Tắt Quảng Cáo [X]

Khai quật bậc tam cấp nơi Chúa chữa lành người mù

11:29 05/12/2023
hoc du

Các nhà khảo cổ học ở Jerusalem đã khai quật một địa điểm cổ đại mà theo họ là nơi diễn ra phép lạ Chúa Giêsu chữa lành một người mù. Câu chuyện được ghi lại chi tiết trong Sách Thánh.

Các nhà khảo cổ học ở Jerusalem đã khai quật một địa điểm cổ đại mà theo họ là nơi diễn ra phép lạ Chúa Giêsu chữa lành một người mù. Câu chuyện được ghi lại chi tiết trong Sách Thánh.

Phát hiện trên đã được thực hiện trong quá trình đội ngũ các chuyên gia khảo cổ tiến hành khai quật hồ Siloam, địa điểm lịch sử thuộc Wadi Hilweh ở phía Nam các bức tường của Cổ thành Jerusalem. Tổng cộng 8 bậc thang được tìm thấy trong quá trình này.

Nửa dặm kỳ diệu

Đầu năm nay, Cơ quan Cổ vật Israel, Cơ quan quản lý Công viên Quốc gia Israel và Tổ chức thành David đồng loạt thông báo hồ Siloam (Si-lô-ác), nơi linh thiêng của cả Kitô giáo lẫn Do Thái giáo, sẽ được mở cửa cho công chúng lần đầu tiên sau hơn 2.000 năm, báo The Jerusalem Post đưa tin. Đến đầu tháng 9, các nhà khảo cổ học đạt được tiến triển đáng chú ý sau khi tìm được 8 bậc tam cấp dẫn đến hồ nước này và chưa từng lộ diện trong 2 thiên niên kỷ, tức từ thời Chúa Giêsu.

“Nỗ lực khai quật đang diễn ra trong phạm vi thành David, địa điểm lịch sử của Jerusalem, đặc biệt là tại hồ nước Siloam và Đường Hành hương, là minh chứng cho di sản cũng như mối liên kết giữa người Do Thái và Kitô hữu với Jerusalem. Đây không chỉ đơn giản là vấn đề đức tin, mà còn là thực tế của lịch sử”, Đài Fox News dẫn lời ông Ze’ev Orenstein, Giám đốc Sự vụ Quốc tế của Tổ chức thành David nhận định.

Công trình khai quật

Thành lập từ năm 1986, Tổ chức thành David theo đuổi mục tiêu bảo tồn và phát triển thành David cũng như môi trường xung quanh nơi này. Trong quá trình đó, tổ chức cam kết “thúc đẩy sự kết nối những con người thuộc mọi đức tin và nguồn gốc với Jerusalem cổ đại”. Vì thế, đối với Giám đốc Orenstein, nửa dặm quan trọng nhất trên Trái đất chính là con đường chạy xuyên thành cổ David từ hồ nước Siloam ở phía Nam đến những bậc thang dẫn tới Bức tường phía Tây, Các bậc tam cấp phía Nam và Núi Đền.

“Hiếm có nửa dặm ở nơi nào trên Trái đất có ý nghĩa to lớn đến thế cho rất nhiều người trên khắp các châu lục, như nửa dặm thuộc phạm vi thành David. Con số này không chỉ dừng lại ở vài triệu mà là nhiều tỷ người”, ông bổ sung.


Di tích 2.700 năm

Hồ nước Siloam đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 Trước Công nguyên, ban đầu là một phần của hệ thống cấp nước cho Jerusalem cách đây khoảng 2.700 năm. Cơ quan Cổ vật Israel, Cơ quan quản lý Công viên Quốc gia Israel và Tổ chức thành David nhất trí rằng quá trình xây dựng được tiến hành dưới triều đại của vua Hezekia, như mô tả trong Sách Các Vua. Công trình trải qua nhiều giai đoạn thi công cho đến khi đạt được kích thước đáng nể vào thời ấy là hơn 5.000 mét vuông. Phúc Âm theo thánh Gioan đã ghi lại câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành một người mù bẩm sinh tại hồ nước Siloam: “Nói xong, Đức Giê-su nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: ‘Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa’ (Si-lô-ác có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được”.


Hồ Siloam thời xưa

Năm 2004, trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho công ty cấp nước Hagihon, phía nhà thầu xây dựng phát hiện một số đoạn của những bậc thang của hồ nước, từ đó cho phép phát hiện di sản từ thời Chúa Giêsu và cũng là nơi xảy ra phép lạ. Dưới sự dẫn đầu của các giáo sư Roni Reich và Eli Shukron, Cơ quan Cổ vật Israel triển khai một đợt khảo sát hiện trường. Trong quá trình này, các chuyên gia tìm được phần phía Bắc và một đoạn nhỏ thuộc rìa phía Nam của hồ.

Trước đây, công chúng được phép tiếp cận một phần vô cùng nhỏ của khu hồ đã được khai quật hoàn toàn. Trong thời gian không xa, giới hữu trách sẽ quyết định liệu có mở rộng các khu vực có thể tham quan, hoặc cho phép công chúng thưởng thức toàn bộ hồ nước Siloam như diện tích ban đầu.

Ông Orenstein dự kiến trong vòng vài năm nữa, những người tham quan thành David sẽ có thể “nhìn tận mắt, chạm tận tay và tự bước chân trên những viên đá mà tiền nhân từng rảo bước cách đây hàng ngàn năm, trong lúc họ lên đường hành hương tới Jerusalem”.

LING LANG – Báo CGvDT


 

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang