Hỏi đáp: Có được phép mang thai hộ người khác không?
Hỏi: xin cha giải thích thắc mắc dưới đây : Phụ nữ Công giáo có được phép mang thai hộ và sinh con cho người khác không ? Trả lời: Để giải quyết vấn...
“Khi có người nào qua đời, chúng ta thường nghe: Chúa đã gọi họ về với Ngài. Đó là câu nguy hiểm. Liệu chúng ta có ngầm hiểu Chúa quyết định chúng ta sẽ chết?”, một độc giả thắc mắc.
Câu trả lời của linh mục Alain Bandelier.
Họ cho tôi một ví dụ đau nhói: “Hôm qua tôi nói chuyện ở hành lang với hai phụ nữ thiện cảm ở một dịch vụ gần với dịch vụ của tôi. Họ đề cập đến Đức tin. Một bà nói với tôi: “Tôi, tôi có những chuyện tôi không nuốt trôi được! Anh trai tôi, 47 tuổi, có 4 người con, năm ngoái qua đời vì căn bệnh quái ác. Nỗi đau đã tàn phá chúng tôi. Và khi trong đám tang, tôi nghe linh mục nói, Chúa gọi anh về với Ngài, tôi muốn hét lên chống Chúa…” Và bà nói thêm: “Linh mục này sẽ nói gì nếu người này tự tử?”
Đây là một khó khăn nhiều người đã biết, đã lên tiếng. Tôi có nên viết thêm về chủ đề này không? Để phản ánh và có nguy cơ gây sốc cho nhiều người hơn nữa, tôi muốn đưa ra quan điểm ngược lại với những phản hồi thông thường. Vì vậy, tôi sẽ không nói, Chúa không liên quan gì đến việc này. Muốn bào chữa cho Ngài quá nhiều, cuối cùng chúng ta loại trừ Ngài. Giây phút lâm tử của tôi là giây phút quá quan trọng để Chúa không quan tâm đến, để Chúa vắng mặt. Còn hơn thế, trong trường hợp cái chết dữ dội, chết yểu hay đặc biệt thương tâm.
“Không phải Chúa giết tôi”
Cuộc sống của tôi và cái chết của tôi không phải ngẫu nhiên, cũng không phải là một cần thiết. Trong khôn ngoan và sức mạnh Tình yêu của Ngài, Thiên Chúa ban ý nghĩa và giá trị cho từng khoảnh khắc trong đời tôi, kể cả giây phút lâm chung, giây phút mà mọi người cho là hoàn toàn vô nghĩa và tiêu cực. Hoặc đi xa hơn: chúng ta hãy dám tin rằng, trong Lòng Thương Xót của Ngài, Chúa canh, để cái chết làm chúng ta ngỡ ngàng lúc này là điều thích hợp hơn cho chúng ta, và điều mà chỉ một mình Ngài đo lường được.
Dĩ nhiên, không phải Chúa giết tôi. Giây phút lâm chung của tôi, về mặt lịch sử và thế gian được xác định bởi những nguyên nhân có thể xác định được.
Chẳng hạn tuổi tác: nhất thiết phải có lúc “bộ máy” quá mòn không thể tiếp tục. Hoặc bệnh tật: không phải tất cả vi khuẩn và vi-rút đều đầu hàng trước các điều trị y khoa dù tinh vi đến đâu. Và tai nạn: không ai an toàn trước một chuỗi con số thống kê không đoán trước được và đôi khi không thể lường trước được, dẫn đến những thảm kịch không tránh khỏi và đôi khi khó nhận thấy; ám ảnh thời nay là bằng mọi giá phải tìm cho ra thủ phạm mỗi khi có tai ương, như thế chỉ nói lên sự lo lắng tột độ của con người, và nhu cầu loại nó; họ không chấp nhận có những chuyện thoát khỏi kiến thức và quyền lực của họ.
Và đúng: câu “Chúa gọi về” nghe không được vui cho lắm. Nó lướt trong im lặng những gì liên quan đến các sự kiện của thế gian (cái mà các triết gia gọi là nguyên nhân thứ cấp) và có nguy cơ làm giảm đến mức thấp của những bối cảnh thuộc về thứ trật khôn ngoan và quan phòng của Chúa (nguyên nhân đầu tiên). Không nên trộn lẫn mọi thứ!
Nhưng chúng ta có phải tách mọi thứ ra không? Chúa có phải là khán giả nhìn cuộc đời chúng ta, vui cũng như buồn không? Chúng ta nên thừa nhận đây không phải là một vai trò dễ chịu! Dù sao đây không phải là cách Kinh thánh nhìn mọi thứ. Còn phần chúng ta, chúng ta cũng không là tù nhân của số phận mình, không lý do, không kháng cáo. Điều này cũng không vui cho lắm.
Gọi là nhấn mạnh một nối kết; nhắc lại vết thương của sự nhổ bứt ra
Tôi đoán được ý kiến phản đối: rất dễ bị chỉ trích, nhưng thay vào đó bạn đề xuất điều gì? Tôi đề nghị nói: “Thiên Chúa mời gọi họ trở về nhà Chúa.” Sự khác biệt rõ ràng là nhỏ, chỉ một chữ cái, nhưng sự khác biệt là đáng kể (trong tiếng Pháp rappeler và appeler). Trong ý tưởng của việc nhắc lại, có một cái gì đó mang tính nhà binh và độc đoán: quân nhân A, ra khỏi hàng ngũ! Nó cũng làm tôi nghĩ đến tiếng còi của trọng tài thông báo trận đấu đã kết thúc.
Ngược lại, lời mời gọi là khái niệm chính xuyên suốt Kinh thánh. Chúa Giêsu nói: “Hãy đến và theo Ta”; Ngài là Mục Tử Nhân Lành, đàn chiên nghe tiếng Ngài và chúng theo Ngài; tiếng Ngài gọi vang suốt cuộc đời chúng ta, ngày này qua ngày khác, kể cả ngày cuối của chúng ta. Nhắc lại là nhấn mạnh đến vết thương bị nhổ bứt (chúng ta cảm nhận điều này trong phản ứng dữ dội nói ở đoạn đầu). Mời gọi là nhấn mạnh một kết nối.
Tuy nhiên, những câu này có nhược điểm là nói những điều theo quan điểm của Chúa, như thể chúng ta ở vị trí của Ngài. Nói chung, tôi thích những câu khiêm tốn hơn, khởi đi và nói về chúng ta: “Chúng ta phó người đã rời chúng ta vào ơn Chúa”. Chúng ta cũng có thể nói khởi đi từ chính người đã khuất: “Anh, chị đã đi gặp Thiên Chúa của họ”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Hỏi đáp: Có được phép mang thai hộ người khác không?
10:50 19/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Hỏi: xin cha giải thích thắc mắc dưới đây : Phụ nữ Công giáo có được phép mang thai hộ và sinh con cho người khác không ? Trả lời: Để giải quyết vấn...
Bộ Giáo lý Đức tin lên tiếng về việc đọc sai công thức khi Rửa tội: Không thành, phải Rửa tội lại
10:00 19/05/2022 Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Không thành sự khi cử hành Bí tích Rửa tội với nghi thức đã được sửa đổi cách tùy tiện và những ai đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội như thế phải được...
Lý do thầy Martinô Trần Minh Điệp bị Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thuỷ sa thải ?
08:02 18/05/2022 Giáo Hội, Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Mới đây, trên trang Hội dòng Xitô Thánh Giá có đăng thông báo về việc Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Thuỷ Sa thải thầy Martinô Trần Minh Điệp(Martin Tran). Nội dung thông báo...
Mười lời của Đức Tổng Giuse Nguyễn Năng nhắn gửi các ca đoàn
10:52 17/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
MƯỜI LỜI CỦA ĐỨC TỔNG GIUSE NGUYỄN NĂNG NHẮN GỬI CÁC CA ĐOÀN (Trong Ngày Hội Thánh Nhạc 14/5/2022 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn) 1. MỤC VỤ THÁNH NHẠC...
Câu hỏi đa nghi của 1 bạn trẻ liên quan về việc đọc Lời Chúa trong Thánh lễ ?
10:46 17/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Một bạn trẻ đã đến gặp tôi và hỏi: Thưa Cha, tại sao người Công giáo không đọc các chương và câu khi họ đọc Lời Chúa trong Thánh lễ? Sau đó cậu ta...
Bí mật về chiếc thang ông Giacop và ADN ở người
10:02 17/05/2022 Địa Điểm, Giáo Hội, Thế giới, Tìm Hiểu
Chúa Giêsu có một chiếc thang AND riêng, khác chúng ta chỉ 0,4 %, cũng như AND chúng ta khác mọi người trong 0,4 % đó, còn 99,6% AND của Chúa Giesu là giống chúng ta.
Cụ bà 62 tuổi côi cút bị tai biến được Rửa tội sau gần 2 năm tìm hiểu về Chúa
10:00 17/05/2022 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Bù…i, Bù…i, Bù…i ! Đó là những tiếng mà bà Chu Thị Hồi, 62 tuổi đã phải rất cố gắng mới phát ra được và người buôn đồ cổ cũng phải thật sự lắng...
15 Kinh nguyện được Chúa mặc khải cho Thánh nữ Brigitta
10:02 15/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Chúa Mặc Khải 15 Kinh Nguyện Cho Thánh Nữ Brigitta tại Nhà Thờ Thánh PhaoLô ở Rôma. Phát hành dưới phê chuẩn sắc chỉ ngày 18 tháng 11 năm 1966, ở Acta of Apostolicae...
Khám phá Linh địa Công giáo trên núi Xuân Vân do dòng Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ xây dựng
10:00 15/05/2022 Địa Điểm, Tìm Hiểu
Núi Xuân Vân (Quy Nhơn, Bình Định) cao 242m so với mực nước biển, lối lên núi là những bậc thang xây bằng đá và xi măng (do Giáo xứ Phanxico Quy Hòa dòng...
Những thánh tích của thánh Giuse được lưu giữ đến tận ngày nay: Nhẫn, thắt lưng, gậy,…
10:22 14/05/2022 Tìm Hiểu
Thánh Giuse là người rất ít được nói trong Kinh Thánh. Phúc âm của thánh Matthêu chỉ ghi vắn tắt thánh Giuse là “người công chính” (Mt 18, 19). Người ta không biết sau...
Số phận tấm bia và danh xưng “ông tổ chữ Quốc ngữ” của cha A-lịch-sơn Đắc-lộ
10:02 06/05/2022 Sống Đạo, Thế giới, Tìm Hiểu
Lòng biết ơn (gratitude) là một đức tính (virtue), một bổn phận (duty) hay cả hai? Đối với Marcus Tullius Cicero (106-43 trước Công nguyên) – một triết gia, nhà hùng biện và lý...
Có thể bạn chưa biết: Nguồn gốc Tháng Hoa (Tháng Năm) kính Đức Mẹ
10:38 02/05/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Ở vùng ôn đới, Tháng Năm là trung tâm của mùa xuân. Sau mùa đông lạnh giá, cây cối tàn úa, thì tới mùa xuân và cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc....
Nữ tu dòng Nữ tử Bác ái Vinh Sơn Phaolô cao tuổi nhất thế giới
12:10 01/05/2022 Giáo Hội, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Sau khi bà Kane Tanaka, người Nhật, qua đời ngày 19/4, thọ 119 tuổi, sơ André Randon thuộc dòng Nữ tử bác ái thánh Vinh Sơn Phaolô vừa mừng sinh nhật lần thứ 118...
Lịch sử Áo Thánh không đường khâu của Chúa Giêsu tại Argenteuil – Pháp
10:35 30/04/2022 Địa Điểm, Giáo Hội, Thế giới, Tìm Hiểu
Từ 1200 năm nay, Nơi đây bảo quản Áo Thánh không đường khâu của Chúa Giê-su mà quân lính đã bốc thăm. Áo Thánh Chúa được bảo quản bên trong mấy lớp hộp phía...
Nên làm gì với một cuốn Kinh thánh đã cũ và hư hỏng ?
10:02 29/04/2022 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Trong chuyên mục hỏi đáp trên trang mạng O São Paolo của Tổng giáo phận São Paulo, trong tuần này cha Cido Pereira đã trả lời cho một độc giả câu hỏi như sau:...