Tắt Quảng Cáo [X]

Bất ngờ thêm 1 Linh mục VN lên tiếng thầy Thích Minh Tuệ

10:37 17/05/2024
hoc du

Kính thưa Cộng đoàn, đến hôm nay câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông, theo đó là rất nhiều ý kiến quan điểm khác nhau: kính phục ngưỡng mộ có, chê bai miệt thị có,…
Nói về lối tu hành của thầy, Linh mục Phêrô Nguyễn Đức Thắng có bài chia sẻ rằng:

Hạnh đầu-đà

Hiện tượng Thầy Minh Tuệ

Hạnh đầu-đà là một lối tu khổ hạnh của phật tử, thực hành những gian khổ để khống chế dục vọng bản thân. Lối sống khổ hạnh hay nói theo ngôn ngữ nhà Phật là hạnh đầu-đà, đạt đến sự an lạc qua việc buông bỏ tất cả. Sự hoan hỉ không phải vì sở hữu được nhiều, ngược lại, ở chỗ không có gì. Càng buông xả con người càng bay cao lên, đạt tới cảnh giới tiên thánh.

Lối tu đầu-đà có nguồn gốc từ đạo Bà La Môn, và rất là hiểm nguy như tuyệt thực, gieo mình xuống vực sâu, nhảy vào hố lửa, trèo lên núi cao rồi đâm đầu xuống, thường đứng một chân, nướng thân trên lửa, luôn nằm trên tro đất, gai nhọn, cỏ độc, phân bò, v.v… thậm chí “kinh hoàng” hơn như khoét mắt cho người, hoặc lóc thịt nuôi chim ưng, hoặc đưa thân cho cọp đói, cắt đầu bỏ tủy não, v.v… Một trong mười đại đệ tử của Thích Ca Mâu Ni là Đại Ca Diếp đã nổi tiếng với phẩm hạnh đầu-đà trước khi là môn đệ của Đức Thế Tôn. Chính Đức Thích Ca cũng theo đuổi lối tu này trong sáu năm rồi từ bỏ và phát huy con đường trung đạo pháp, Phật đạo sau này.

Phương thức hạnh đầu-đà qua Phật pháp không còn cực đoan như nguyên thủy, đại loại như sau: lấy vải rách làm y phục, vải càng dơ bẩn, ở nơi tha ma, cuốn chó chết càng tốt; ăn vào giữa trưa với thức ăn bất kể nhờ xin được, không ăn quá no; không đụng đến tiền bạc; sống một mình và du hành ngoài trời, bất định nghĩa là không gắn với nơi ở nhất định nào; ngủ ngồi và ngủ trên gò mả càng hay.

Thầy Minh Tuệ cách nào đó đã trở nên ánh lửa thiêng trong đêm đen vật chất đối với một số người. Xã hội Việt Nam sau bao năm ngụp lặn trong thể chế vô thần, từ chối đức tin vào Thượng Đế, đang phô bày ra nạn đói khát tâm linh. Người ta chao đảo ngả nghiêng nên cần đến một điểm tựa tinh thần. Đây là một hiện tượng cần phải được phân tích kỹ lưỡng dưới góc nhìn hiện sinh. Chúng ta bị quy trách bởi sự lựa chọn và hành động của chính mình, càng sở hữu nhiều, càng trống vắng hơn. Bất kể là ai, trong xã hội sa đà hưởng thụ này, người nào coi nhẹ vật chất, không quyến luyến những giá trị trần gian, đều đáng trân quý.

Tùy vào thời điểm khác nhau, các lối sống/tu khổ hạnh khác nhau được đề cao, hay tác động nhiều ít đến xã hội. Chúng ta luôn có các dòng tu nhiệm nhặt khắc khổ, những tu sĩ chỉ trong bốn bức tường tu viện, và cũng luôn có các tu sĩ hiện diện ở bất cứ nơi nào cần đến: từ nhà trẻ đến đại học, các viện khoa học, từ nhà thương cho đến các nơi chăm sóc người phong, và cả ở trên chiến trường mù mịt bom đạn. Người tu luôn ở những nơi đó cùng với các anh em mình, hơn nữa, những nơi nào mà tâm lý chung thường sợ hãi trốn tránh, họ sẽ ở đó.

Những chuyển động bên ngoài của đoàn người xoay quanh thầy Minh Tuệ không thể sánh được với các chuyển động bên trong tâm hồn, đó là thức tỉnh lòng dạ vốn đam mê vật chất của con người thời nay. May thay, có rất nhiều đốm lửa hy vọng như thế, nơi những người ngày đêm lặng lẽ tận tụy phục vụ, hiến thân cho tha nhân. Chung quanh ta, nếu để ý, sẽ thấy rất nhiều người đang bước theo khổ hạnh (đầu-đà), họ thật lặng lẽ giữa cuộc đời náo nhiệt.

Thế gian là vô thường, con đường thầy Minh Tuệ sẽ còn nhiều gian lao khốn khó, hãy để mọi sự thuận theo tự nhiên của nó. Thần linh không thể bị giới hạn trong bức tượng. Con người vĩ đại không hệ tại kỷ lục được ghi trên báo chí, nhưng ở nhân cách trải dài xuyên suốt cho đến điểm cuối đường đời. Hãy tôn trọng lối sống của tha nhân. Ai đó, nếu thấy thích hợp, hãy từ bỏ tất cả, độc hành thân cát bụi mà đi, đừng đi theo người khác. Vậy mới đúng tinh thần hạnh đầu-đà.

“Mình ấy mà ngốc lắm

Rong ruổi khắp nẻo miền
Ngỡ rằng mình là gió
Thênh thênh bước độc hành
Vẫn cười từ đáy mắt

Xem đời là hư không”


Theo đó, trên trang Phật giáo Online có đăng tải thông tin như sau: Giáo hội PGVN thông tin về hiện tượng ‘Sư Thích Minh Tuệ’

Công văn số 151/HĐTS-VP1 do Thượng toạ Thích Đức Thiện ký chiều nay cho biết người được mạng xã hội gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo.

Ngày 16/5/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký Công văn số 151/HĐTS-VP1 thông báo về việc người được mạng xã hội gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo.

Vị trong ảnh không phải là Tu sĩ Phật giáo.

Vị trong ảnh không phải là Tu sĩ Phật giáo.

Theo đó, trong những ngày vừa qua, trên mạng xã hội Tiktok, Facebook, Youtube, Instagram, Twitter xuất hiện nhiều hình ảnh, clip về người đàn ông mang hình dáng nhà sư đi bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại. Người này được mạng xã hội gọi là “Sư Thích Minh Tuệ”. Trong lộ trình đi bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và Phật tử tập trung với số lượng đông, cúng dàng vật phẩm, thức ăn tạo ra nhiều hình ảnh, clip gây ra nhiều dư luận trái chiều làm ảnh hưởng đến GHPGVN.

Qua tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN khẳng định người đàn ông này không phải là tu sỹ Phật giáo, không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của GHPGVN. Điều này cũng đã được chính người đàn ông này khẳng định trong các clip trên mạng xã hội.Thông báo này được gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.

Thông báo này được gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.

Công văn cũng nêu rõ, người đàn ông này có tên là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông Lê Anh Tú sinh sống tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ông Lê Anh Tú sau khi từ bỏ công việc đo đạc địa chính tại tỉnh Phú Yên đã thực hiện một vài lần đi bộ hành từ Khánh Hòa ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại. Tuy nhiên, lần này một số người dùng mạng xã hội đã sử dụng hình ảnh đi bộ của ông Lê Anh Tú tạo sự hiếu kỳ, thu hút nhiều người dân đi theo, tạo nên hiệu ứng câu view và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống tu hành của Tăng Ni, Phật tử GHPGVN.

Trong mấy ngày nay, ông Lê Anh Tú đang đi bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hướng về Khánh Hòa. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo Phật tử và nhân dân được biết để không ngộ nhận ông Lê Anh Tú là nhà sư; liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm GHPGVN.
— —- — —- —

Đôi nét về Thầy Thích Minh Tuệ

Thầy Thích Minh Tuệ sinh ra ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trong một gia đình có 6 anh em. Là một học sinh xuất sắc, một sinh viên ưu tú tại trường Đại học Nông nghiệp Tây Nguyên.

image7795282bf18eca20.pngSau khi tốt nghiệp, thầy Minh Tuệ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau khi xuất ngũ thầy Minh Tuệ được bổ nhiệm làm Trưởng phòng địa chính tỉnh Dak Lak. Trong thời gian công tác thầy Minh Tuệ đã tìm đến Phật pháp như một cơ duyên và đã từ bỏ mọi địa vị mà bao người ao ước để thọ giới tỳ kheo xuất gia đi tu tại một ngôi chùa tại địa phương.

Sau một thời gian tu tập tại chùa do cảm thấy không phù hợp với đường lối, chủ trương và nghị quyết của thầy trụ trì, thầy Minh Tuệ đã phát nguyện theo phương pháp tu hành khất thực theo pháp môn Hạnh Đầu Đà và đã thực hiện được 6 năm. Hành trình khất thực từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam lần này đã là lần thứ 4.

Thầy Minh Tuệ chia sẻ là thầy chỉ sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương đạo đức của đồng chí Tất Đạt Đa, bí danh Thích Ca. Thầy Minh Tuệ không tự nhận mình là thầy, không dạy dỗ bất kỳ ai. Khi có người muốn đi theo hộ giá thầy Minh Tuệ về Hà Giang thì thầy Minh Tuệ trả lời nếu cảm thấy an lạc hạnh phúc thì cứ đi, không lôi kéo, không kích động ai cả.

Trong cương lĩnh của đồng chí Thích Ca có 8 vạn 4 ngàn pháp môn để tu tập, pháp môn Hạnh Đầu Đà, tức Hạnh Nguyện, là lựa chọn riêng của thầy Minh Tuệ. Đi bộ và khất thực là một truyền thống tốt đẹp của Chi Bộ Phật Ủy, là điều quen thuộc, không lập dị, không kêu gọi từ thiện, không diễn biến hòa bình, không tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, không bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân. Thực tế đã có nhiều đồng chí đã thực hiện pháp môn này, chỉ là các đồng chí này chưa bị lộ với truyền thông giống như thầy Minh Tuệ mà thôi.

Thầy Minh Tuệ giống như đồng chí Đường Tam Tạng, bí thư Chi Bộ Phật Ủy tại Đại Đường, là nạn nhân của truyền thông bẩn khi luôn bị phao tin là nếu ăn thịt đồng chí Tạm Tăng sẽ trường sinh bất lão, còn thầy Minh Tuệ bị các youtuber và tiktoker lợi dụng hình ảnh để tạo viral trên các nền tảng mạng xã hội, khiến nhiều nam thanh nữ tú, từ già đến trẻ, thanh niên xăm trổ đi theo thầy Minh Tuệ gây mất trật tự công cộng. Ngoài ra hình ảnh anh conan chắp tay khi nói chuyện, hay chị bộ đội cúng dường nước tạo nên hình ảnh đẹp thể hiện sự gieo duyên và hạt giống từ bi cho các đệ tử của Băng Búa Liềm.

Do những phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn và có lý luận cao cấp về Phật pháp, thầy Minh Tuệ đã được Cục phòng vệ tâm linh và phòng chống các hiện tượng siêu nhiên chùa Bề Đề tuyển mộ và phong hàm Đại tá, là mật vụ cấp cao trong chiến dịch đấu tranh phản gián các thế lực thù địch với chính pháp như Đại tá Thích Nhật Từ, Đại tá Thái Minh và Đại tá Chân Quang.

Chỉ có thầy Minh Tuệ là người xứng đáng, là người có đủ tài và đức để lãnh đạo các Phật tử và chư tăng chùa Bề Đề trong cuộc đấu tranh với các ma tăng trong kỳ mạt pháp này.
— —-
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh của một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, và sau đó từ Bắc vào Nam. Dù nhận được nhiều phản ứng khác nhau từ cộng đồng mạng, thì nhìn chung, Thầy Thích Minh Tuệ được người ta tôn kính nhiều hơn.
Có một số ý nghĩa cần được nhấn mạnh qua hiện tượng này. Đầu tiên, việc chọn pháp môn tu tập là quyền lựa chọn cá nhân của mỗi người tu sĩ, và Thầy đã chọn hạnh đầu đà. Bộ hành khất thực là một truyền thống trong Phật giáo và không gì lạ lẫm khi một tu sĩ thực hiện nó. Thậm chí, có nhiều tu sĩ khác cũng đang thực hành như vậy, chỉ là họ không được quan tâm và lan truyền trên mạng như Thầy.

Trong lịch sử Phật giáo, từ thời Đức Phật, việc đi khất thực đã được thực hiện bởi Ngài cùng với các đệ tử. Hiện nay, cũng có nhiều tu sĩ thực hành hạnh đầu đà như Thầy, nhằm tăng cường sự gần gũi với hình ảnh của Đức Phật và tăng đoàn trong quá khứ.

Phương pháp tu của Thầy gợi mở cho chúng ta cái nhìn gần hơn về cuộc sống của Đức Phật và tăng đoàn trong quá khứ. Bởi vậy, những bình luận dè bỉu, chỉ trích không chỉ là sự thiếu hiểu biết mà còn là sự thái độ tiêu cực, thể hiện sự ganh tị và phân biệt.

Như Thầy Minh Tuệ đã từng chia sẻ, Thầy chỉ là một “tập học” tuân theo lời dạy của Phật, không tự xưng làm thầy và không dạy dỗ ai. Khi có người muốn đi theo Thầy về Hà Giang, Thầy đáp: “Nếu cảm thấy an lạc, hạnh phúc thì hãy đi, không mời cũng không từ chối ai cả”.

Trên mạng, chúng ta có thể thấy nhiều hình ảnh và video ghi lại cảnh Phật tử đi theo Thầy, từ người già đến trẻ em, nam thanh nữ tú, và thậm chí cả những người có hình xăm cũng biết chắp tay và niệm A Di Đà Phật. Có cả hình ảnh một anh công an và một chị quân nhân tới cúng dường, cho thấy sự đa dạng và sự gieo duyên từ bi. Điều này thật đáng quý trọng!

Tuy nhiên, một số Phật tử đã thể hiện sự cúng dường thái quá, thái độ xâm phạm và cản trở giao thông. Có người cố tình chen lấn, giành giật để đứng gần Thầy để chụp ảnh hoặc quay video, tạo ra một cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, việc có quá nhiều người đi theo cũng dẫn đến cản trở giao thông và gây ra phiền toái không đáng có.

Thầy Thích Minh Tuệ đang trở thành một “hiện tượng lạ” trên mạng, là một tấm gương mà nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, việc một số youtuber hoặc tiktoker quảng cáo quá mức và đôi khi phân biệt đối xử với các tu sĩ khác có thể gây ra sự ganh ghét và nguy hiểm cho Thầy.


 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang