Tắt Quảng Cáo [X]

Có được xăm hình Thánh Giá lên người không?

12:08 10/09/2021
hoc du

Mốt xăm hình dưới góc nhìn Ki-tô giáo, Ngày nay rất nhiều bạn trẻ chạy theo những mốt xăm hình lên cơ thể. Trong khi nhiều đoạn Kinh Thánh và trong Thư gửi tín hữu Cô-rin-tô, Thánh Phao-lô đã nhắc nhở: “Anh em chẳng biết thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh thần sao?”.

Có được xăm hình Thánh Giá lên người không?
Có được xăm hình Thánh Giá lên người không?

Trên tạp chí The Latin Mass, Linh mục Peter Joseph, Phó Hiệu trưởng và là giảng viên về Giáo lý của đại học Vianney – một trường dòng của Giáo phận Wagga Wagga, tiểu bang New South Wales, Úc, đã đưa ra nhiều nhận xét về việc xăm hình dưới cái nhìn đạo đức Ki-tô giáo.
Theo cha Peter Joseph, nhiều người không chấp nhận những mốt kỳ cục như xăm hình, đeo vòng tai nhiều lớp và xỏ lỗ trên thân thể. Thế nhưng khi ƿhản bác, họ lại không đưa ra được những đánh giá rõ ràng về mặt đạo đức.

Việc xăm hình thánh giá trên thân thể là không phù hợp. Cho dù chúng rất đẹp nhưng mỗi khi đi bơi chẳng hạn, các hình ảnh đó lại phô bày rất ƿhản cảm.
“Các ngươi không được rạch mình”
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã ƿhán cùng dân Do Thái: “Các ngươi không được rạch mình…, hay xăm bất cứ dấu hiệu nào trên mình các ngươi”, (Lê-vi 19, 28). Được Thiên Chúa linh ứng, Thánh Phao-lô đã nhắc nhở chúng ta: “Anh em chẳng biết thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần sao?” (1 Cr 6, 19).

Là đền thờ của Chúa Thánh Thần nên chúng ta có bổn phận chăm sóc, bảo vệ và gìn giữ thân xác cho đúng mực.
Ngoài ra, việc tự cắt xẻo, tự làm biến tướng là vi ƿhạm đến thân thể và chống lại Điều răn thứ năm. Có một số kiểu bấm lỗ đòi hỏi gần như phải tự çắt xẻo. Trước hết, việc bấm lỗ nhiều chỗ là một kiểu lạm dụng tự ƿhá hủy thân thể.

Hình thức tự ghét và tự çhối bỏ bản thân khiến một số người thích bấm lỗ và trang trí thân mình bằng một kiểu thời trang gớm ghiếc và có hại. Thân thể con người được Thiên Chúa tạo nên không phải để làm bia đóng đinh hay bức tranh tường.
Ngoài ra khi bạn xăm hình mà tạo ra những mối nguy hại cho sức khỏe cũng là “đụng” đến Điều răn thứ năm rồi. Năm 2001, các nhà nghiên cứu ở Đại học Texas và Đại học Quốc gia Úc đã báo cáo về những nguy hại mà việc xăm hình và bấm lỗ thân thể gây ra.

Một vài loại khuyên gắn trên rốn, lưỡi và phần trên của tai sẽ có hại cho sức khỏe và gây nhiễm trùng hoặc tác hại lâu dài như biến dạng da. Có khi chúng làm máu bị nhiễm độc. Một vài loại khuyên khi đeo phải bấm lỗ ở mũi, lông mày, môi, lưỡi sẽ không liền nếu sau này bạn không chơi khuyên nữa.
Vì thế, những kiểu bấm lỗ này là trái đạo đức vì chúng ta không được quyền gây nguy hại cho sức khỏe của mình mà không có động cơ hợp lý. Nếu được làm một cách thiếu vệ sinh, các chỗ xăm hình và bấm lỗ dễ gây ra nhiễm trùng. Một dụng cụ đã qua sử dụng, nếu không được ƙhử trùng, có thể truyền bệnh viêm gan và HIV.

Việc xăm hình làm giảm giá trị nhân cách của mình và tập trung quá nhiều vào vẻ bề ngoài của cơ thể
Có người hy vọng tránh được những nguy hại cho sức khỏe bằng cách dùng hình xăm Henna, thường được sơn vẽ hơn là bấm lỗ trên cơ thể. Vẽ Henna sơn các họa tiết hình hoa trên bàn tay và bàn chân là một phong tục cưới hỏi cổ của người Hindu, Ấn độ. Một báo cáo gần đây của Hiệp hội Y khoa Đức cho biết, nhiều du khách trở về với các Henna được làm ở Bali, Bangkok và một số nơi khác đã phải đến bác sĩ vì bị nhiễm trùng da nặng và có trường hợp bị dị ứng mãn tính.

Cũng có một số trường hợp, các yếu tố tạo màu trong kỹ thuật xăm hình bị ƿhai đi nhưng sau vài tuần da bị sưng tấy, những họa tiết xuất hiện lại dưới dạng những hình xăm đỏ ửng, thường làm đau bệnh nhân. Dị ứng phát ra từ 12 tiếng đồng hồ đến 12 tuần sau khi vẽ henna, gây ngứa dữ đội, sưng đỏ, bỏng giộp và đóng vảy.

Tạo ra những cái nhìn xấu từ xã hội
Cho dù có những hình thức xăm hình không đụng đến vấn đề “xúc ƿhạm đền thờ Chúa Thánh thần” như nêu trên thì một vài nội dung của hình xăm chúng ta cũng nên tránh.
THÂN THỂ CON NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC CHĂM SÓC CẨN THẬN, KHÔNG ĐƯỢC NGƯỢC ĐÃI HAY LÀM BIẾN DẠNG.

Thiếu tôn kính. Luôn luôn là trái đạo đức khi mang và phô bày những hình hay câu chữ xăm ƙhiếm nhã, những hình ảnh nhạo báng Chúa và Đức Mẹ hay các vật thánh.
Có người xăm một hình thánh giá lớn hay ảnh tượng thánh khác. Thân thể con người hoàn toàn không phù hợp với những hình ảnh như vậy, cho dù chúng rất đẹp.
Cứ mỗi khi người đó đi bơi chẳng hạn, lại phô bày các hình ảnh xăm như một kiểu thời trang là không phù hợp. Không có linh mục nào đi vào khu mua sắm mà lại mặc bộ áo lễ. Bộ áo lễ không có gì sai trái cả, nhưng phải được dùng đúng nơi, đúng chỗ vì mang tính biểu tượng tôn giáo đặc biệt.

Những dấu hiệu của sự mất định hướng về giới tính.
Trước kia, thường chỉ có những tên cướp biển nam mới đeo vòng tai. Trong khi đó chỉ những thủy thủ và các vai diễn phụ, đồng bóng mới mang hình xăm. Điều mà ngày xưa được dùng giới hạn thì nay lại lan rộng trong nhiều thành phần của cộng đồng.
Vào những năm 1970, người đàn ông đeo vòng bên tai trái, hay tai phải, hoặc có khi cả hai tai như một dấu hiệu cho thấy sự ƿhản ƙháng lại các giá trị đạo đức của xã hội đương thời. Lúc đó người ta coi điều này là hoàn toàn trái đạo đức.

Ngày nay vòng đeo tai nơi thanh niên bình thường đến nỗi người ta không còn nhớ đến ý nghĩa tiêu cực này. Tuy nhiên việc đeo vòng tai nơi đàn ông không bao giờ mang ý nghĩa tích cực của xã hội.
ᵭánh lừa bản thân. Nhiều người xăm hình đặc biệt cánh tay trên hoặc dưới chỉ cốt để phô trương và gây ấn tượng. Đó là cách mà họ muốn làm người khác chú ý đến mình. Điều này người xăm hình làm giảm giá trị nhân cách của mình và tập trung quá nhiều vào vẻ bề ngoài của cơ thể.
Sự chưng diện không có gì là sai, nhưng vấn đề ở đây là sự điều độ và thận trọng. Kinh Thánh công nhận việc tân nương trang điểm cho tân lang là điều tốt khi so sánh thành Giê-ru-sa-lem trên trời với cô dâu (Kh 21, 2). Một người phụ nữ ăn mặc đẹp và trang điểm khi cần đến là điều tốt, nhưng khi lớp son phấn phù hoa bên ngoài bay đi, mọi người sẽ nhận ra người phụ nữ ấy có sức quyến rũ thật sự hay rẻ tiền.

Những nội dung xấu của hình xăm
Hình ảnh ɱa ǫuỷ: Những hình xăm ɱa qủy khá phổ biến. Một Ki-tô hữu không được sử dụng những hình ảnh ɱa ǫuỷ hay biểu tượng Satan.
Đề cao cái xấu: Một dấu hiệu của Satan là ghét vẻ đẹp của tác phẩm do Thiên Chúa tạo thành, tìm cách phá hủy thụ tạo ấy cùng sự ưa thích nó nơi người khác.
Một vài việc bấm lỗ cơ thể không chỉ là xấu, mà còn hơn thế nữa, là sự biểu hiện việc ưa thích sống trong cái xấu. Trong các trại tập trung xưa kia, ϯù nhân bị đối xử như súc vật, bị ᵭóng dấu bằng những con số trên cánh tay. Vậy mà nay nhiều người lại dùng những dấu hiệu tương tự để tỏ ra ta đây thời trang, thông minh!

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang