Huy hiệu Giám mục của Đức cha Tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc
Khẩu hiệu được trích từ Tin mừng theo thánh Marcô: “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ...
Chiều qua tiếp tục lang thang săn ảnh SaiGon, đi ngang Vương Cung Thánh Đường tình cờ mình bắt gặp hình ảnh đẹp, một “thiên thần áo trắng” (sau đó bắt chuyện được biết bạn bên nhóm thiện nguyện Oxy SaiGon), đang lặng lẽ ngước nhìn Đức Mẹ, chắc là cầu mong cho mọi người được BÌNH AN.”
Gần đây trên Facebook của nhiếp ảnh gia Minh Hòa đã ghi lại khoảnh khắc một tình nguyện viên chạy qua tượng Đức Bà Hòa Bình Nhà thờ Đức Bà Sài gòn đành đứng lại thinh lặng và cầu nguyện với Mẹ.
Nhiếp ảnh gia viết: “ĐỨC TIN.
Chiều qua tiếp tục lang thang săn ảnh SaiGon, đi ngang Vương Cung Thánh Đường tình cờ mình bắt gặp hình ảnh đẹp, một “thiên thần áo trắng” (sau đó bắt chuyện được biết bạn bên nhóm thiện nguyện Oxy SaiGon), đang lặng lẽ ngước nhìn Đức Mẹ, chắc là cầu mong cho mọi người được BÌNH AN.”
Khi cơn sốt đại dịch đã bắt đầu có dấu hiệu khả quan, người ta bắt đầu bàn tán về cuộc sống “hậu COVID-19”. Người trẻ Công giáo “hậu COVID-19” học được gì?
Năm 2020 là năm bắt đầu trong ba năm (2020 – 2022) thực hiện Chương trình Mục vụ Giới Trẻ do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chọn, với chủ đề “Hướng đến việc đồng hành và giúp cho người trẻ phát triển toàn diện”[1]. Cùng với chủ đề và định hướng chung của Giáo Hội tại Việt Nam, các giáo xứ và các nhóm giới trẻ cũng đề ra không ít kế hoạch hoạt động xoay quanh chủ đề này.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của COVID-19 đã làm đảo lộn, đóng băng, và gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các kế hoạch và thao thức này. Sáu tháng trôi qua kể từ khi chủ đề được công bố, không có sinh hoạt nào đáng kể, thậm chí trong hơn một tháng vừa qua, cả nước không có Thánh Lễ trong cộng đồng lớn.
Những ngày này, khi cơn sốt COVID-19 đã bắt đầu có dấu hiệu khả quan, nhiều quốc gia bị ảnh hưởng đã bắt đầu lấy lại thế chủ động trong cuộc chiến đẩy lùi COVID-19, tại Việt Nam, đến giờ phút hiện tại vẫn chưa có ca tử vong nào được ghi nhận và công khai, một vài giáo phận đã bắt đầu có Thánh Lễ công khai trở lại dù khá cẩn trọng. Bên cạnh những diễn tiến có vẻ bớt ảm đạm đó, người ta bắt đầu bàn tán về cuộc sống “hậu COVID-19”.
Các nhà tâm lý ứng dụng cho rằng, con người có khả năng quên và chính khả năng này giúp họ hàn gắn các tổn thương trong quá khứ và tiến về tương lai.[2] Hậu COVID-19 chắc chắn kinh tế sẽ ảm đạm một thời gian, người ta buộc phải cắt giảm chi tiêu và một vài thói quen, do vậy cũng sẽ phải điều chỉnh; nhưng câu hỏi đặt ra rằng những thay đổi, điều chỉnh này sẽ kéo dài trong bao lâu? Lịch sử đã chứng minh khả năng lãng quên của con người đã khiến họ đi vào những vết đổ cũ; tổn thương từ hai cuộc thế chiến là một ví dụ điển hình. Người ta ước tính Đệ Nhất Thế Chiến qua đi đã gây ra khoảng 41 triệu binh lính tham chiến và dân thường thương vong[3]; vậy mà mấy mươi năm sau, nhân loại lại bắt đầu chống lại nhau và Thế Chiến Thứ Hai đi qua để lại còn nhiều tổn thương hơn nữa.
Quay trở lại với người trẻ Công giáo hậu COVID-19. Chúng ta học được gì?
1. Chúng ta đã trải qua một Mùa Phục Sinh lặng lẽ
Đức Giêsu đi vào cuộc tử nạn thầm lặng, và Ngài cũng Phục Sinh cách hết sức giản dị. Chúng ta (bao gồm cả người viết) đã học được gì khi đức tin đi qua phép thử COVID-19? Không có cộng đoàn đức tin nâng đỡ, không có Thánh Lễ, không có các sinh hoạt giáo xứ xôm tụ để giúp chúng ta củng cố và nuôi dưỡng đức tin. Người trẻ học được gì?
Phải chăng bấy lâu nay, chúng ta đã sống đức tin ở mức tối thiểu? Và liệu rằng chúng ta có đang bám víu vào hình thức bên ngoài để tự an ủi bản thân làm tròn bổn phận cho đến khi những hình thức bên ngoài đó phải tạm dừng, và thế là chúng ta bị khủng hoảng?
2. COVID-19 và lời mời gọi quay trở lại với những giá trị cốt lõi
Người trẻ ngày nay dùng từ “toang” để diễn tả những đổ vỡ, cách riêng là những đổ vỡ xảy ra trong thời gian giãn cách xã hội.
“Toang” trong tương quan gia đình
Ngày quyết định kết hôn trong đức tin Công giáo, đôi hôn phối đã thề hứa trước nhan Chúa và trước cộng đoàn rằng: <<Anh (em) nhận em (anh) làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng nhu lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em)>>. Ấy vậy mà trong thời gian giãn cách xã hội, khi “phải” quay trở lại và ở cùng nhau từ sáng tới khuya, thì người ta bắt đầu đổ vỡ, khủng hoảng, thậm chí là bạo lực gia đình.
Phải chăng những đổ vỡ này chỉ là vết gãy của những vết rạn đã có từ lâu?
Tiếng “toang” chói tai này trong tương quan gia đình đang vỡ vụn mời mỗi thành viên trong gia đình quay trở lại giá trị cốt lõi của hôn nhân Công Giáo, quay trở lại với giá trị của gia đình, là “hình ảnh giao ước tình yêu nối kết Chúa Kitô và Hội Thánh, họ sẽ làm cho mọi người thấy sự hiện diện sống động của Chúa Cứu Thế trong thế giới và trong bản chất đích thực của Hội Thánh, qua tình yêu vợ chồng, qua sự quảng đại chấp nhận sinh thành con cái.”[4] Dù muộn màng, chúng ta sắp xếp lại những mảnh vỡ, sắp xếp lại những giá trị ưu tiên trong cuộc sống với nỗ lực, ước muốn xây đắp lại “tổ ấm”.
Những kế hoạch vỡ “toang”
Cách ly xã hội buộc chúng ta phải từ bỏ nhiều thứ. Trước hết, chúng ta từ bỏ ý muốn cá nhân và quyền kiểm soát cuộc sống của mình về thời gian và không gian. Chúng ta buộc phải gác lại những kế hoạch và đổi hướng những kế hoạch khác. Những người đánh giá cao hiệu quả và hiệu suất công việc, buộc phải chậm lại và chấp nhận rằng mình chỉ có thể làm hết sức một vài chuyện, và rất nhiều chuyện khác thì chỉ ở mức trung bình.
Trong tất cả những xáo trộn đó, người trẻ có nhận ra rằng, chúng ta vẫn tưởng rằng cuộc đời mình do mình làm chủ, nhưng thực chất việc làm chủ đó cũng chỉ ở một giới hạn nhất định?
Randy Pausch đã nói “Bạn không thể thay đổi lá bài cuộc sống, bạn chỉ có thể thay đổi cách chơi.”[5] COVID-19 đẩy con người đến những lựa chọn và những chọn lựa đó buộc người ta phải đối chiếu với hệ giá trị mà mình theo đuổi. Điều gì là quan trọng nhất?
3. “Ông đã thấy và đã tin”[6]
Người trẻ được kể nhiều về lịch sử đau thương mà nhân loại đã đi qua trong đó có những đại dịch đã kết thúc và tìm được thuốc chữa, cũng có những đại dịch vẫn âm thầm bào mòn sức sống nhân loại. Nhưng những lời kể đó cũng chỉ dừng lại ở mức độ…chuyện bên ngoài. Thỉnh thoảng, người ta sẽ kể về HIV/AIDS đang tràn lan ở đâu đó, rồi bệnh lao phổi vẫn đang tàn phá cuộc đời của một cộng đồng nào đó, hay các bệnh viêm gan A, B, C ở chỗ này chỗ khác; hay vẫn là cái chuyện hạn hán, thiên tai… Con người vẫn tin rằng mình vô can trong vụ đổ máu của đồng loại ở những nơi xa. Tất cả những sự thờ ơ đó bỗng dưng bị đánh thức bởi sự hoành hành của COVID-19, những cái chết chóng vánh thật gần.
Liệu có phải người trẻ – thế hệ được gọi là Millenniums – cần được chuẩn bị để có tâm thế sẵn sàng đối phó với các cơn đại dịch?
Phải chăng, con tim của người trẻ cần được luyện tập để biết rung động trước nỗi khổ đau của tha nhân và dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân?
Liệu rằng người trẻ có cần được giúp đỡ để sắp xếp lại cuộc sống của mình, xách balô lên và bắt đầu hành trình gian nan nhưng cần thiết: Đi vào trong nội tâm của chính mình.
COVID-19 xảy ra như môt sự kiện đau thương cho toàn nhân loại, nhưng đồng thời cũng là cơ hội phản tỉnh cho con người. Khủng hoảng là tất yếu, khủng hoảng giúp người ta quay lại với những giá trị cốt lõi của sự hiện hữu và điều chỉnh những thói quen sống chưa lành mạnh.
Conggiao.vn/ST
Huy hiệu Giám mục của Đức cha Tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc
12:48 20/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Khẩu hiệu được trích từ Tin mừng theo thánh Marcô: “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ...
Khám phá giếng cổ bí ẩn sâu dưới lòng đất trong 1 tu viện ở Ninh Bình
11:39 18/07/2024 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đan viện Châu Sơn (xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình) là một tu viện cổ được khởi công xây dựng từ năm 1939, mang vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng. Cách Hà...
8 Phật tử tận mắt chứng kiến sự lạ xảy ra trên sông Mê-kông
12:43 14/07/2024 Địa Điểm, Phép lạ, Sống Đạo
Nhiều người truyền tai nhau: “Có một bà được vớt từ dòng sông Me-Kong lên rất linh thiêng, bất cứ ai đến xin ơn gì, bà ấy cũng ban cho”. Bà ấy là ai?...
Bổ nhiệm Giám mục Chính tòa GP Ban Mê Thuột
10:54 13/07/2024 Giáo Hội, Giáo Hội Việt Nam, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc, thuộc linh mục đoàn giáo phận Ban Mê Thuột, làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột. BỔ...
Phép lạ: Thiên Chúa cứu sống 33 người thợ mỏ trong vụ giải cứu ly kỳ nhất thế giới
02:25 09/07/2024 Địa Điểm, Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo
33 người đàn ông bị mắc kẹt dưới lòng đất sâu hơn 700m trong 69 ngày, chiến đấu với đói khát và bệnh tật trong bóng tối tù túng. Khi lên tới mặt đất...
Khám phá ngôi Nhà thờ nơi Cố TT Ngô Đình Diệm đến cầu nguyện trước khi bị hại – Nhà Thờ Cha Tam
03:11 08/07/2024 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Mời cộng đoàn cùng khám phá ngôi nhà thời nơi Cố TT Ngô Đình Diệm đến cầu nguyện trước khi bị hại dưới video dưới đây: — — —- Nhà thờ Cha Tam (Gx....
Đức Giám Mục phêrô Nguyễn Soạn qua đời
12:21 08/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo
Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, nguyên Giám mục giáo phận Qui Nhơn, đã được Chúa gọi về lúc 7g08ph ngày 8.7.2024. Hưởng thọ 88 tuổi. Ngài sinh ngày 15 tháng 12 năm 1936 tại...
Tiểu sử Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Soạn
12:14 08/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, nguyên Giám mục giáo phận Qui Nhơn, đã được Chúa gọi về lúc 7g08ph ngày 8.7.2024. Hưởng thọ 88 tuổi. Ngài sinh ngày 15 tháng 12 năm 1936...
Âm mưu ám sát cựu TT Trump: 4 khía cạnh Kitô giáo đáng chú ý
12:54 08/07/2024 Địa Điểm, Giáo Hội, Sống Đạo, Thế giới
Bài bình luận của Cha De Souza trên tờ The National Catholic Register ngày 19 tháng 7, 2024: BÌNH LUẬN: Những hệ lụy của vụ ám sát sẽ đặt ra một thách thức cho...
Hiện tượng bức tượng Đức Mẹ khóc ra máu ở Ấn Độ gởi thông điệp gì?
09:25 07/07/2024 Địa Điểm, Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo
Phép Lạ Bức Tượng Đức Mẹ Maria Ở Ấn Độ Khóc Ra Máu Gởi Thông Điệp Gì: Vào thứ Bảy, ngày 14 tháng 7 năm 2012, tại Ghaziabad, Uttar Pradesh, Ấn Độ, một bức...
Tin buồn: ĐGM Gioan Baotixita Bùi Tuần qua đời
10:30 07/07/2024 Cáo phó, Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
+ Cáo phó: ĐGM GB Bùi Tuần ĐỨC CHA CỐ GIOAN BAOTIXITA BÙI TUẦN Nguyên Giám mục Chính tòa GP Long Xuyên Đã được Chúa gọi về lúc 03:30 sáng thứ bảy, ngày 27/07/2024....
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam giới thiệu biểu tượng(logo) chính thức
09:53 06/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Trong Hội nghị thường niên kỳ I/2024 từ ngày17 đến 21 tháng 04 vừa qua tại Vĩnh Long, Hội đồng Giám mục đã duyệt, chọn biểu tượng (logo) chính thức. Văn phòng Hội đồng...
Đứa trẻ bị bỏ rơi ở chân cầu được các Nữ tu cưu mang, 18 năm sau được “tái sinh” với hình hài mới
01:50 05/07/2024 Địa Điểm, Sống Đạo
Lộc sinh ra với dị tật trên mặt, bị bỏ rơi, được cô nhi viện Phú Hòa nhận nuôi từ khi còn đỏ hỏn. Mới đây, bức ảnh xúc động chụp tại một buổi...
Đức Thánh Cha Phanxicô nói gì trong lá thư gửi Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt?
03:16 03/07/2024 Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Ngày 29 tháng 6 vừa qua, Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội mừng 25 năm Giám mục. Nhân dịp này Đức Thánh cha Phanxico đã...
Cảm động 1 Giám mục VN chấp nhận đi tù – Xin cầu nguyện Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
02:01 02/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Sáng 29/6/2024, nhân dịp lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ, tại Đan viện Châu Sơn, Nho Quan, Ninh Bình đã diễn ra thánh lễ tạ ơn nhân kỷ niệm 25 năm giám mục...