưu” theo chế độ song ngày ngày vẫn bên giường bệnh nhân. Trong các xơ tôi để ý có xơ Yến, quê ở Phan Rang, năm nay mới 32 tuổi, với giương mặt đôn hậu và đôi mắt huyền bí thăm thẳm. Mấy anh bạn cùng đi với tôi, khi ra về còn bâng khuâng bởi đôi mắt của xơ Yến tựa như mắt Đức Mẹ Đồng Trinh…
Tôi tò mò định lách vào “cửa sổ tâm hồn” của xơ Yến bằng một câu hỏi “nghề nghiệp” thì xơ mỉm cười… nụ cười La Joconde cách đây hằng thế kỷ của Leonardo da Vinci.
…Tất cả những chuyện đã nghe, đã thấy với những người trần mắt thịt ở trại phong Qui Hoà, mà sao tôi cứ cảm thấy như lạc vào một bầu trời thánh thiện”. (Báo TIỀN PHONG, Cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, số đặc san, cuối tháng 4-1992).
Ông Bùi Lợi, trong bài phóng sự “Ấn tượng Qui Hoà” đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng, viết:
…Các Sœurs trở thành những người mẹ người chị gần gũi nhất của trên 10 ngàn bệnh nhân điều trị ở Qui Hoà từ trước đến nay. Họ là những người trực tiếp chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ, từng vết thương và xoa dịu nỗi đau đớn của người bệnh… Ngày nay, tất cả 17 Sœurs đang làm việc ở Qui Hoà thật sự là những người mẹ, người chị của trên 1000 bệnh nhân ở đây. Các Sœurs không muốn nói về mình nên chúng tôi cũng không tiện nêu tên. Bác sĩ Ngoạn tâm sự: “Khi đến Qui Hoà, tôi học tập các Sœurs rất nhiều. Họ là những tấm gương sáng phản chiếu lòng nhân ái vô biên”. (Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG, Số 123, thứ Bảy 22-5-1993).
Ông Phong Linh (Trương Phong Linh), một nhà thơ, một nhạc sĩ, chưa Công giáo, sáng tác bài thơ nhan đề “Về Với Qui Hoà”. Kết bài thơ có những câu:
… Chính nơi đây có tình người cao đẹp,
Những mẹ hiền xoa dịu vết thương đau.
Ngày đêm mưa nắng dãi dầu,
Bàn tay áo trắng cứu bao mạng người.
Ôi đẹp quá Qui Hoà ôi đẹp quá
Đẹp tình người, đẹp trọn những ước mơ.
Yêu thương, hò hẹn đợi chờ.
Vì tình nhân loại hy sinh cuộc đời…
Với những lời tặng:
Chiều nơi thung lũng
Khu Điều trị 09-10-1981
“Kính tặng Sơ Luca và Những Tâm Hồn yêu nhân loại hy sinh cuộc đời nơi Khu Điều trị dưới chân Thánh Phanxicô và Chúa Cứu Thế”.
TRƯƠNG PHONG LINH
Hình ảnh các nữ tu Phanxicô Qui Hoà cũng được quay thành phim, cuốn phim tài liệu Việt Nam có tựa đề “NHỮNG CHUYỆN TỬ TẾ”. Phim tài liệu nầy đã dẫn kỷ lục, được tham dự nhiều cuộc Liên Hoan Phim Quốc Tế: đoạt giải “Bồ Câu Bạc” LHP Leipzig 1988, LHP Fribourg Thuỵ Sĩ, Cinéma du Réel Paris 1988, Nhật Bản 1988, 1991 và được nhiều nước mua chiếu rộng rãi.
Trong phim, đạo diễn Trần Văn Thuỷ đã đưa những chuyện tử tế của các nữ tu xen vào nhiều chuyện tử tế của nhiều người khác.
Đạo diễn đưa ra một số đông các chị, đưa ra một vài khuôn mặt phúc hậu từ bi của người Nữ tu đối chiếu với những khuôn mặt đáng thương của người bệnh. Đưa ra những cảnh:
Một chị không khẩu trang, không găng tay đang xức thuốc cho một bệnh nhân, một chị khác đang quì gối băng bó và mang chân giả cho một bệnh nhân,
Một chị đang chăm chú xét nghiệm dưới ống kính hiển vi.
Một chị đang thận trọng nhẹ nhàng đẩy chiếc xe lăn trên có người bệnh nặng. Và có tiếng phỏng vấn vì sao các chị hy sinh được như thế,
Có tiếng một chị trả lời: “VÌ CHÚNG TÔI CÓ LÒNG TIN”.
Còn một chuyện tử tế khác, đạo diễn tạo ra cảnh hai chị cầm bó hoa, trèo lên núi đến đặt trước mộ Hàn Mặc Tử.
Hình như nhà làm phim muốn nói rằng các Nữ tu trong lúc tận tuỵ phục vụ người sống vẫn tưởng nhớ đến kẻ đã khuất,
Và rằng Tu sĩ, Thi sĩ là những con người của cõi Tâm linh.
LÊ NGỌC BÍCH
Tài liệu tham khảo:
– “Cộng Đoàn Thánh Phanxicô Qui Hoà” (Bệnh viện Phong Qui Hoà) Trích Lược sử Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ VN. của L.m. Antôn Trần Phổ, Dòng Phan Sinh và Nữ tu Ma-đa-lê-na Nguyễn Thị Triệu, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, biên soạn. Tài liệu đánh máy.
– Tiểu sử linh mục Paul André Maheu, Nữ tu Luca, Khu Điều trị Phong Qui Hoà cung cấp.
– Báo Đức Mẹ HCG,1962, số đặc biệt giáo phận Qui Nhơn.
– Hàn Mặc Tử Thơ và Đời, NXB Văn Học, Hà Nội 1993
– Việt Nam Giáo sử, Quyển I, II, Phan Phát Huồn
– GG và DT số 880 ngày 25-10-1992.
Những bằng chứng về lửa thanh luyện các linh hồn
10:02 11/11/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Tại Bảo Tàng Viện Luyện Ngục (Small Purgatory Museum) ở Rôma có trưng bày nhiều hiện vật bị đốt cháy hoặc những hình ảnh chụp lại những hiện vật bị đốt cháy, do bởi...
Bỡ ngỡ trước Phép lạ xảy ra cho 1 gia đình nghèo tại 1 giáo xứ thuộc TGP Sài Gòn
01:25 24/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
Gia đình hạnh phúc đơn sơ Tình yêu chan chứa giấc mơ an bình Tạ ơn Chúa đoái thương tình Chữa lành đột quỵ, gia đình có nhau. Gia đình nhỏ bé của tôi...
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam có hai tân Linh mục đầu tiên người sắc tộc J’rai
12:13 23/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Trong đợt truyền chức 12 Tân Linh mục DCCT vừa qua ngày 03/7/2024, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, có hai Tân Linh mục người Sắc tộc J’rai là cha Giuse...
Đau lòng quá: 1 Tu sĩ trẻ 27 tuổi DCCT Việt Nam đã qua đời sau 20 ngày Khấn dòng
03:49 22/07/2024 Cáo phó, Dòng tu, Sống Đạo
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Gia đình thương tiếc báo tin về sự ra đi bất ngờ của thầy Giuse Lê Nguyễn CSsR, một tu sĩ trẻ vừa tuyên khấn lần...
Chuyện có thật: 1 Ni cô lầm lỡ mang thai tới tìm Cha Giuse Nguyễn Văn Tịch
05:33 20/07/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
NICÔ CƠ NHỠ SAU 12 TU LUYỆN ——————– Nhà Tạm Lánh đón tiếp một sư cô, một Nicô 100%. Cô có tâm tu, cô có ưu tư muốn cứu chúng sinh của Bồ Tác...
Xúc động: Ông bố đạo Công Giáo thiệt mạng vì lao ra đỡ đạn cho con gái trong vụ ám sát ông Trump
12:56 20/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo, Thế giới
Theo gia đình ông và thống đốc bang, người chồng và người cha 50 tuổi bị bắn chết hôm thứ Bảy tại cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump bên...
Huy hiệu Giám mục của Đức cha Tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc
12:48 20/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Khẩu hiệu được trích từ Tin mừng theo thánh Marcô: “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ...
Khám phá giếng cổ bí ẩn sâu dưới lòng đất trong 1 tu viện ở Ninh Bình
11:39 18/07/2024 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đan viện Châu Sơn (xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình) là một tu viện cổ được khởi công xây dựng từ năm 1939, mang vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng. Cách Hà...
Phép lạ Đức Mẹ tại GP Long Xuyên ban cho 1 Phật tử
05:47 18/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
Đây là chuyện có thật 100% xảy ra trên quê hương Cù Lao Giêng của tôi, chính nhân chứng hiện giờ vẫn còn sống gần khu vực nhà mình. Không hề hư cấu! “Ơn...
Câu chuyện về ơn gọi của một thanh niên trẻ người Việt Nam
01:03 18/07/2024 Ơn gọi, Sống Đạo, Tìm Hiểu
“Con như chiếc bình bạch ngọc đập vỡ vụn dưới chân Chúa” Vào những ngày đầu tháng 5, 2022, tôi nhận được một cú điện thoại của một vị mà tôi không ngờ tới,...
Nghẹn ngào cảm động chuyện 1 Giám mục nổi tiếng – Xin cầu nguyện
06:44 17/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo
Vào một ngày cuối năm 1965. Trên một chuyến máy bay đưa các Giám Mục người Mỹ trở về từ Ý sau khi đã dự Công Đồng Vatican 2, có một nữ tiếp viên...
Sửng sốt với điều lạ trùng hợp trong vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump – Xin cầu nguyện
12:38 17/07/2024 Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo, Thế giới
Kính thưa cộng đoàn, Khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, và chuẩn bị dời vào Nhà Trắng, ông đã mời Linh mục Andrew Mahana đến và thực hiện nghi thức trừ tà trong...
Bất ngờ chuyện lạ có thật xảy ra khi cựu Tổng Thống Donald Trump bị á.m s.át
09:51 16/07/2024 Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo, Thế giới
Cựu Tổng thống Donald Trump bị thương ở tai, ông thoát khỏi vụ ám sát ngày thứ bảy 13 tháng 7 trong cuộc họp của một chiến dịch bầu cử hiện đang bị gián...
Cựu Tổng thống Trump nói sau khi ông bị ám sát hụt: “Chúa đã cứu tôi!”
11:01 15/07/2024 Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo, Thế giới
Cựu Tổng thống Donald Trump bị thương ở tai, ông thoát khỏi vụ ám sát ngày thứ bảy 13 tháng 7 trong cuộc họp của một chiến dịch bầu cử hiện đang bị gián...
Vatican lên tiếng về vụ ám sát cựu TT Donald Trump hôm 13/7
10:53 15/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo, Thế giới, Tìm Hiểu, Tin tức, Vatican
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh lên tiếng về vụ cựu tổng thống Donald Trump bị tấn công khi Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi ở Pennsylvania bắn ông từ một tòa nhà, hung thủ...