7 điều ít biết về bức tượng Pietà – Ðức Mẹ Sầu Bi
Trong các tác phẩm điêu khắc của Michelangelo, có lẽ Pietà – Ðức Mẹ Sầu Bi là tuyệt tác được người Công giáo yêu thích nhất. Hình ảnh Chúa Giêsu trong vòng tay của...
Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912, tại thị xã Đồng Hới, chính xác là làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình công chức, công giáo thuần thành.
Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912, tại thị xã Đồng Hới, chính xác là làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình công chức, công giáo thuần thành.
Rửa tội tại giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, ngày 25-9-1912, tên thánh là Phan-xi-cô (François). Thêm sức tại nhà thờ Quy Nhơn, 1933, dưới tên Phan-xi-cô Xa-vi-ê.
Học tại Quảng Ngãi, Qui Nhơn. Ra Huế, học trường thầy dòng Pellerin (Bình Linh) xong năm thứ nhất bậc trung học, 1930, thì thôi học. Về ở Quy Nhơn. Làm sở đạc điền được ít lâu, sau bỏ sở. Vô Sài Gòn, 1934, làm báo một thời gian, trợ bút cho báo Sài Gòn, rồi trở về Qui Nhơn 1936, khi sức khỏe sa sút.
Bắt đầu làm thơ Đường từ năm mười lăm tuổi, ký nhiều bút hiệu: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh. Từ 1935 chuyên làm thơ mới, ký Hàn Mặc Tử, cuối cùng là Hàn Mạc Tử. Đã đăng thơ trên các báo Phụ nữ Tân văn, Sài Gòn, Trong khuê phòng, Đông Dương tuần báo, Tân thời, Người mới.
Chứng bịnh phong cùi hiểm nghèo buộc ông phải sống ẩn tránh, trong đau đớn cả tinh thần, thân xác lẫn vật chất, nhưng đã đem đến cho Hàn Mạc Tử nhiều thi tứ đặc biệt, thanh thoát, như một vùng trú ẩn cần thiết cho cõi linh hồn đau khổ triền miên.
Thi phẩm đã công bố: Gái Quê (Tự xuất bản, in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội, 1936, 34 bài thơ, tựa của Phạm Văn Ký); Thơ Hàn Mạc Tử (Tuyển tập, nxb Đông Phương, Hà Nội, 1942, tranh vẽ của Phạm Tú. Nhà Tân Việt, Sài Gòn, tái bản, 1959).
Tại trại phong Qui Hòa, ngoại thành Quy Nhơn, Hàn Mạc Tử trút linh hồn ngày 11 tháng 11 năm 1940, hưởng dương 28 tuổi, được mai táng ngay hôm đó tại nghĩa địa trại Quy Hòa.
Số phận ngắn ngủi của ông là một thiệt thòi lớn cho nền văn học đất nước, vì ông được coi như một nguồn thơ tinh khôi và kỳ lạ bậc nhất trong thi ca hiện đại.
Đặc biệt là nguồn thơ cảm hứng từ đức tin Thiên Chúa, và phản ánh đức tin này qua tác phẩm, là đề tài cho chuyên luận dưới đây.
Từ cuối năm 1942, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Từ ngày Hàn Mạc Tử từ trần đến nay, mới trong khoảng hai năm trời, mà người ta đã người ta đã nói rất nhiều, viết rất nhiều về Hàn Mạc Tử…”.
Và đến nay, bao nhiêu giấy mực đã được dành cho nhà thơ tài hoa bạc mệnh. Có lẽ ở miền Nam, Hàn Mạc Tử là thi sĩ được nhắc đến nhiều nhất. Tôi chỉ e rằng dù vậy sự hiểu biết của chúng ta về thi tài đó vẫn không tiến bộ được bao nhiêu. Có lẽ lại lùi lại nữa là khác. Năm 1941, Hoài Thanh muốn nói đến Hàn Mạc Tử đã hỏi mượn thơ do Trần Thanh Địch giữ. Cùng năm đó, khi viết cuốn Hàn Mạc Tử, có lẽ Trần Thanh Mại cũng dùng nguồn tài liệu đó, tức là của em mình.
Ngày nay, ngoài tập Thơ Hàn Mạc Tử mỏng manh của nhà xuất bản Tân Việt, chúng ta không còn thi liệu nào khác. Chính Quách Tấn, bạn thân, ân nhân, người đã được nhà thơ ký thác trọn vẹn tác phẩm, cũng tỏ vẻ không có nhiều tài liệu hơn chúng ta. Trong bài nói về nhà thơ quá cố đăng trên Văn, Quách Tiên sinh, khi trích thơ Hàn Mạc Tử đã làm một việc mà ai cũng làm được, như Vũ Ngọc Phan đã làm, nghĩa là trích từ tập thơ thiếu sót kia, hay trích lại của Trần Thanh Mại và Hoài Thanh – trừ vài bài tứ tuyệt không mấy quan trọng. Lý do rất giản dị: chiến tranh đã làm thất lạc hết tài liệu, mặc dù Quách Tấn giữ gìn cẩn thận, sao nhiều bản gửi Bộ Giáo dục Nam triều thời đó và tất cả bạn bè của Tử.
Như vậy trong mọi hành trình vào tác phẩm Hàn Mạc Tử, chúng ta sẽ giẫm chân tại chỗ, đua nhau kể cuộc đời ái tình và sự nghiệp của nhà thơ – dĩ nhiên là éo le gay cấn, nhưng không giúp hiểu thêm nhà thơ bao nhiêu – trừ một vài bài quan trọng, như của Quách Tấn trên số Văn thượng dẫn; ngoài việc đưa ra một số sự kiện chung quanh việc sáng tạo của Hàn Mạc Tử còn bổ chính nhiều điều do Trần Thanh Mại kể trong cuốn biên khảo về Hàn Mạc Tử xưa nay vốn là tài liệu tham khảo căn bản cho mọi người về cuộc tranh tụng giữa hai họ Quách và Trần năm 1942, thì chúng tôi không có ý kiến gì.
Nhưng xin tán đồng Quách Tấn về hai điểm: thứ nhất là Trần Thanh Mại ẩu, thứ hai là ông không hiểu thơ, và cứ ưa phê bình thơ, và Vũ Ngọc Phan cũng đồng ý như vậy. Tuy nhiên, nếu không có cái ẩu, cái trích dẫn bừa bãi của họ Trần, thì các nhà nghiên cứu – kể cả Quách Tấn – lấy đâu ra thơ Hàn Mạc Tử để tham khảo, sau khi người giữ bản quyền để thất lạc hết di thảo? Tưởng khi nhắc đến chuyện ba mươi năm về trước, Quách Tiên sinh không nên chua cay mới công bình.
Trần Thanh Mại trong cuốn Hàn Mạc Tử – Thân thế và thi văn cũng nói là Hàn Mạc Tử đã chết đi sống lại ba bốn lần trong thời gian lâm bệnh. Vậy thì một số ý tưởng và hình ảnh lạ lùng trong một số bài thơ, có thể là Hàn Mạc Tử đã ghi lại sau khi từ cõi chết về cõi sống.
Cũng có cảnh hồn lìa khỏi xác, từ trên cao nhìn xuống dương gian:
Anh đã thoát hồn anh ngoài xác thịt
Để chập chờn trong ánh sáng mông lung
(Sáng láng)
Rồi hồn ngắm tử thi hồn tan rã
Bốc thành âm khí loãng nguyệt cầu xa
Hồn mất xác hồn sẽ cười nghiêng ngả
Và kêu rên thảm thiết suốt bao la
(Hồn lìa khỏi xác)
Cũng có cảnh hồn bay vùn vụt trong không gian, không biết trôi dạt về phương nào:
Vì không giới nơi trầm hương vắng lặng
Nên hồn bay vùn vụt tới trăng sao
Sóng gió nổi rùng rùng như địa chấn
Và muôn ngàn thần phách ngã lao đao
Cả hơi hám muôn xưa về ám ảnh
Hồn trơ vơ không biết lạc về đâu
Và vướng phải vô vàn tinh khí lạnh
Hồn mê man bất tỉnh một hồi lâu
(Hồn lìa khỏi xác)
Và hồn được tắm gội trong nguồn Ánh sáng:
– Ta ước ao đầu đội mão triều thiên
Và tắm gội ở trong nguồn ánh sáng…
– Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền
Không u ám như cõi lòng ma quỷ
Vì có Đấng Hằng Sống Hằng Ngự Trị
Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp hư linh
(Ngoài vũ trụ)
Ánh sáng trong trường hợp Hàn Mạc Tử được thị kiến ở bờ biển Quy Nhơn chính là Đức Bà Maria mà sau này Hàn tỏ lòng biết ơn trong bài Ave Maria:
Lạy Bà là đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.
Conggiao.vn/ST
7 điều ít biết về bức tượng Pietà – Ðức Mẹ Sầu Bi
07:37 22/03/2023 Tìm Hiểu
Trong các tác phẩm điêu khắc của Michelangelo, có lẽ Pietà – Ðức Mẹ Sầu Bi là tuyệt tác được người Công giáo yêu thích nhất. Hình ảnh Chúa Giêsu trong vòng tay của...
Đã tìm được ngọn núi Sinai – nơi Môsê nhận 10 điều răn từ Thiên Chúa
07:33 22/03/2023 Địa Điểm, Tìm Hiểu
Một nhóm các nhà nghiên cứu Kinh Thánh đã công bố kết quả thực địa tại Ả Rập Xê Út để chứng minh họ có lẽ đã tìm được địa điểm của núi Sinai...
Linh mục ra việc đền tội dựa theo tiêu chuẩn nào?
07:06 16/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Tôi muốn hỏi một điều luôn khiến tôi thắc mắc: khi bạn đi xưng tội, có tiêu chuẩn nào, theo đó, các tội đã phạm tương ứng với một số việc đền tội nhất...
Văn phòng của các Giáo Hoàng như thế nào?
11:10 12/03/2023 Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, Tìm Hiểu
Nơi ngồi viết, ngồi đọc, ngồi suy ngẫm và cầu nguyện có một linh hồn sâu thẳm. Khám phá vũ trụ thân mật của ba giáo hoàng gần đây: Phanxicô, Bênêđictô XVI và Gioan-Phaolô...
Sử dụng lễ phục màu hồng cho lễ cưới được không?
12:23 10/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Hỏi: Rất nhiều linh mục mặc áo lễ màu hồng để cử hành lễ cưới (cử hành bí tích hôn phối trong Thánh Lễ), vậy thực hành này có đúng không? Đáp: Thưa không,...
Linh mục có phải là “nghề” không? – Bài Giảng Sâu Sắc Của ĐC Phêrô Nguyễn Văn Khảm
01:52 09/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
“Làm linh mục có phải là một nghề?” là câu hỏi không chỉ của những người không theo Công giáo mà còn là của không ít tín đồ Công giáo. Có rất nhiều người...
Tại sao Kinh Vinh Danh và Alleluia bị bỏ qua trong Mùa Chay?
09:35 08/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Ngay cả phụng vụ cũng “ăn chay” để chuẩn bị cho mùa Phục sinh huy hoàng. Mùa Chay được đánh dấu bằng hai lần bỏ phụng vụ rất rõ ràng. Cả bài thánh ca...
Miếng Bông biển Thánh – Chứng tích khổ hình của Chúa Giêsu
04:39 03/03/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Hiện có một số nguồn lần ngược thời gian và lịch sử để tìm kiếm dấu vết và đường hướng di chuyển của miếng Bông biển Thánh, nhưng chuyên gia Shawn Norris được trang...
Linh mục Phê rô Nguyễn Thái Từ chính thức xin rút tên ứng cử Hội đồng Nhân dân Tỉnh Hà Tĩnh
03:50 26/02/2023 Giáo Hội Việt Nam, Tìm Hiểu
Như Nữ Vương Công Lý đã đưa tin, tại GP Vinh những ngày qua, giáo dân bất bình về hiện tượng linh mục tham gia ứng cử HĐND Tỉnh Hà Tĩnh được Đài Truyền...
Con tàu Nô-ê đã tìm thấy và cơn Đại Hồng Thủу trong kinh Thánh là có thật
12:00 22/02/2023 Địa Điểm, Phép lạ, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Theo truyền thống Kitô giáo, chiếc thuyền Noah đã bị mắc kẹt trên núi Ararat. Đây là ngọn núi cao nhất trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, mà đỉnh cao là tại 5137 mét...
Kỳ tích 7 vạn người đồng thời tận mắt chứng kiến – 3 dự ngôn bí ẩn của Đức Mẹ
12:09 18/02/2023 Phép lạ, Sống Đạo, Tìm Hiểu, Video
“… Đám đông tụ tập, đầu trần không đội mũ, háo hức tìm kiếm trên thiên không, họ ngạc nhiên khi thấy mặt trời bắt đầu rung chuyển, đột nhiên nó bắt đầu chuyển...
11:53 15/02/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Trước khi bước vào tình yêu hôn nhân và cử hành bí tích Hôn Phối, người trẻ cần phải thực hiện những thủ tục nào? Dưới đây là những thủ tục hôn phối do...
12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
11:50 15/02/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Kính gửi đến quý độc giả bài sau đây để thêm chất liệu suy nghĩ về đời sống đức tin chúng ta. Tự do ngôn luận là một điều cao quý. Tiếc rằng chúng...
15 ơn lành Đức Mẹ hứa ban cho những ai siêng lần chuỗi Mân Côi
11:58 07/02/2023 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Thánh Đa Minh và Chân Phước Alan de la Roche, O.P. đã được Đức Mẹ trao cho nhiệm vụ công bố 15 Lời Hứa sau đây cho những người siêng năng cầu nguyện Kinh...
Bệnh tật có phải là một “ơn gọi” chăng?
01:18 07/02/2023 Ơn gọi, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Theo thông lệ, từ “Ơn gọi” thường được dùng để diễn tả một sứ mạng, ví dụ như: Ơn gọi Kitô hữu, Ơn gọi tu trì, Ơn gọi sống đời gia đình,… Nhưng đã có...