Sự bùng phát dịch bệnh coronavirus tại Italia cho đến nay là một trong những vụ làm chết người cao thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ), và trong khi các bác sĩ và y tá ở tiền tuyến phía bắc Italia đã trở thành biểu tượng của sự hy sinh chống lại kẻ thù vô hình, các linh mục và nữ tu cũng là những chiến sĩ hy sinh trong khi phục vụ nhu cầu thiêng liêng của các bệnh nhân.
Sự bùng phát dịch bệnh coronavirus tại Italia cho đến nay là một trong những vụ làm chết người cao thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ), và trong khi các bác sĩ và y tá ở tiền tuyến phía bắc Italia đã trở thành biểu tượng của sự hy sinh chống lại kẻ thù vô hình, các linh mục và nữ tu cũng là những chiến sĩ hy sinh trong khi phục vụ nhu cầu thiêng liêng của các bệnh nhân.
Đặc biệt là ở những khu vực bị nhiễm bệnh sâu như ở thành phố Bergamo, các linh mục còn đang mạo hiểm và hy sinh cả cuộc sống mình đời để đáp ứng nhu cầu tâm linh của những người già và sùng đạo còn đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi coronavirus.
Theo thống kê của Hội Đồng Giám Mục Italia thì cho tới hôm nay (12/4/2020) trên khắp cả nước, virus đã giết chết hơn 100 linh mục, nhiều người trong số họ đã nghỉ hưu và dễ bị tổn thương trước một tai họa đối với người già, cho dù các vị đi thăm nhà dưỡng lão hay sống trong tu viện.
Tờ báo Avvenire, do Hội đồng Giám mục Italia điều hành, đang vinh danh các linh mục qua đời với hashtag “PriestsForever.”
Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nhớ đến họ trong Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh tại được Ngài cử hành Nhà thờ Thánh Phêrô trống rỗng.
Ngài nói: “Trong những ngày này, các linh mục ở Italia đã chết để chăm sóc cho những người bệnh trong các bệnh viện, họ là những vị thánh ngay bên cạnh các bệnh nhân, những linh mục đã hy sinh cho họ”.
Thời báo New York Times hôm 12/4/2020, tường thuật về trường hợp Linh mục Claudio Del Monte như sau: “Vào Chúa Nhật trước lễ Phục sinh, điện thoại linh mục chuông reo. Cha Claudio Del Monte đến bệnh viện mang theo điện thoại, được nhân viên trong bệnh viện Bergamo đưa cho ngài, cùng với một cây thánh giá nhỏ và một số chất khử trùng tự chế. Thay vì mang cổ áo linh mục thông thường của mình, ngài mang áo khăn lau dùng một lần, mặt nạ phẫu thuật được che bằng một mặt nạ khác, kính bảo vệ và mũ trùm đầu. Trên ngực ngài vẽ một cây thánh giá màu đen.
Ngài thăm hai bệnh nhân coronavirus trong bệnh viện như đã được gọi qua phone. Vài phút sau, ngài đến bên giường của một người đàn ông lớn tuổi mà ngài đã gặp vài ngày trước đó. Mặt nạ oxy bây giờ che khuất khuôn mặt người đàn ông, và các nhân viên chăm sóc cấp cứu quây quanh giường bệnh nhân.
Cha Claudio 53 tuổi kể lại như sau: “Tôi đã ban phép lành cho ông ta và ban phép giải, ông ta xiết chặt tay tôi và tôi ở đó với ông cho đến khi nhắm mắt. Sau đó, tôi đọc lời cầu nguyện cho người chết, rồi tôi thay găng tay và tiếp tục đi thăm các bệnh nhân khác”.
Đức cha Francesco Beschi, giám mục của Bergamo cho biết: Giáo phận của ngài đã mất 24 linh mục trong vòng 20 ngày, nơi có hơn 2.600 người đã chết vì virus này. Khoảng một nửa các linh mục đã nghỉ hưu và không còn giữ chức vụ mục vụ, nhưng các ngài vẫn còn chăm lo nhiệm vụ mục vụ cho giáo dân.
Các linh mục này nói lời an ủi thông qua các nhóm WhatsApp, hoặc vẫy tay từ phía sau cửa sổ xe khi mang thức ăn cho người bệnh, dựa vào khung cửa phòng người bị nhiễm bệnh khi thực hiện các nghi thức cuối cùng cho bệnh nhân, và bao chung quanh mình trong các thiết bị bảo vệ cá nhân khi các ngài thì thầm cầu nguyện và khích lệ tại giường bệnh viện.
Các linh mục phát biểu cảm tưởng phàn nàn rằng các ngài không thể đến gần bệnh nhân hơn, rằng lần chạm tay cuối cùng với bệnh nhân là qua găng tay, rằng khuôn mặt cuối cùng họ nhìn thấy bệnh nhân thường là qua màn hình. Với một loại virus ngăn cách gia đình, ngăn cách vợ chồng khi nó giết chết, các linh mục nói rằng các ngài cũng đau đớn khi phải xa cách với đàn chiên khi họ cần đến các ngài nhất.
Một trong số đó là Linh mục Fausto Resmini, 67 tuổi, là tuyên úy của nhà tù Bergamo, trong gần 30 năm và là người sáng lập một trung tâm dành cho những thanh thiếu niên gặp khó khăn. Các linh mục bạn hữu của ngài cho biết: trong quá trình làm việc vào tháng trước, ngài đã bị nhiễm virut. Ngài đã được điều trị tại bệnh viện Humanitas Gavazzeni, nơi Cha Claudio Del Monte thường làm mục vụ, trước khi chết vào ngày 23 tháng 3, 2020.
Cư dân địa phương đang cố gắng đặt tên cho một bệnh viện dã chiến mới theo tên của Linh mục Fausto Resmini. Linh mục Roberto Trussardi, giám đốc Caritas của Bergamo nói rằng: “Cái chết của cha Fausto là một mất mát to lớn đối với giáo phận Bergamo”.
Những sự hy sinh như vậy cũng đã không ngăn cản nhiều linh mục khác tiếp tục đi thăm viếng và làm mục vụ cho bệnh nhân hiểm nghèo. Khi chọn làm linh mục có nghĩa là “chọn cuộc sống nên hữu dụng cho tha nhân”.
Những linh mục chăm sóc cho bệnh nhân đang thể hiện một tầm nhìn của Giáo hội được ĐTC Phanxicô nói rõ, người thường gọi hình ảnh của một bệnh viện dã chiến và các nhân vật của kiệt tác Italia “The Betrothed”, trong đó các linh mục người Milan hy sinh thân mình phục vụ cách anh hùng đối với những người bị bệnh dịch.
Vào ngày 10 tháng 3, 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện trong một thánh lễ ban sáng: “cho các linh mục của chúng ta, để họ có can đảm ra ngoài và đến với những người bị bệnh”.
Đức Hồng Y Michael Czerny, một cố vấn thân cận của Đức Phanxicô nói rằng Đức Giáo Hoàng có vẻ bình tĩnh nhưng cũng tham gia quyết liệt vào cách Giáo hội đáp ứng đối với virút trong những ngày gần đây.
ĐHY Czerny nói: “Những gì làm cho ĐGH hạnh phúc nhất là có những linh mục không cần được nhắc bảo, nhưng các vị biết rằng đây là việc họ nên làm. Các vị sẽ sẵn sàng ra tiền tuyến. ĐGH muốn chúng ta ở tiền tuyến và vượt qua ngay cả giới hạn của riêng mình”.
Đức Giám Mục Beschi nói cũng phát biểu như sau: “Những giới hạn đó không được đặt một cách an toàn. Và một khi nguy cơ lây nhiễm trở nên rõ ràng, các linh mục bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp”. Trong một lá thư cho các linh mục của mình, GM Beschi nói với họ rằng: “Chúng ta muốn mang Chúa đến cho mọi người nhưng không truyền nhiễm. Đây là một lựa chọn đau đớn, bởi vì đó là một hạn chế”.
Lượt xem: 119