Tắt Quảng Cáo [X]

Lm. Anmai, CSsR nói về sư Thích Minh Tuệ: Tu mà không bỏ – bỏ mà không tu

12:22 19/05/2024
hoc du

TU MÀ KHÔNG BỎ – BỎ MÀ KHÔNG TU

Thời gian gần đây, rộ lên “chân tướng” của một con người mà nhiều người với lòng trìu mến vẫn gọi là Thầy. Chàng thanh niên này khẳng định rất rõ rằng chàng không phải là Thầy.

Thật đơn giản, với bộ đồ đơn giản mặc trong người với đôi chân trần và cái nồi cơm điện, chàng thanh niên rong ruỗi ngày này qua ngày nọ trên mọi nẻo đường đời. Nhiều người hiếu kỳ cũng có, mộ mến cũng có và đặc biệt là “du túp bơ” và “tích tót cơ” đã theo chàng thanh niên này đến độ Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã văn thư gửi đến những nơi cần gửi.

Trong phần kết của văn thư ghi rõ : “Trong mấy ngày anh, ông Lê Anh Tú đang đi bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh hướng về Khánh Hòa … đề nghị Ban Trị Sự GHPGVN các tỉnh, thành phố có thông báo tới đông đảo Phật Tử và Nhân dân được biết để không ngộ nhân ông Lê Anh Tú là nhà sư; liên hệ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn hành vi sử dụng mạng xã hội tạo làn sóng dư luận xúc phạm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”

Với văn thư này không công nhận ông Lê Anh Tú là nha sư và thật sự ông Lê Anh Tú chưa bao giờ nhận mình là nhà sư cả. Và chuyện sử dụng mạng xã hội cũng không phải do ông Lê Anh Tú mà do những người hiếu kỳ cũng như những “du túp bơ” và “tích tót cơ” lợi dụng chuyện đi bộ của ông Lê Anh Tú cùng với cung cách sống của ông để kiếm tiền.

Rõ ràng Lê Anh Tú không tu nhưng qua cung cách sống của anh ta, tôi thấy anh ta là người không tu nhưng tinh thần từ bỏ của Anh quá tuyệt vời. Anh đã sống kiểu không nhà không cửa không có gì để bám víu vào cái cuộc đời này. Và dĩ nhiên sống như thế cuộc đời nó nhẹ nhàng và thanh thản. Anh cứ đi và cứ đi, ai cho gì thì ăn đó và uống đó (dĩ nhiên là ăn chay). Với đôi chân trần, Anh giũ bỏ tất cả mọi thứ bám víu vào cuộc đời của Anh ngoại trừ bộ áo anh khoác lên người cùng với cái nồi cơm điện để anh đựng chút gì đó do người ta trao gửi.

Tôi lặng thinh và dừng lại nhìn đến góc cạnh không tu nhưng can đảm từ bỏ của Anh để nhìn lại đời tu của mình.

Thuở rời gia đình để vào Tập Viện, xem chừng rất đơn giản, chỉ có 2 túi xách mà thôi. Ngày rời Tập Viện cũng có thế để bước vào Học Viện.

Với nhu cầu và đủ mọi lý do, từ ngày vào Học Viện ấy thì cứ tích lũy cho đầy cái “túi tham” của mình. Ngày rời khỏi Học Viện thì mới thấy ôi là đồ.

Nhớ lại những ngày kết thúc hè của Học Viện cũng vui vui. Ở nơi hành lang thoáng nhất có tượng Thánh Giuse tạm gọi là nơi để tập kết đồ “lạc xon”. Như một cái luật bất thành văn không hẹn lại đến đó là bất cứ cái gì anh em không dùng thì đem ra đó. Và với cái lòng rất chân thành và đơn sơ của những lớp trẻ. Cứ cái gì của các lớp Thần bỏ ra thì Triết lại ôm về làm cho tôi chợt nhớ câu Thánh Vịnh : “Chiến lợi phẩm thu về từng núi, đoạt của lớp anh hùng mê mệt ngủ say”.

Có những quyển sách, có những vật dụng người khác thải ra thì anh em và trong đó có tôi lại na về phòng. Dù gì thì gì, sống theo cái quan điểm “cũ người mới ta”.

Cái lòng tham nó cứ nổi dậy trong tôi sau những ngày hè của anh em. Thế là đến năm cuối chuẩn bị rời khỏi môi trường Học Viện thì tôi lại cũng phải thải ra bao nhiêu thứ mà bấy lâu nay mình cứ mãi mê tích lũy.

Chuyện gì đến nó đến. Rời môi trường đào tạo để nhận sứ vụ.

Ngày đầu nơi đến nhận sứ vụ con người cũng xem chừng ra nhẹ nhõm lắm. Thế nhưng ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng kia chả hiểu sao đồ đạc nó lại cứ lấp đầy.

Ai nào đó có kinh nghiệm chuyển chỗ sẽ thấy được thực tế của cuộc đời.

Dẫu ý thức buông bỏ nhiều lắm nhưng chả hiểu sao đồ đoàng nó cứ vẫn cứ đầy.

Ngày này qua ngày nọ, đồ đạc cứ tích lũy. Cũng may là cũng mang trong mình tinh thần cho đi nhưng vẫn thấy nó đầy đầy.

Có lẽ còn trẻ thì ham hố tích lũy nhưng đến khi già nua tuổi tác chắc có lẽ cũng chả có gì để mang theo. Kinh nghiệm ấy được thấy rõ nhất nơi phòng của Cha Cố.

Ngày này vài chục năm trước phòng Cha Cố cũng chỉ còn có lối đi như bao người khác. Đến khi già thì lối đi thoáng mát vì chả còn gì vì chỉ còn có vài bộ đồ dính người. Đến khi mù lòa nữa thì chả còn gì để bám víu. Đến độ thức ăn và áo mặc. Người ta cho ăn gì thì ăn đó và mặc gì thì mặc đó chứ cũng chả còn chút tơ hào gì với cuộc đời.

Thật sự để từ bỏ hay buông bỏ không phải là chuyện đơn giản trong cuộc đời đâu. Với tâm trạng thủ thân thủ thế thì ai ai cũng chất đầy túi tham của mình và trong đó có tôi.

Cách đây gần hai chục năm, đến với tận miền đất Mũi để ở với Cha Pio Ngô Phúc Hậu thực tập mục vụ một thời gian. Nơi đây, tôi phát hiện ra và học được tinh thần từ bỏ của Cha. Dù Cha làm nhiều điều và nhiều việc cho dân nên kẻ xấu tưởng Cha có nhiều tiền. Có lần canh Cha đi vắng kẻ xấu đã đột nhập vào phòng của Cha. Vào đến bên trong thì chả có gì ngoài vài bộ đồ cùng với cái đài mà Cha hay nghe nó.

Quả thật một sự từ bỏ để mọi người học và sống.

Và thời còn ngồi trên ghế Học Viện, nhớ “thiền sư” Đặng Không Sơn khi nói về phật pháp thật hay. Vài học về phá chấp của Cha còn đọng mãi. Sống ở đời là không được chấp hình, chấp tướng gì cả … và tất cả là buông bỏ.

Cung cách sống này cũng chính là con đường mà Thầy Giêsu dạy đó là từ bỏ. Chúa bảo người môn đệ của Chúa khi theo Chúa phải từ bỏ tất cả để theo Chúa. Người môn đệ lên đường với tinh thần cũng như không bám víu gì về vật chất cả mới là người môn đệ đích thực của Chúa.

Nhìn lại người không tu mà họ dám bỏ tôi lại giật bắn cả người khi nhìn lại đời mình. Mình mang tiếng tu đó nhưng chưa dám từ bỏ.

Và gần đây, nghe người ta hay dùng từ thợ tu và thầy tu để nói về ai đó trong cuộc đời làm tôi phải bận tâm hơn về đời mình. Nếu không cân chỉnh đời mình hay từ bỏ triệt để thì không khéo mình trở thành thợ tu. Thợ tu khác thầy tu vì thầy tu thật sự là người từ bỏ.

Đời đang yên đang lành bỗng dưng xuất hiện một người không tu nhưng dám bỏ để nhắc nhở người tu như tôi về chuyện bỏ. Tôi đang tu đấy nhưng tôi có bỏ hay không hay tôi lại bỏ vào. Dần dần căn phòng tôi ở cũng như tâm hồn tu của tôi chất đầy vật chất và túi tham theo tuổi tu thì thật là khổ. Khi đó tôi tự đánh mất chất tu trong con người của tôi cũng như không xứng đáng là môn đệ của Thầy Giêsu.

Thấy người không tu mà buông bỏ còn mình tu mà chưa buông bỏ thì cũng buồn lắm chứ ! Tự nhắc mình về hành động và thái độ buông bỏ trong cuộc đời tu của mình.

Chồn có hang, chim có tổ, Con Người không có chỗ tựa đầu có lẽ là câu nói để nhắc nhớ tôi về chuyện tu của mình.

Cần cân chỉnh cuộc đời để trở thành thầy tu chứ không khéo trở thành thợ tu thì e rằng đau khổ.

Lm. Anmai, CSsR
— — —- — —-
Đôi nét về Thầy Thích Minh Tuệ

Thầy Thích Minh Tuệ sinh ra ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trong một gia đình có 6 anh em. Là một học sinh xuất sắc, một sinh viên ưu tú tại trường Đại học Nông nghiệp Tây Nguyên.

image7795282bf18eca20.pngSau khi tốt nghiệp, thầy Minh Tuệ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau khi xuất ngũ thầy Minh Tuệ được bổ nhiệm làm Trưởng phòng địa chính tỉnh Dak Lak. Trong thời gian công tác thầy Minh Tuệ đã tìm đến Phật pháp như một cơ duyên và đã từ bỏ mọi địa vị mà bao người ao ước để thọ giới tỳ kheo xuất gia đi tu tại một ngôi chùa tại địa phương.

Sau một thời gian tu tập tại chùa do cảm thấy không phù hợp với đường lối, chủ trương và nghị quyết của thầy trụ trì, thầy Minh Tuệ đã phát nguyện theo phương pháp tu hành khất thực theo pháp môn Hạnh Đầu Đà và đã thực hiện được 6 năm. Hành trình khất thực từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam lần này đã là lần thứ 4.

Thầy Minh Tuệ chia sẻ là thầy chỉ sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương đạo đức của đồng chí Tất Đạt Đa, bí danh Thích Ca. Thầy Minh Tuệ không tự nhận mình là thầy, không dạy dỗ bất kỳ ai. Khi có người muốn đi theo hộ giá thầy Minh Tuệ về Hà Giang thì thầy Minh Tuệ trả lời nếu cảm thấy an lạc hạnh phúc thì cứ đi, không lôi kéo, không kích động ai cả.

Trong cương lĩnh của đồng chí Thích Ca có 8 vạn 4 ngàn pháp môn để tu tập, pháp môn Hạnh Đầu Đà, tức Hạnh Nguyện, là lựa chọn riêng của thầy Minh Tuệ. Đi bộ và khất thực là một truyền thống tốt đẹp của Chi Bộ Phật Ủy, là điều quen thuộc, không lập dị, không kêu gọi từ thiện, không diễn biến hòa bình, không tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, không bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân. Thực tế đã có nhiều đồng chí đã thực hiện pháp môn này, chỉ là các đồng chí này chưa bị lộ với truyền thông giống như thầy Minh Tuệ mà thôi.

Thầy Minh Tuệ giống như đồng chí Đường Tam Tạng, bí thư Chi Bộ Phật Ủy tại Đại Đường, là nạn nhân của truyền thông bẩn khi luôn bị phao tin là nếu ăn thịt đồng chí Tạm Tăng sẽ trường sinh bất lão, còn thầy Minh Tuệ bị các youtuber và tiktoker lợi dụng hình ảnh để tạo viral trên các nền tảng mạng xã hội, khiến nhiều nam thanh nữ tú, từ già đến trẻ, thanh niên xăm trổ đi theo thầy Minh Tuệ gây mất trật tự công cộng. Ngoài ra hình ảnh anh conan chắp tay khi nói chuyện, hay chị bộ đội cúng dường nước tạo nên hình ảnh đẹp thể hiện sự gieo duyên và hạt giống từ bi cho các đệ tử của Băng Búa Liềm.

Do những phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn và có lý luận cao cấp về Phật pháp, thầy Minh Tuệ đã được Cục phòng vệ tâm linh và phòng chống các hiện tượng siêu nhiên chùa Bề Đề tuyển mộ và phong hàm Đại tá, là mật vụ cấp cao trong chiến dịch đấu tranh phản gián các thế lực thù địch với chính pháp như Đại tá Thích Nhật Từ, Đại tá Thái Minh và Đại tá Chân Quang.

Chỉ có thầy Minh Tuệ là người xứng đáng, là người có đủ tài và đức để lãnh đạo các Phật tử và chư tăng chùa Bề Đề trong cuộc đấu tranh với các ma tăng trong kỳ mạt pháp này.
— —-
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh của một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, và sau đó từ Bắc vào Nam. Dù nhận được nhiều phản ứng khác nhau từ cộng đồng mạng, thì nhìn chung, Thầy Thích Minh Tuệ được người ta tôn kính nhiều hơn.
Có một số ý nghĩa cần được nhấn mạnh qua hiện tượng này. Đầu tiên, việc chọn pháp môn tu tập là quyền lựa chọn cá nhân của mỗi người tu sĩ, và Thầy đã chọn hạnh đầu đà. Bộ hành khất thực là một truyền thống trong Phật giáo và không gì lạ lẫm khi một tu sĩ thực hiện nó. Thậm chí, có nhiều tu sĩ khác cũng đang thực hành như vậy, chỉ là họ không được quan tâm và lan truyền trên mạng như Thầy.

Trong lịch sử Phật giáo, từ thời Đức Phật, việc đi khất thực đã được thực hiện bởi Ngài cùng với các đệ tử. Hiện nay, cũng có nhiều tu sĩ thực hành hạnh đầu đà như Thầy, nhằm tăng cường sự gần gũi với hình ảnh của Đức Phật và tăng đoàn trong quá khứ.

Phương pháp tu của Thầy gợi mở cho chúng ta cái nhìn gần hơn về cuộc sống của Đức Phật và tăng đoàn trong quá khứ. Bởi vậy, những bình luận dè bỉu, chỉ trích không chỉ là sự thiếu hiểu biết mà còn là sự thái độ tiêu cực, thể hiện sự ganh tị và phân biệt.

Như Thầy Minh Tuệ đã từng chia sẻ, Thầy chỉ là một “tập học” tuân theo lời dạy của Phật, không tự xưng làm thầy và không dạy dỗ ai. Khi có người muốn đi theo Thầy về Hà Giang, Thầy đáp: “Nếu cảm thấy an lạc, hạnh phúc thì hãy đi, không mời cũng không từ chối ai cả”.

Trên mạng, chúng ta có thể thấy nhiều hình ảnh và video ghi lại cảnh Phật tử đi theo Thầy, từ người già đến trẻ em, nam thanh nữ tú, và thậm chí cả những người có hình xăm cũng biết chắp tay và niệm A Di Đà Phật. Có cả hình ảnh một anh công an và một chị quân nhân tới cúng dường, cho thấy sự đa dạng và sự gieo duyên từ bi. Điều này thật đáng quý trọng!

Tuy nhiên, một số Phật tử đã thể hiện sự cúng dường thái quá, thái độ xâm phạm và cản trở giao thông. Có người cố tình chen lấn, giành giật để đứng gần Thầy để chụp ảnh hoặc quay video, tạo ra một cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, việc có quá nhiều người đi theo cũng dẫn đến cản trở giao thông và gây ra phiền toái không đáng có.

Thầy Thích Minh Tuệ đang trở thành một “hiện tượng lạ” trên mạng, là một tấm gương mà nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, việc một số youtuber hoặc tiktoker quảng cáo quá mức và đôi khi phân biệt đối xử với các tu sĩ khác có thể gây ra sự ganh ghét và nguy hiểm cho Thầy.

=> CÁC BÀI VIẾT VỀ THÍCH MINH TUỆ <=


 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang