Tắt Quảng Cáo [X]

Bức tranh ‘Thiên Chúa tạo ra muôn loài’ của họa sĩ Tintoretto: Một thế giới trống rỗng bừng nở sự sống

05:30 12/07/2023
hoc du

Cố gắng miêu tả về việc Chúa tạo ra muôn loài là một nhiệm vụ vĩ đại. Dẫu vậy, một họa sĩ đã nỗ lực phi thường để làm điều đó.

Ông Jacopo “Il Tintoretto” Robusti (1518–1594) từng học việc trong xưởng vẽ của danh họa hàng đầu Venice thời bấy giờ là Titian. Năm 2019, Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Hoa thịnh Đốn đã tổ chức một cuộc triển lãm các tác phẩm của Tintoretto để tưởng nhớ 500 năm ngày sinh của ông.

“Tương truyền, khi Jacopo Tintoretto mới 12 tuổi, ông đã vẽ giỏi đến mức danh họa Titian phải sửng sốt,” bà Susan Stamberg đã viết trong một bài báo giới thiệu về cuộc triển lãm này cho Đài phát thanh và Truyền hình quốc gia tại tiểu bang Oregon. “Chuyện kể rằng — vị thầy già này đã đi xa trong vài ngày, khi trở về, ông nhìn thấy một số bức vẽ phác thảo của Tintoretto.”

Theo đồng giám đốc tuyển chọn của triển lãm Frederick Ilchman: “Ông Titian nhìn thấy những bức vẽ này và hỏi: ‘Ai vẽ cái này?’ Cậu bé Tintoretto rất lo lắng, nghĩ rằng mình đã vẽ rất xấu … và sẽ phải chỉnh sửa lại. Ôi không, những bức phác thảo không tệ chút nào — thực ra là, chúng rất đẹp.”

Sau khi chàng họa sĩ trẻ thôi phụ việc cho danh họa Titian, ông nhanh chóng được công nhận là một trong những họa sĩ lớn của Venice.

Thiên Chúa sáng tạo ra muôn loài

Phong cách sống động của họa sĩ Tintoretto được thể hiện rõ trong bức tranh được vẽ vào khoảng năm 1550–1553 cho Trường Chúa Ba Ngôi ở Venice (School of the Holy Trinity in Venice) mang tên “Creation of the Animals” (Thiên Chúa tạo ra muôn loài). Đây là bức tranh khổ lớn với chiều rộng là 2.6 mét. Bức tranh mô tả câu chuyện trong Kinh Thánh về việc Thiên Chúa lấp đầy thế giới bằng vô vàn giống loài.

Hình tượng Đấng Sáng Thế giống như trong bức tranh khắc họa Chúa của danh họa Michelangelo trên trần Nhà nguyện Sistine. Một phần bức tranh “Thiên Chúa tạo ra muôn loài” vẽ năm 1550–1553, tranh của họa sĩ Tintoretto. Chất liệu: Tranh sơn dầu trên vải canvas, khổ 5 feet x 8 1/2 feet (khoảng 1.52 m x 2.6 m). Phòng trưng bày Academic, Venice. (Tài liệu công cộng)
Hình tượng Đấng Sáng Thế giống như trong bức tranh khắc họa Chúa của danh họa Michelangelo trên trần Nhà nguyện Sistine. Một phần bức tranh “Thiên Chúa tạo ra muôn loài” vẽ năm 1550–1553, tranh của họa sĩ Tintoretto. Chất liệu: Tranh sơn dầu trên vải canvas, khổ 5 feet x 8 1/2 feet (khoảng 1.52 m x 2.6 m). Phòng trưng bày Academic, Venice. (Ảnh: Tài sản công)

Họa sĩ Tintoretto đã vẽ khung cảnh nơi diễn ra hành động vĩ đại cùng quyền năng vô hạn của Chúa. Phần trên và phần dưới bức tranh tối tăm và cằn cỗi, không gì hơn ngoài một không gian trống trải. Bố cục xoay tròn với một nhịp điệu phấn khích khi Đấng Sáng Thế hiện ra trong vầng hào quang từ bóng tối.

Và rồi, Chúa bắt đầu công việc của Ngài.

Theo tạp chí Taylor & Francis Online, “Chúa bay ngang trong bức tranh, ban sự sống cho muôn loài, chúng bay, bơi, nhảy vọt lên, và phi nước đại theo cùng hướng ngay tại thời khắc chúng được tạo ra,” và nói thêm rằng “trong bức tranh này họa sĩ Tintoretto có thể đã khẳng định về một loại vận tốc thần thánh tràn đầy cảm hứng và sức sống.”

Đấng Sáng Thế choàng một tấm vải đỏ rực rỡ, bồng bềnh, tấm vải bay phấp phới sống động quanh ngài. Ngài bay lơ lửng trên mặt đất gần bờ biển, với một bàn chân tựa vào một cái cây lớn.

Như một cung thủ, Chúa dường như đang uốn cong một cây cung nhỏ, búng ngón tay của mình như một mũi tên. Khi ngài vươn bàn tay ra, cá và chim lao về phía trước như thể đang trong một cuộc đua. Chúa chỉ cần một ý niệm và vạn vật trở nên bừng bừng sự sống, ngay lập tức tràn ngập mọi ngóc ngách trên trái đất. Các loài vật được vẽ bằng những đường nét sống động, hối hả hoàn thành vai trò của chúng trong thế giới mới được tạo ra.

Các loài cá được vẽ trong tác phẩm Thiên Chúa tạo ra muôn loài”, vẽ năm 1550–1553 của họa sĩ Tintoretto. Chất liệu: Tranh sơn dầu trên vải canvas, khổ 5 feet x 8 1/2 feet (1.52 m x 2.6 m). Phòng trưng bày Academic, Venice. (Tài liệu công cộng)
Các loài cá được vẽ trong tác phẩm Thiên Chúa tạo ra muôn loài”, vẽ năm 1550–1553 của họa sĩ Tintoretto. Chất liệu: Tranh sơn dầu trên vải canvas, khổ 5 feet x 8 1/2 feet (1.52 m x 2.6 m). Phòng trưng bày Academic, Venice. (Ảnh: Tài sản công)

Biển thì đầy ắp các loài sinh vật biển: cá tầm, cá hồi, và cá đối đỏ (một loài cá phèn được tìm thấy ở Địa Trung Hải). Đôi mắt của chúng dường như biểu đạt sự hiểu biết về nơi chúng sẽ đến: Chúng đang làm trù phú thêm thế giới của loài người.

Theo Tổ chức bất vụ lợi Answers in Genesis, các nhà điểu học ước tính rằng số loài chim sống trên thế giới là khoảng 10,380 loài. Quả là rất phong phú. Trên bầu trời mới được tạo ra của họa sĩ Tintoretto có nhiều loài chim có cánh: thiên nga, vịt, có thể là bồ nông mỏ dài. Chúng nhanh chóng vỗ cánh bay đi khi chỉ vừa mới được tạo ra. Chỉ với một ý niệm, Chúa đã làm xong mọi việc nhanh chóng.

Trong màu nâu trầm lặng, các loài vật trên cạn đang đợi lệnh của Chúa. Một chú chó đang uống nước bên bờ biển, và những chú thỏ nhảy nhót dưới chân ngài. Phía bên phải, có một số loài vật quen thuộc mà người ta mong đợi: hươu, bò, và gà tây. Tuy nhiên có một số loài gây ngạc nhiên. Ở phần hậu cảnh có một chú đà điểu. Theo trang web Gallery of Art, “Các sinh vật kỳ lạ như đà điểu đi dạo trên bờ biển này thường được những vị khách dâng vua của miền bắc nước Ý như những cống phẩm.”

Họa sĩ Tintoretto đã đưa một chú kỳ lân vào bức tranh của ông về câu chuyện từ sách Sáng Thế Ký. Một phần của bức tranh “Thiên Chúa tạo ra muôn loài” của họa sĩ Tintoretto, vẽ năm 1550–1553. Chất liệu: Tranh sơn dầu trên vải canvas, khổ 5 feet x 8 1/2 feet (1.52 m x 2.6 m). Phòng trưng bày Academic, Venice. (Tài liệu công cộng)
Họa sĩ Tintoretto đã đưa một chú kỳ lân vào bức tranh của ông về câu chuyện từ sách Sáng Thế Ký. Một phần của bức tranh “Thiên Chúa tạo ra muôn loài” của họa sĩ Tintoretto, vẽ năm 1550–1553. Chất liệu: Tranh sơn dầu trên vải canvas, khổ 5 feet x 8 1/2 feet (1.52 m x 2.6 m). Phòng trưng bày Academic, Venice. (Ảnh: Tài sản công)

Điều bất ngờ hơn cả là một loài vật những tưởng là chỉ có trong thần thoại — kỳ lân. Sinh vật huyền thoại này đang há miệng, có vẻ như đang vươn ra để được thả tự do vào thế giới loài người. Đáng kinh ngạc là kỳ lân cũng được đề cập trong Kinh Thánh King James và nổi tiếng trong văn hóa cổ điển cổ xưa. Vào thời của họa sĩ Tintoretto và trong các thế kỷ trước đó, ngà của một loài động vật có vú khác, kỳ lân biển, có giá trị cao và từng được săn lùng như một phương thuốc trị bệnh.

Vào ngày sáng tạo, thế giới đã sinh sôi nảy nở với những sinh vật tuyệt vời dành cho nhân loại. Đấng Sáng Thế hẳn đã rất hài lòng với những gì Ngài vừa tạo ra.

“Và Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành.” (Sáng Thế Ký 1:25)

Nhiều loài chim ngay lập tức bay đi khi chúng vừa được tạo ra trong chi tiết này của bức tranh “Thiên Chúa tạo ra muôn loài”, vẽ năm 1550–1553 của họa sĩ Tintoretto. Chất liệu: Tranh sơn dầu trên vải canvas, khổ 5 feet x 8 1/2 feet (1.52 m x 2.6 m). Phòng trưng bày Academic, Venice. (Tài liệu công cộng)
Nhiều loài chim ngay lập tức bay đi khi chúng vừa được tạo ra trong chi tiết này của bức tranh “Thiên Chúa tạo ra muôn loài”, vẽ năm 1550–1553 của họa sĩ Tintoretto. Chất liệu: Tranh sơn dầu trên vải canvas, khổ 5 feet x 8 1/2 feet (1.52 m x 2.6 m). Phòng trưng bày Academic, Venice. (Ảnh: Tài sản công)

Bút pháp điêu luyện của họa sĩ Tintoretto

Vào năm 1550, Trường Chúa Ba Ngôi ở Venice đã ủy thác cho họa sĩ Tintoretto vẽ một loạt các bức tranh lấy cảm hứng từ những câu chuyện của sách Sáng Thế Ký. Các bức tranh này đã làm nổi bật kỹ thuật vẽ nét nhanh của ông.

“Trong tác phẩm này, ông Tintoretto cũng thể hiện rõ kỹ pháp vẽ nét nhanh nổi tiếng của mình, làm nổi bật vô số động vật, bộ râu của Chúa, và những nếp gấp trên chiếc áo choàng của ngài với những vệt màu trắng sắc nét đột ngột,” theo tạp chí Taylor & Francis.

Và ông học đã hỏi từ những điều tuyệt vời nhất. Trong suốt sự nghiệp của mình, các tác phẩm của danh họa Titian và Michelangelo đã dẫn dắt ông Tintoretto. Ông rất ngưỡng mộ tài năng khắc họa hình dáng con người của danh họa Michelangelo. Ông đã nghiên cứu trần Nhà nguyện Sistine của Michelangelo, đặc biệt là những hình tượng Chúa tạo ra mặt trời, mặt trăng, và Adam. Ông Tintoretto cũng học cách sử dụng màu sắc rực rỡ từ bậc thầy người Ý của mình là danh họa Titian.

Trên thực tế, ông Tintoretto cũng viết một dòng chữ trên xưởng vẽ của mình để nhắc nhở ông về những nguồn cảm hứng: “Nét vẽ của Michelangelo và màu sắc của Titian” (“Il disegno di Michelangelo ed il colorito di Tiziano”).

Để cúi đầu bày tỏ lòng kính trọng dành cho hai người thầy của mình trong bức tranh này, họa sĩ Tintoretto đã khắc họa một cách sống động cơ thể thiêng liêng của con người trong niềm hân hoan với thế giới tự nhiên. Tác phẩm “Thiên Chúa tạo ra muôn loài” đang được trưng bày tại Academic Gallery, Venice.
——————————-

Chi Lan biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang