2 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Lâm Đồng
Cơ sở Đà Lạt thuộc Trường Đại học kiến trúc TP Hồ Chí Minh. 

Trước đó, vào khoảng 10 giờ 30 phút cùng ngày, khi các công nhân đang sửa chữa, trùng tu dãy nhà cổ tại Cơ sở Đà Lạt thuộc Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, địa chỉ số 20, đường Hùng Vương, phường 10, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thì bất ngờ sàn nhà tầng 2 bị sập đè lên 2 công nhân đang làm việc tại tầng 1. Hậu quả, 2 công nhân gồm Trịnh Đình Thuỷ, sinh năm 1990 và Phạm Thái Thành, sinh năm 1987, quê ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa tử vong tại chỗ.

Cơ sở Đà Lạt thuộc Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh trước đây vốn là 1 tu viện cổ, một thời gian là Trường THCS – THPT Trần Phú và đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Ngày 31-10-2019, Bộ Xây dựng phê duyệt dự án đầu tư giai đoạn 1, Cơ sở Đà Lạt thuộc Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh. Theo đó, Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh là chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Quốc tế Huy Hoàng thi công công trình, trên tổng diện tích đất 39.811m2, diện tích xây dựng 8.330m2. Tuy nhiên, khi công trình vừa được khởi công thì xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc.
_______________
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ được thành lập vào ngày Lễ Hiển Linh, mồng 6/1/1877 dưới triều đại của Đức Giáo Hoàng PIÔ IX, với chiếc nôi đầu tiên tại Octacamund nước Ấn Độ. Đây là một Dòng quốc tế thuộc quyền Tòa Thánh, hiến thân cho việc truyền giáo khắp nơi trên thế giới bằng đời sống chiêm niệm và hoạt động tông đồ.

HỘI DÒNG TRÊN THẾ GIỚI

Hiện nay Hội Dòng có hơn 7000 nữ tu, hiện diện tại 77 quốc gia. Bề Trên Tổng Quyền đương nhiệm là Sr. Susanne Louise PHILLIPS, quoc tich Uc Trang web chính của Dòng là www.fmm.org. Dù ở bất cứ nơi nào, chị em cũng luôn dấn thân với tính cách cộng đoàn, và ý thức rằng “Mục đích thứ nhất của mọi công việc chị em làm là chuyển đạt sứ điệpTim Mừng của Đức Kitô” (HC 40). Đoàn sủng và linh đạo của Dòng hôm nay thuộc về Giáo Hội và thế giới. Vì thế chị em chia sẻ đoàn sủng và tinh thần của Đấng Sáng Lập cho mọi người, đặc biệt cho những ai muốn bước theo con đường của ngài dưới nhiều hình thức…

Bề Trên Tổng Quyền
AnneMarie Trần thị Lý, fmm

Bề trên Giám Tỉnh

DÒNG PHAN SINH THỪA SAI ĐỨC MẸ TẠI VIỆT NAM

Đáp lại lời mời gọi của Đức Cha Tardieu, Giám quản Tông Tòa Đàng Trong, Bề Trên Tổng Quyền Dòng đã sai 5 chị em fmm tiên khởi đến Việt Nam vào năm 1932, để chăm sóc anh chị em bệnh phong tập trung từ 3 miền đất nước tại Trại Phong Qui Hòa thuộc Giáo phận Qui Nhơn. Sống yêu thương và phục vụ bệnh nhân phong là ơn gọi đặc biệt của con cái Thánh Phanxicô. Hàn Mặc Tử, một nhà thơ công giáo trẻ tài hoa được điều trị tại Qui Hoà đã thổ lộ: “Chính ở Qui Hoà, tôi đã nhận được những ân huệ quý trọng nhất đời tôi”…

Từ chiếc nôi đầu tiên của Dòng là cộng đoàn thánh Phanxicô tại Qui Hòa, chị em đã mở Tập viện tại Vinh vào năm 1936 để bắt đầu đào tạo các ơn gọi bản xứ. Biết bao biến cố thăng trầm của sứ vụ đã đan kết trong mỗi chặng đường lịch sử. Hạt giống Đoàn sủng Chúa giao phó cho Chân Phước Marie de la Passion được Chúa Thánh Thần làm trổ sinh hoa trái trên mảnh đất quê hương hôm nay với gần 200 chị em Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ Việt Nam, phục vụ trong 2 Tổng Giáo Phận: Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cùng 5 Giáo phận : Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Qui Nhơn và Cần Thơ.

Chị em hội nhập vào lòng Giáo Hội và xã hội Việt Nam qua những dấn thân trong nhiều lãnh vực khác nhau tùy theo nhu cầu của Giáo Hội và xã hội, như: mục vụ, huấn giáo, giáo dục, y tế và xã hội, huấn nghiệp và phát triển… Việt Nam là một trong số các Tỉnh Dòng trẻ thứ 3 của toàn Hội Dòng với tuổi trung bình của chị em trong toàn Tỉnh Dòng là 44,38.

CÁC CHIỀU KÍCH CỦA ĐOÀN SỦNG FMM

Đoàn Sủng Mẹ Marie de la Passion đã lãnh nhận từ Thiên Chúa, đã sống và để lại cho con cái bao gồm các yếu tố chính: Hy Lễ, Thờ Phượng Thánh Thể, Thừa sai theo linh đạo Thánh Mẫu và Phan Sinh trong cộng đoàn quốc tế và liên văn hóa.

1. Hiến dâng đời sống:Chị em ước muốn hiến dâng triệt để đời sống mình, trở nên của lễ cho Hội Thánh và góp phần cứu độ thế giới, như Hiến Chương Dòng điều 2 nhấn mạnh: “Đoàn Sủng của Hội Dòng thúc đẩy chị em dấn bước theo Đức Kitô là Đấng hiến mình cho Chúa Cha trong Mầu nhiệm Nhập thể và Vượt Qua để cứu độ thế giới, để hoàn tất nơi thân xác những gì còn thiếu trong các nỗi gian truân thử thách của Đức Kitô.”

2. Thờ phượng Thánh Thể:Thánh Thể được cử hành, được tôn thờ và được sống, là trung tâm của đời sống và sứ vụ truyền giáo của người nữ tu Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ. Chính “Việc chiêm ngưỡng Chúa Giêsu Thánh Thể là lúc chị em kín múc nguồn sức mạnh và tình yêu trào vọt năng động Chiêm niệm và Thừa sai cho cả cuộc sống”(HC 3). Chị em tự nguyện chuyên trách việc Thờ Phượng Thánh Thể mỗi ngày. Do đó mọi cộng đoàn lớn nhỏ đều được Giáo Quyền cho phép đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ mỗi ngày, với ước nguyện đem cả thế giới hiệp thông với ân sủng Thánh Thể…

3. Truyền giáo phổ quát:Chị em cam kết hiến thân cho việc truyền giáo khắp nơi trên hoàn cầu. “…Là thừa sai, chị em sẵn sàng đi khắp mọi nơi và đến với mọi người, ưu tiên cho những người chưa biết Đức Kitô, những nơi thiếu vắng sự hiện diện của Giáo Hội” (HC 4). Để sống liên đới với thế giới khổ đau, chị emchọn nếp sống đơn giản và thực hành nguyên lý “vừa đủ”để gần gũi chia sẻ với người nghèo khổ.

4. Linh đạo Thánh Mẫu: Như Đức Maria chị em sống thái độ căn bản của tiếng ECCE – Này tôi là Nữ tỳ Chúa, và tiếng FIAT – Tôi Xin Vâng. Chính cách thức của Mẹ nâng đỡ và gợi hứng cho đời sống cầu nguyện của chị em: “luôn ngỡ ngàng thán phục hồng ân nhưng không của Thiên Chúa, chăm chú lắng nghe và tuân giữ Lời Người, niềm nở đón nhận các nhu cầu của tha nhân để chuyển cầu cho họ…” (HC 10).

5. Linh đạo Phan Sinh: Chị em sống Phúc Âm trong cộng đoàn huynh đệ, đánh dấu bằng nếp sống “bước theo Đức Kitô khiêm nhường, nghèo khó, trong đơn sơ, bình an và vui tươi…” (HC 5). Chị em sống theo tinh thần của Thánh Phanxicô Assisi như Hiến Chương điều 5 và có cái nhìn chiêm niệm trên các tạo vật, đồng thời chúng tôi hướng về việc bảo vệ công lý, hòa bình và môi sinh, chăm chú lắng nghe và đọc ra sự hiện diện của Chúa qua các dấu chỉ thời đại.

BỔN MẠNG CỦA HỘI DÒNG

Lễ Bổn Mạng của Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ là Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày 8/12 và Bổn Mạng Tỉnh Dòng vào ngày Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

ĐỊA CHỈ CỦA DÒNG

Trụ Sở Trung Ương: Franciscan Missionaries of Mary.
Via Giusti, 12 ; 00 185 Roma, Italy. Website: http://www.fmm.org/
Nhà chính tại Việt Nam: 269 Nguyễn văn Đậu – Bình Thạnh – Tp. HCM.
Tel: (08) 8940 446. hoặc 08 5155441 – Email: fmmvietnam@gmail.com

CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Có thể kể ra một số hoạt động của chị em trên quê hương Việt Nam như sau:

– Mục vụ tông đồ: Phục vụ giáo xứ, dạy giáo lý, phụ trách ca đoàn, làm đẹp Nhà Chúa, làm bánh lễ, thăm viếng, đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, giúp các trường hợp tang chế, rối rắm, bất hòa…

-Giáo dục:mở nhà trẻ, dạy các em mồ côi, các em khiếm thị, lớp học tình thương cho các trẻ em nghèo thất học, lớp dạy nghề, xưởng may, ký túc xá cho các em dân tộc, thư viện cho trẻ em nghèo, xe đưa đón học sinh con em bệnh nhân phong tại Qui Hòa, trung chuyển học bổng và giúp phương tiện di chuyển cho học sinh và sinh viên nghèo …

Y tế: phục vụ các bệnh nhân phong tại Qui Hòa và Núi Sạn. Mở các trạm xá khám và chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, tổ chưc các phong trào khám bệnh phát thuốc cho dân nghèo ở các vùng quê xa xôi. Hợp tác Liên Dòng trong công tác dấn thân phục vụ bệnh nhân HIV/SIDA giai đọan cuối tại Bệnh viện Nhân Ai Trọng Điểm Tỉnh Bình Phước và tại Phòng Khám Mai Khôi Quận 3.

Tham gia mục vụ di dân trên bình diện Giáo phận trong tinh thần hợp tác.

Sản xuất nhỏ: mở xưởng may mặc cho các thiếu nữ tại An Lộc-Nam Định, bào chế thuốc nam, trồng rau sạch và chăn nuôi…

Các công tác Xã hội: tổ chức hệ thống tín dụng cho phụ nữ nghèo vay vốn; phục vụ người dân tộc thiểu số Thượng và Chăm, giúp họ phát triển đời sống, đào giếng và làm nhà vệ sinh, mở lớp dạy nghề may, nghề mộc, giúp vốn chăn nuôi, giúp lúa giống cho người dân tộc, giúp các thiếu nữ lỡ lầm,

Tham gia vào các công tác từ thiện và phát triển khác trong tinh thần hợp tác với các tôn giáo bạn: giúp đỡ những người nghèo đến với cộng đoàn, thăm viếng bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện, cứu trợ bão lụt…

Chị em đặc biệt chú trọng đến việc thăng tiến các anh em dân tộc, mở nhà nội trú cho các em dân tộc nữ : như đồng bào Chăm ở Phan Rang, đồng bào Thượng ở Lâm Đồng, Nha Trang và Bình Giả – Xuyên Mộc…

Chị em cũng dấn thân phục vụ ngắn hạn cho công việc truyền giáo tại một số vùng quê xa xôi nghèo nàn ở Miền Tây và Miền Bắc trong những dịp hè và lễ lớn.

Dù dấn thân bên ngoài hay âm thầm phục vụ trong cộng đoàn, chị em ý thức mình đang sống cách tích cực ơn gọi Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, là CHIÊM NIỆM trong HOẠT ĐỘNG. Ngoài ra, trong suốt lịch sử của Hội Dòng và Tỉnh Dòng, chị em cộng tác liên đới với anh em Dòng Nhất OFM, các chị Dòng Nhì Thánh Clara, anh chị em Dòng Ba Phan Sinh Tại Thế và những người thiện nguyện trong nhiều lãnh vực khác nhau.

Theo đường hướng Tổng Tu nghị 2008, chị em được mời gọi « sống sự tự hủy của Đức Kitô với lòng trung tín sáng tạo, liên đới với thế giới đang khổ đau » để chia sẻ tình yêu và bình an của Chúa Kitô cho anh chị em mình. Tỉnh Dòng đang tích cực dấn thân phục vụ sứ mạng truyền giáo phổ quát theo Đoàn sủng Dòng và tôn chỉ của Đấng Sáng Lập.

SỐ CỘNG ĐOÀN TẠI VIỆT NAM:
Tỉnh Dòng FMM Việt Nam có 15 cộng đoàn. Trong đó 4 cộng đoàn thuộc Giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh, 2 cộng đoàn thuộc Giáo phận Bà Rịa-Vũng Tàu, 3 cộng đoàn thuộc Giáo phận Đà Lạt, 3 cộng đoàn thuộc Giáo phận Nha Trang, 1 cộng đoàn thuộc Giáo phận Qui Nhơn, 1 cộng đoàn thuộc Giáo phận Hà Nội và 1 cộng đoàn thuộc Giáo phận Cần Thơ.

NHÂN SỰ HIỆN NAY:
Tỉnh Dòng Việt Nam hiện có 193 chị em tính từ Tập Viện. Số Khấn trọn: 151 (14 nữ tu đang dấn thân truyền giáo ngoài biên thùy), Khấn tạm: 29. Tập sinh:14. Tiền Tập sinh: 16.

ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP:
Có sức khỏe tốt, trưởng thành nhân bản, quân bình tâm sinh lý và thao thức sống ơn gọi dâng hiến thừa sai.
Tuổi tối đa: 25 tuổi, đã tốt nghiệp Đại học hoặc đã có một ngành nghề chuyên môn. Nếu chỉ mới tốt nghiệp PTTH, tuổi tối đa là 20 tuổi và sẽ được gởi đi học một chuyên ngành thích hợp.

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC VỀ ƠN GỌI:
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ – Số 269 Nguyễn văn Đậu – BT – TP. HCM. Tel: (08) 8940 446 / Email: fmmvietnam@gmail.com