Tắt Quảng Cáo [X]

Chấn động: Thân thế bại lộ của Thượng phụ Kyrill (chính thống giáo) – ủng hộ cuộc chiến Nga vs Ukraine

10:23 22/03/2022
hoc du

Giữa một quá khứ gián điệp cho KGB ở Geneva, buôn lậu thuốc lá ở Iraq, có nhà nghỉ mát ở Thụy Sĩ, thượng phụ Kyrill, người ủng hộ Putin trong cuộc chiến Ukraine là ai?

Khi cả thế giới nhìn về ông, xin ông bắt Putin phải nghe theo lý trí, người đứng đầu Giáo hội chính thống Nga ngày chúa nhật tuần trước đã có một bài giảng kinh hoàng, chúng ta không còn nghi ngờ gì về lập trường cá nhân của ông. Nhưng chúng ta có biết gì về nhân vật vừa bí ẩn, vừa có tầm ảnh hưởng mà bài giảng đã gây sốc cho chính giáo dân của ông không?

Phỏng vấn giáo sư Antoine Nivière, Đại học Lorraine, chuyên gia về lịch sử văn hóa và tôn giáo Nga.

Thái độ của thượng phụ Kyrill kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine? nằm trong truyền thống lâu đời của Tòa thượng phụ Mátxcơva, nơi có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền, trước đây là của Liên Xô và bây giờ là với chế độ của tổng thống Putin. Dù ông khẳng định đây là một nước Nga mới, nhưng thượng phụ Kyrill vẫn vẫn là một phần mở rộng của Liên Xô và các cơ quan mật vụ của Liên Xô, nơi ông xuất thân.

Khi ủy ban điều tra của nghị viện Duma truy cập được trong một thời gian ngắn hồ sơ của KGB vào đầu những năm 1990, tổng giám mục Kyrill (Goundiaev) thời điểm đó có mật danh “Mikhailov” với tư cách đặc vụ được KGB tuyển dụng trong hàng giáo phẩm của tòa thượng phụ Mátxcơva. Điều này đặc biệt là do chức vụ của ông trong tư cách là đại diện tòa thượng phụ cho Hội đồng Đại kết của Giáo hội (COE) ở Geneva. Và tin này đã được đăng trên báo chí Nga thời đó.

 

Chúng ta ở trong một một hình thức hợp nhất kép. Thứ nhất, có một truyền thống phục tùng hệ thống cấp bậc của Giáo hội chính thống với quyền lực chính trị, có từ thời Trung cổ, nhưng được củng cố trong thời Xô Viết bằng cách kiểm soát tuyệt đối và dùng Giáo hội cho lợi ích chính trị của Liên Xô, đặc biệt trên trường quốc tế từ sau Thế chiến thứ hai.

Nhưng có một truyền thống thứ hai, gần một ngàn năm, đó là chủ nghĩa dân tộc tập trung vào chủ nghĩa chính thống. Putin đã lèo lái rất nhiều trên vấn đề này. Sau khi tư tưởng mác-xít thời xô viết biến mất, thì cần phải thay thế khoảng trống này, tôn giáo nhanh chóng được xem là yếu tố căn tính quốc gia mạnh mẽ, để giúp họ phân biệt mình với phương Tây.

“Kyrill được tuyển dụng làm điệp viên KGB, đặc biệt do vai trò của ông ở Hội đồng Đại kết các Giáo hội tại Geneva” Giáo sư Antoine Nivière, chuyên gia về lịch sử văn hóa và tôn giáo Nga

Giống như Putin, thượng phụ Kyrill tán thành lý thuyết về sự va chạm của các nền văn minh. Từ nhiều năm nay, ông là người tuyên truyền cái mà ông gọi là “thế giới Nga”, một thế giới chính thống và dân tộc chủ nghĩa, đề cao các giá trị truyền thống và chống lại phương Tây, bị xem là trụy lạc, suy đồi và sa đọa về mặt đạo đức. Do đó, đặc biệt là bài ông đả kích về phong trào tự hào là người đồng tính, xem đây là ý đồ của phương Tây nhằm phá hủy xã hội Nga. Theo ông, trách nhiệm về xung đột này là của người phương Tây, họ muốn áp đặt loại hành vi này.

Ông dần dần cực đoan hóa, tương tự như tổng thống Putin. Lúc đầu, ông là nhà thần học khá tự do, ông còn là đồ đệ của giáo chủ Nicôđêmô của Leningrad, giáo chủ của đại kết đã qua đời trong vòng tay của giáo hoàng Gioan-Phaolô I tại Vatican. Năm 1989, thượng phụ Kyrill là chủ tịch sở Ngoại vụ của tòa thượng phụ Mátxcơva. Một địa vị tế nhị làm cho ông phải bảo vệ lợi ích của Nhà nước. Kể từ khi là thượng phụ giáo chủ năm 2009, ông còn cứng rắn hơn trong lập trường bảo thủ.

Do ông gần với quyền lực. Khi mối quan hệ giữa Nga và phương Tây ngày càng căng thẳng, ông càng phát triển lý thuyết về sự va chạm của các nền văn minh. Đồng thời, trong tư cách là giáo chủ đứng đầu toàn thể Giáo hội chính thống Nga, vì thế ông phải xem xét các yếu tố cơ bản của cơ sở mình. Tuy nhiên, hầu hết các giáo sĩ Nga vẫn còn theo chủ nghĩa truyền thống và bảo thủ. Cũng như đa số giáo dân của ông: các bà lớn tuổi thuộc một thế hệ rất xưa cũng có khuynh hướng này, nghi ngờ chủ nghĩa đại kết và phương Tây.

“Thế giới Nga phản đối một phương Tây bị xem là đồi trụy, thoái hóa, suy đồi về mặt đạo đức”

Ông là người rất độc đoán và ham mê quyền lực. Không giống như giáo hoàng trong Giáo hội công giáo la-mã, trong thần học chính thống giáo, thượng phụ vẫn ngang hàng với các giám mục khác. Nhưng thượng phụ này nghĩ và hành động như thể ông ở trên các người khác. Tên của ông xứng đáng nằm trong danh sách các nhà tài phiệt bị Liên minh Âu châu trừng phạt.

 

Ông đã tạo dựng tài sản của ông trong những năm 2000, khi ông đứng đầu Ủy ban ngoại vụ của tòa thượng phụ Mátxcơva, thời Iraq bị Mỹ cấm vận. Nga hỗ trợ Iraq bằng cách gởi thuốc men và các nhu yếu phẩm khác đến đó. Việc mua bán thuốc được giao cho Giáo hội Nga, họ lấy một phần mười trên đó. Vì thế giáo chủ Kirill tạo được tài sản cá nhân cho mình. Đặc biệt ông có một nhà nghỉ mát ở bang Zurich, Thụy Sĩ, ông mê trượt tuyết từ khi còn nhỏ. Với anh trai của ông, người có thời gian dài là đại diện của tòa thượng phụ Mátxcơva ở Hội đồng Đại kết Giáo hội, họ có mối quan hệ sâu đậm với Thụy Sĩ. Ông còn có tài khoản ngân hàng… (Năm 2006, theo Moscow Times ước tính tài sản cá nhân của ông là 4 tỷ đô la)

“Ông tạo tài sản trong việc buôn bán thuốc lá với Iraq, khi Irak bị Mỹ cấm vận”

 

Trong những năm 2000 và cho đến đầu những năm 2010, giữa hai người có một sự ưng ý. Họ thích xuất hiện chung với nhau, đặc biệt là tại tu viện Valaam, trên hòn đảo ở Hồ Ladoga, gần Saint-Petersburg, thành phố quê hương của cả hai. Putin xây một trong nhiều biệt thự của ông ở đó, và một biệt thự sang trọng khác xây bên cạnh cho thượng phụ.

 

Các mối quan hệ bây giờ đã bị mờ đi một chút. Lý do là thượng phụ Kyrill đã không giữ được tất cả người chính thống Ukraine dưới sự kiểm soát của tòa thượng phụ Mátxcơva, dù ông đã hứa với Putin. Gần đây, cũng như tổng thống Nga, ông thu mình lại. Trong hai năm, ông sống ẩn dật trong căn nhà nghỉ mát sang trọng của ông gần Mátxcơva, biện minh là do sợ Covid. Ông chỉ ra ngoài rất ít, để tham dự các lễ lớn hoặc trong các cuộc họp ở Điện Kremlin. Vì thế ông sống xa rời thực tế.


Nguồn: Phanxico

 

Bạn có thể quan tâm

Đức tin của Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Michael Jackson, gia nhập Công Giáo khi nghe bài hát Ave Maria

Công ty sản xuất phim Condor Pictures Production sẽ chiếu phim “Món quà từ Chúa” (A Gift from God) trong Liên hoan phim Cannes tháng 5 năm nay, cuốn phim do bà Liana Marabini viết kịch bản và đạo diễn nói về một khía cạnh gần như chưa được biết đến của Michael Jackson liên quan đến đức tin của ông. Ông là một người ngưỡng mộ Đức Gioan Phaolô II. Phim kể lại bảy năm trong đời của vua nhạc Pop từ 1982 đến 1989: thời đại của Thriller, Billie Jean, Bad và những bản nhạc thành công khác.

lên đầu trang