Nơi nào trên thế giới có người tham dự Thánh lễ Công giáo nhiều nhất?
Các cuộc khảo sát cho thấy Châu Phi đang dẫn đầu về số tín hữu Công giáo đến nhà thờ. Theo một nghiên cứu mới được công bố bởi Center for Applied Research in...
Cảnh sát Ý đã đảo ngược quá trình lão hóa từ những đường nét mờ nhạt trên tấm vải liệm thành Turin nổi tiếng, từ đó tạo ra hình ảnh được cho là của Jesus Christ thời niên thiếu.
Cảnh sát Ý đã đảo ngược quá trình lão hóa từ những đường nét mờ nhạt trên tấm vải liệm thành Turin nổi tiếng, từ đó tạo ra hình ảnh được cho là của Jesus Christ thời niên thiếu.
Sau 5 năm gián đoạn, vải liệm Turin, chiều dài 4,4 m, lại xuất hiện trước công chúng trong triển lãm tổ chức tại nhà thờ Turin từ tháng 4 đến ngày 24.6. Dự kiến hàng triệu người sẽ đến sự kiện này, trong đó có Giáo hoàng Francis. Nhân dịp này, Sở Cảnh sát Rome đã bất ngờ đóng góp một “tác phẩm” độc nhất vô nhị: đó là bức ảnh được cho là của Jesus Christ khi còn nhỏ. Đầu tiên, họ tạo ra một bức hình dựa trên hình ảnh khuôn mặt trên vải liệm Turin, mà theo nhiều người là của Chúa Jesus.
Kế đến, họ sử dụng phần mềm máy tính đảo ngược quá trình lão hóa của đối tượng, bằng cách giảm kích thước khung xương hàm, gọt nhỏ khuôn mặt và làm dịu đi những đường nét quanh mắt. Sản phẩm cuối cùng là bức ảnh của một thiếu niên mang nét đẹp vô cùng thánh thiện, theo tờ The Independent.
Lâu nay, giới học giả liên tục tranh cãi về tính xác thực của vải liệm Turin, với nền vải in hằn những đường nét hiển thị hình ảnh một người đàn ông sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Vào năm 1998, kỹ thuật xác định niên đại bằng đồng vị carbon cho thấy tấm vải này có nguồn gốc từ cuối thế kỷ 13, cung cấp thêm chứng cứ cho phe luôn cam đoan rằng nó là một trò lừa đảo từ thời Trung cổ. Tuy nhiên, bí ẩn của vải liệm Turin không vì thế mà biến mất vì chưa ai có thể giải thích sự xuất hiện của hình ảnh trên tấm vải.
Tòa Thánh không chính thức xác nhận rằng thi hài của Đức Chúa được bọc trong tấm vải liệm này, hoặc cho rằng có bất cứ phép màu nào liên quan đến sự xuất hiện của hình ảnh đó. Tuy nhiên, chính giáo hoàng đã yêu cầu tổ chức cuộc triển lãm trên nhằm tưởng niệm 200 năm ngày sinh của thánh John Bosco, một giáo sĩ vào thế kỷ 19 đã dành trọn cuộc đời cho công cuộc giáo dục trẻ em nghèo tại Turin.
Trước thế kỷ 13, không có thông tin nào về sự tồn tại của vải liệm Turin từng được ghi nhận trong lịch sử. Người ta chỉ biết rằng tấm vải liệm gây tranh cãi, từng thuộc về các hoàng đế của đế chế Byzantine, nhưng sau đó biến mất trong Cuộc vây hãm Constantinople, hay còn gọi là Cuộc thập tự chinh thứ 4 vào năm 1204. Sử liệu cũng từng đề cập đến một tấm vải liệm in hình ảnh người bị đóng đinh tại thị trấn Lirey (Pháp) vào năm 1353 – 1357. Nó thuộc quyền sở hữu của một vị hiệp sĩ Pháp Geoffroi de Charny, người đã tử trận trong cuộc chiến Poitiers vào năm 1356. Tuy nhiên, sự liên quan giữa tấm vải liệm ở Pháp với cái ở Turin vẫn là đề tài tranh luận nảy lửa trong giới các học giả.
Một số người cho rằng tấm vải liệm ở Lirey là tác phẩm của một kẻ chuyên làm đồ giả và đã thú nhận tội trạng của mình. Kể từ thế kỷ 15 trở đi, vải liệm Turin được theo dõi và ghi nhận hết sức chặt chẽ. Chẳng hạn, vào năm 1532, tấm vải đã bị tổn hại trong một vụ cháy tu viện ở Chambéry, thủ phủ vùng Savoy của Pháp. Một giọt bạc nóng chảy đã rơi lên tấm vải trong lúc nó được xếp lại, để lại dấu vết xuyên suốt các lớp vải. Và các bà sơ đã cố gắng mạng lại những lỗ thủng. Đến năm 1578, Công tước xứ Savoy Emmanuel Philibert ra lệnh chuyển vải liệm từ Chambéry đến Turin và nó được bảo quản kỹ lưỡng cho đến ngày nay.
Vải liệm Turin từng thu hút sự chú ý của một số người ngưỡng mộ khét tiếng. Nó thậm chí là nỗi ám ảnh đối với nhà độc tài phát xít Đức Adolf Hitler, kẻ muốn trộm nó để sử dụng trong một nghi thức ma thuật. Kể từ đó, vải liệm Turin họa hoằn lắm mới xuất hiện trước công chúng, và nó quá quý giá để có thể cho phép kiểm nghiệm kỹ lưỡng hơn.
Nơi nào trên thế giới có người tham dự Thánh lễ Công giáo nhiều nhất?
08:26 27/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Các cuộc khảo sát cho thấy Châu Phi đang dẫn đầu về số tín hữu Công giáo đến nhà thờ. Theo một nghiên cứu mới được công bố bởi Center for Applied Research in...
Chân dung và Tiểu sử Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
02:42 23/01/2023 Giáo Hội Việt Nam, Tìm Hiểu
I- Tiểu Sử Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt – 4.9.1952: sinh tại Mỹ Sơn, tỉnh Lạng Sơn – 21.8.1964: theo học tại Tiểu Chủng viện Têrêsa, thuộc giáo phận Long Xuyên....
Bộ Âm lịch mà chúng ta đang sử dụng để đón Tết có nguồn gốc từ đâu?
07:45 22/01/2023 Tìm Hiểu
“…In essence, the lunar calendar was Shixian Calendar.” – Về bản chất, Âm lịch là lịch Thời Hiến: “Từ thời nhà Minh (1368-1644), các nhà truyền giáo Dòng Tên đã mang thiên văn học...
Tiếng cười có tầm mức nghiêm trọng như thế nào? – Suy luận của thần học gia
12:55 22/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Trong một bài giảng, linh mục Dòng Tên, thần học gia người Đức Karl Rahner nhận xét trong Mối Phúc Thật theo Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu đã có một câu ấn tượng:...
10:09 20/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Nhân dịp trao giải Ratzinger 2022 cho thần học gia Michel Fédou, một bàn tròn thảo luận đã được tổ chức tại Trung tâm Sèvres với chủ đề “Thần học phục vụ dân Chúa”. Nhà thần...
Bất ngờ chuyện lạ có thật được Linh Mục kể lại khi CẢI MỘ người thân. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
12:00 18/01/2023 Giáo Hội Việt Nam, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Nội dung Đặc Sắc trong Video: -1.Linh mục tường thuật sự lạ khi cải mộ Ông nội Ngài; -2. Thật hiếm thấy 1 Thầy giáo Ngoại Đạo VN dạy học sinh hát Thánh Ca...
Top 10 câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất trên Google về người Công Giáo
12:38 17/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Bạn nghĩ câu hỏi nào được tìm kiếm nhiều nhất trên Google về người Công giáo? Theo conggiao.vn tìm hiểu với sự “thông minh” của thuật tóan Google, thì các từ khóa dưới đây...
Tại sao người Công Giáo không được lạy phật?
12:30 17/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Câu hỏi: Khi có dịp đi tham quan hoặc được mời đi tham dự lễ hội ở chùa chiền, người công giáo có được lạy tượng phật hay vái nhang không? Trả lời: Nếu...
Tại sao người Công Giáo ăn thịt chó?
12:20 17/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đạo công giáo ăn đủ thứ – Trích trong “Vụn vặt và suy tư” của Lm. Piô Ngô Phúc Hậu. Mình đi thăm dân. Có một ông vào loại thân hào nhân sĩ, ngỏ...
Tại sao người Công Giáo không ăn đồ cúng?
12:14 17/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Không Được Ăn Của Cúng Đọc trong Thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Côrintô (10:23-30), con có thắc mắc: Tại sao ăn được thức ăn ngoài chợ bán hoặc...
Tại sao người Công Giáo ăn chay được ăn cá?
12:07 17/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Mùa Chay (Lent) bắt đầu từ Lễ Tro (Ash Wednesday), kéo dài 40 ngày tới Lễ Phục Sinh (Resurection). ———— Xem thêm: Những ngày ăn chay kiêng thịt của Công Giáo năm 2022 –...
Tại sao người Công Giáo không được vào đảng?
11:59 16/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC GIA NHẬP ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG? ĐÁP: Khi nghe tin hội cựu chủng sinh một giáo phận nọ có anh đại diện là một đảng viên đảng cộng sản,...
Tại sao người Công Giáo phải cầu nguyện?
11:53 16/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Cầu nguyện là tất cả lòng dâng hiến nhiệt thành của ta trong Chúa Thánh Thần để dâng lên Chúa Cha qua Chúa Giêsu Kitô. Vì cầu nguyện liên kết và nói lên mối lên hệ của ta với Chúa, nên bản chất của cầu nguyện là cuộc đàm thoại.
Tại sao người Công giáo lại phải đi lễ ?
11:43 16/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đi Lễ là để được loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến. Đi Lễ là để được Chúa chở che, chúc lành và tuôn...
Tại sao người Công Giáo không được lấy công an?
11:39 16/01/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Theo trang luatsudfc có bài viết như sau: Bộ đội có được lấy vợ theo đạo không? Quân đội là một lực lượng đặc thù có vai trò đặc biệt quan trọng trong một...