Hiện nay, Giáo hội Công giáo không cấm hỏa táng, nhưng khuyến khích địa táng vì ý nghĩa tôn trọng thân xác, là đền thờ của Chúa Thánh Thần, và niềm tin vào sự sống lại. Tuy nhiên, Giáo hội cho phép hỏa táng trong trường hợp cần thiết, với điều kiện tro cốt phải được lưu giữ cẩn thận, không được rải rác hay lưu giữ tại nhà riêng.
Các hộc tủ gỗ mà bạn thấy trong nhà thờ có thể là nhà nguyện lưu tro cốt (columbarium), nơi lưu giữ tro của các tín hữu đã qua đời. Đây là hình thức phù hợp với Giáo luật nếu tro được đặt ở nơi tôn kính như nghĩa trang, nhà nguyện hoặc nhà thờ.
Có một thời, việc hỏa táng không được phép vì nhiều lý do. Đầu tiên, người ngoại giáo thường hỏa táng người chết của họ, vì vậy đối với nhiều người Kitô giáo, chôn cất người chết trong đất thánh là một tuyên bố chắc chắn về niềm tin vào sự phục sinh người chết và cuộc sống mai hậu. Thứ hai, hài cốt của người chết thường không được chôn cất. Đôi khi chúng được dùng làm bùa hộ mệnh hoặc để trong nhà. Bộ Giáo luật cũ năm 1917 cấm thực hành hỏa táng cho đến gần đây nhất là năm 1963. Năm 1963, Giáo hội cho phép hỏa táng trong một số trường hợp hạn chế miễn là họ không phủ nhận niềm tin người chết sống lại và sự bất tử của linh hồn.
Với tình trạng nghĩa trang không đủ chỗ chôn cất ở một số nơi trên thế giới, Giáo hội trong những năm qua đã cho phép hỏa táng. Tuy nhiên, ngay khi thi hài được hỏa táng, hài cốt phải được trôn cất ở nơi đất thánh, trong nghĩa trang Công Giáo hoặc trong một nghĩa trang không theo giáo phái nào, trong đó huyệt mộ được một phó tế hoặc linh mục làm phép. Hài cốt đã được hỏa táng không được giữ trong các hũ hoặc bình chứa khác xung quanh nhà.
Năm 1997, Giáo Hội Công Giáo cho phép đưa hài cốt được hỏa táng vào nhà thờ để cử hành Thánh Lễ an táng Kitô giáo. Trước ngày này, thi hài phải được đưa đến nhà thờ để làm Lễ Tang trước đã, rồi mới đem đến lò thiêu. Sau đó, hài cốt sẽ phải được chôn cất. Mặc dù hiện nay việc hỏa táng đã được Giáo Hội cho phép nhưng việc đó không có giá trị như chôn cất thi hài. Rõ ràng là Giáo Hội thích thi thể của người quá cố hiện diện trong các nghi thức an táng hơn, vì sự hiện diện của thi thể con người thể hiện rõ hơn các giá trị Kitô giáo liên quan đến sự phục sinh thân xác và phẩm giá của thân xác con người, nhờ phép rửa, là Đền Thờ của Ba Ngôi Thiên Chúa khi còn sống.
Hài cốt được hỏa táng phải được đối xử tương tự như đối với thi thể con người. Lựa chọn một chiếc bình xứng hợp để đựng hài cốt, khiêng hài cốt một cách kính trọng, hết sức cẩn thận và chú ý đến vị trí thích hợp, vận chuyển và sắp đặt sau cùng là tất cả những gì đòi buộc người sống thi hành. Không bao giờ được phép rắc hài cốt xuống biển hoặc vào không khí hay xuống đất ở một nơi nào đó. Bất cứ khi nào có thể, nên dùng một vật thích hợp để tưởng nhớ người đã khuất, chẳng hạn như với một tấm bảng hoặc một viên đá khắc tên người đã khuất.
Hài cốt được hỏa táng của một người quá cố được phép ở Hoa Kỳ trong những trường hợp sau đây theo Giáo Luật điều 1176, triệt 3: “Giáo Hội tha thiết khuyên nhủ nên duy trì tục lệ lành thánh chôn xác người quá cố, tuy nhiên Giáo Hội không cấm hoả táng, trừ khi chọn hoả táng vì những lý do nghịch với đạo lý Kitô giáo”. Thứ hai, mỗi Giám mục giáo phận sẽ lượng định việc cử hành phụng vụ nào cho người quá cố, có hay không có Thánh Lễ với tro cốt hiện diện, là thích hợp hơn về mặt mục vụ, phải xem xét những hoàn cảnh đặc thù trong từng trường hợp cụ thể.
Quý Tổ Chức, Cá Nhân muốn Mua lại tên miền CONGGIAO.VN vui lòng liên hệ qua email: conggiaov@gmail.com