Cộng Tác Viên Báo Công Giáo

THAM GIA NGAY

Tìm kiếm

Tranh cãi vụ Sơ Maria Nguyễn Thị Hồng Quế 'ngồi thiền' Thiền Yoga và Công Giáo

Tranh cãi vụ Sơ Maria Nguyễn Thị Hồng Quế 'ngồi thiền' Thiền Yoga và Công Giáo
  • Chia sẻ:

Một số tu sĩ và tín hữu CG hiên nay... " ngồi thiền".
THIỀN là cách thức đặc thù bên Phật giáo nhằm làm chủ nhung suy tư. 1) ngồi yên; 2) cảm nghiệm nhịp thở; 3) lập đi lập lại trg trí một câu thật ngắn gọi là mantra, hòa với nhịp thở. Có khi suốt đời khg thay đổi mantra.
Thuở ban đầu tâp thiền chỉ ngồi vài phút, nếu khg e sẽ " tẩu hỏa..."!
Ng CG mà ngồi thiền thì lập đi lập lại một câu kinh ngắn.
Theo tôi, thiền khg tương xứng với giáo lý CG - hiểu theo nghĩa các mầu nhiệm đc chính Thiên Chúa bộc lộ cho con ng.
Về tĩnh nguyện, thì CG có cách gọi là Lectio Divina: đọc một đoạn sách rồi suy niệm và cầu nguyện. Nhg khg gì bằng chầu Mình Thánh Chúa.
KHÔNG GÌ BẰNG CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA!
Chân phước Fulton Sheen mỗi ngày chầu MTC một giờ nên giảng cuốn hút mà khg cần viết ra.
Trg dòng của Mẹ Tê rê xa Can cu ta chiều về chầu MTC mỗi ngày một tiếng , nhờ đó có đc sức hy sinh chăm sóc bệnh nhân ban ngày vì lòng mến.
Trg lịch sử Giáo hội bao nhiêu là các thánh cầu nguyện lâu giờ trước Nhà Tạm. Dòng Thánh Thể đc lập ra để phổ biến việc chầu M T C .
Tại sao có hiện tượng ng CG ngồi thiền? Theo tôi, chung quy thì cũng do bởi lòng tin và mến MTC đã nên nhạt nhẽo và việc học hỏi suy niệm các mầu nhiệm cũng bị chểnh mảng.
Tình trạng suy thoái nhận thấy đc trg phụng vụ:
- Trước kia ( trc công đồng Va ti ca nô II ) có nhạc La tinh, nhạc Bình ca ( gregorien/ gregorian), rất đưa vào suy niêm.
- Thánh lễ trc kia là cử hành cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Bây giờ thánh lễ là một "bữa tiệc"! Nhạc thì bây giờ cũng gần như...nhạc đời! Cách cử hành thì" ào ào ", khg có nhg khoảnh khắc tĩnh lặng, cho rước lễ xong là coi như... chuẩn bị đi về.
- Các bài giảng chỉ bàn về bác ái, quên hết các mầu nhiệm rồi!
- Trg họ đạo khg còn nhg buỗi chầu Mình Thánh Chúa chung sốt sắng nữa chăng?
- Trg họ đạo khg còn siêng năng lần chuổi Mân Côi chung, và đọc các kinh cầu cho sốt sắng chăng?
Trong các dòng tu khg lẽ hát kinh Nhật tụng 5, 6 lần ngày khg đủ để sông nội tâm kết hợp với Chúa suốt ngày sao?
Tôi xác tín rằng dòng tu hay họ đạo nào quen chầu MTC và sốt sắng lần chuỗi MC thì sẽ dạt dào lòng mến Chúa và lan tỏa tình yêu đó trg cộng đoàn, khg hề thiếu thốn lửa mến ...hồn trầm mình trg giòng suối mát trong... sao dại tìm chốn nào nữa!  

  • Trích Phần Bình luận của Gioan Baotixita Nguyen
sr-que.png

I. Khác biệt giữa Thiền và Yoga:


- Thiền và Yoga rất khác biệt nhau. Thiền là lắng đọng tâm tư, đi vào bên trong để thấy chính mình, và tìm cách thoát ra ngoài các phiền não và mộng tưởng điên đảo để, trong hiện tại thì thoát khỏi tam độc tham sân si làm cho cuộc đời bớt khổ bớt bệnh tật (Thiền Sức khỏe). Tương lai, hành giả hy vọng vượt thoát vòng sinh tử luân hồi (Thiền Giác ngộ) – Theo Internet
- Yoga bắt nguồn từ cổ ngữ Sankrist, có nghĩa là hợp nhất (union). Tức là kết nối giữa linh hồn (soul) và Thần linh (Spirit) hay giữa cá thể (individual) và vũ trụ ( universe). Mặt khác, Yoga không những chỉ có nghĩa là diễn tả trạng thái kết hợp mà còn có nghĩa là đạt được trạng thái kết hợp ấy. (Theo Internet)


II. Thiền theo cái nhìn chuyên môn:


A. Thiền và những tác dụng của thiền (Trần Phương)
- Thiền là một hình thức tập luyện giúp con người lắng đọng và thăng hoa tâm trí. Một trong những điểm đặc biệt nhất của thiền là có thể thích hợp với tất cả mọi người, và có thể tập thiền vào mọi nơi, mọi lúc.
- Theo các nhà tâm lý, việc ngồi thiền có thể giúp con người trở nên bình tĩnh, dễ kiềm chế cảm xúc, lạc quan hơn và giải quyết công việc sáng suốt hơn…
- Còn theo nhiều công trình nghiên cứu y học hiện đại: Thiền mỗi ngày cũng có thể mang lại những tác động tích cực, giúp bình ổn huyết áp, giảm cholesterol và hoạt chất cortisol trong máu, tăng cường miễn nhiễm và khả năng sáng tạo, chống suy nhược cơ thể…
B. Không nên tự ý tập thiền nếu không có hướng dẫn
- Việc tập thiền khoa học đúng phương pháp mang lại nhiều tác dụng tích cực, nhưng có nhiều người vì tập thiền sai phương pháp hoặc tự học thiền đã để lại nhiều hậu quả hết sức đáng tiếc không mong đợi.
Để cho việc hành thiền được an toàn, chúng ta nên theo một lớp học căn bản, để có sự hướng dẫn cụ thể, cùng những sự cân nhắc quan trọng rất cần thiết mà thiền sinh phải nắm vững trước khi hành thiền.
TS. Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT Công ty Tâm Việt- Một Trung tâm chuyên về nhập và dạy thiền) cho biết, ông cũng đang tiếp nhận và “điều trị” cho một phụ nữ bị “tẩu hỏa nhập ma” vì thiền sai phương pháp. Chị này sau khi thiền được vài tuần thì trở nên đờ đẫn và cười khóc linh tinh.
Còn thầy Nguyễn Xuân Điều lý giải: Việc “Tẩu hỏa nhập ma” thường xảy ra ở những người tập luyện khí công, nó dùng để chỉ những người luyện tập khí công không đúng phương pháp nên gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Cũng theo TS. Phan Quốc Việt, hiện tượng tẩu hỏa nhập ma do thiền không đúng cách.


III. Thiền theo cái nhìn của Giáo Hội công giáo:


- Một số nhà tư tưởng Công Giáo giải thích thiền là dạng cầu nguyện tập trung (centering prayer). Cầu nguyện tập trung là đặt tất cả ý thức sự hiện hữu của mình an trú trong thời điểm hiện tại với Chúa. Cha Chu Công nói: “Ta không tìm bình an, không tìm giác ngộ, không tìm gì cho mình… Chúa là tất cả của giờ cầu nguyện.” Cha Merton cho rằng: cầu nguyện không phải chỉ là đứng trước Thiên Chúa để nói một điều gì, nhưng còn là để “kinh nghiệm niềm vui cuộc sống trong sự hiện diện của Ngài”.
- Nói cụ thể thiền Kitô chính là dạng thiền của Đông Phương phối hợp với lối chiêm niệm của các ẩn sĩ Kitô giáo trong thế kỷ III. Linh hồn Kitô hữu phải gặp Chúa của mình. Nhưng “Ai là người sẽ đứng trước mặt Chúa. Ấy là người tay không nhúng tội và trái tim trong sạch” (TV 24:3-4). Thiền là cách giữ tâm thanh tịnh và trong sạch. Chính Chúa đã phán: “Hãy im lặng để biết Ta là Thiên Chúa” (TV 46:10). Thiền là chiêm niệm trong im lặng. (Đỗ Trân Duy)


IV. Yoga theo cái nhìn của Giáo Hội công giáo:


Tờ New York Daily News loan tin nguyên trưởng ban chuyên gia trừ quỷ của Tòa Thánh Vatican, Linh Mục Gabriele Amorth, dòng Tên, nói rằng yoga và câu chuyện Harry Potter là những công cụ của ma quỷ. Cha Amorth đưa ra nhận xét trên đây với tờ Telegraph phát hành tại London trong một buổi liên hoan phim tại thành phố Umbria của Ý.
Cha được mời để giới thiệu một bộ phim về trừ tà có tựa đề là "The Rite", do tài tử Anthony Hopkins đóng vai chính. 
Cha Gabriel Amorth nói “ Thực hành yoga là hành động ma qủy, dẫn đến điều ác giống như đọc Harry Potter.
Với Harry Potter, Ngài nói, tưởng chừng như là"vô thưởng vô phạt", nhưng thực ra Harry Potter thuyết phục trẻ em tin vào ma thuật đen. Trong Harry Potter quỷ ma hành xử một cách xảo quyệt và bí mật, dưới chiêu bài quyền lực phi thường, dùng thần chú và tai ương.


Yoga dẫn đến Ấn giáo và các tôn giáo đông phương dựa trên niềm tin sai lầm về vấn đề tái sinh.


Cha Amorth năm nay 86 tuỗi cho biết thêm "Sa-tan luôn luôn giấu mình và điều nó thực sự muốn, là làm cho chúng ta tin vào sự hiện diện của chúng. 
Cha nói. "Ma quỷ tìm hiểu các khuynh hướng tốt cũng như xấu của mọi người chúng ta, rồi sau đó đưa ra những cám dỗ."
Cha Amorth đã thực hiện 50.000 vụ trừ quỷ trước khi nghỉ hưu vào năm 2000. Cha là người sáng lập và là chủ tịch danh dự của Hiệp hội quốc tế Trừ Qủy.

Linh Mục Mi Trầm CGV.VN

Liên hệ góp ý, gửi bài, báo lỗi cho CONGGIAO.VN qua email: admin@conggiao.vn

Tắt