Cộng Tác Viên Báo Công Giáo

THAM GIA NGAY

Tìm kiếm

1 Linh mục VN đề nghị Nhà Nước cho nghỉ Lễ Giáng Sinh

1 Linh mục VN đề nghị Nhà Nước cho nghỉ Lễ Giáng Sinh
  • Chia sẻ:

Những ngày này, khắp phố phường, người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Giáng sinh. Lễ Noel giờ đã trở thành ngày vui của tất cả mọi người giống như các ngày lễ tết trong năm. Thế nhưng, trong ngày này, tất cả mọi người, kể cả những người theo đạo Công giáo vẫn phải làm việc chứ không được nghỉ. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên có một ngày nghỉ lễ Noel.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, Linh mục Trần Xuân Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký UB Đoàn kết Công giáo Việt Nam cho rằng, Lễ Noel (25/12 hằng năm) là lễ lớn nhất của người Công giáo, kỷ niệm ngày Chúa Giê-su ra đời.

Theo linh mục, đây là niềm vui chung của mọi người, không kể người Công giáo hay không theo đạo.

Ông nói: “Lễ Noel làm cho mọi người đều vui. Nhân dân phấn khởi lao động sản xuất, bảo vệ tổ quốc, các cháu nhỏ phấn khởi học hành. Mọi người sống khiêm nhường, cố gắng hơn trong bổn phận của mình đối với gia đình, quê hương, tổ quốc”.

Linh mục Mạnh cho biết, dịp Noel, người Công giáo có nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc như trang trí nhà thờ, văn nghệ ca hát giáng sinh, thánh lễ…

“Trong đó, quan trọng và thiêng nhất là thánh lễ kỷ niệm Thiên Chúa giáng sinh vào lúc 10h đến 12h đêm 24/12”.

Linh mục Trần Xuân Mạnh ước ao một ngày nghỉ lễ Noel.

Theo Linh mục Mạnh, ở các nước có nhiều người Công giáo, người dân được nghỉ lễ suốt một tuần, từ Noel cho đến hết năm mới (24/12 – 1/1). Ở Philippines – một nước Đông Nam Á có nhiều người theo Công giáo đã cho phép người dân nghỉ lễ một tuần.

Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa có ngày nghỉ cho dịp dễ Noel. Vào dịp này, người dân và học sinh vẫn đi làm, đi học bình thường.

“Để có nhiều thời gian hơn cho ngày trọng đại này, chúng tôi ước ao Nhà nước cho phép nghỉ lễ Noel một ngày”, ông bày tỏ mong muốn.

Linh mục Mai Văn Vọng, giáo phận Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) cũng cho biết, ở Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Hongkong, Đài Loan, Ấn Độ cũng dành một ngày nghỉ để toàn dân tổ chức mừng Giáng sinh. Ông mong muốn, Việt Nam nên có một ngày như thế bởi Giáng sinh không chỉ dừng ở phạm vi tôn giáo mà đã thành văn hóa toàn cầu. Ví dụ ngay ở nước ta, dịp Giáng sinh, cá nhân hay nhiều công ty cũng tổ chức đón mừng, tặng quà hoặc đi du lịch cùng nhau.
— – – - – – - – - -
Giáng sinh người theo đạo có được nghỉ lễ không?

Theo Điều 2 Nghị định 028-TTg năm 1959 quy định về những ngày lễ được nghỉ có lương và ban hành chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ phép như sau:

Cán bộ, công nhân viên chức được nghỉ việc có lương những ngày lễ dưới đây:

- Nguyên đán âm lịch, nghỉ 2 ngày rưỡi: nửa ngày cuối năm, mồng một và mồng hai tết;

- Nguyên đán dương lịch, nghỉ 1 ngày: 1-1 dương lịch

- Ngày sinh Đức Phật Thích Ca, nghỉ 1 ngày: 8-4 âm lịch

- Ngày Quốc tế Lao động, nghỉ 1 ngày: 1-5 dương lịch

- Ngày Quốc khánh, nghỉ 1 ngày: 2-9 dương lịch

- Ngày Thiên chúa giáng sinh, nghỉ 1 ngày: 25-12 dương lịch

Nếu ngày lễ trùng ngày chủ nhật thì không có nghỉ bù.

Tại Nghị định 028-TTg năm 1959 có quy định đối với việc nghỉ lễ ngày giáng sinh.

Tuy nhiên, tại Nghị định 13-CP năm 1977 đã sửa đổi quy định về những ngày lễ được nghỉ có lương đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và công nhân, viên chức xí nghiệp tư doanh như sau:

- Nguyên đán dương lịch 1 ngày: ngày 01 tháng 01.

- Nguyên đán âm lịch 3 ngày: ngày cuối năm, mồng một và mồng hai Tết.

- Ngày Quốc tế lao động 1 ngày rưỡi: chiều 30 tháng 04 và ngày 01 tháng 05.

- Ngày Quốc khánh 2 ngày: ngày 02 tháng 09 và 03 tháng 09.

Nếu ngày lễ trùng vào ngày chủ nhật thì không nghỉ bù.

Đối với những người là tín đồ các tôn giáo, trong ngày lễ chính thống của tôn giáo mình, nếu tham gia vào các cuộc hành lễ thì được xin phép nghỉ không quá 1 ngày.

Như vậy, tại Nghị định 13-CP năm 1977 sửa đổi Nghị định 028-TTg năm 1959 không còn quy định cụ thể đối với ngày nghỉ giáng sinh mà quy định tùy theo tôn giáo nếu tham gia vào cuộc hành lễ thì được xin phép nghỉ không quá 1 ngày.

Hiện hành, tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết được quy định như sau:

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

- Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

Như vậy, hiện hành theo Bộ luật Lao động 2019 ngày giáng sinh không được quy định là ngày nghỉ lễ, tết.

Người lao động có thể xin nghỉ không lương dịp lễ giáng sinh

Căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

- Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019.

- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì:

Từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Theo đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không lương vào dịp lễ giáng sinh.
 

Quý Tổ Chức, Cá Nhân muốn Mua lại tên miền CONGGIAO.VN vui lòng liên hệ qua email: conggiaov@gmail.com