Tắt Quảng Cáo [X]

5 nữ Tiến sĩ nổi tiếng Việt Nam là những Nữ tu Công Giáo. Tạ ơn Chúa!

01:47 23/10/2023
hoc du
Đóng góp của một số nữ tu Công Giáo trong giảng dạy, thực hành và nghiên cứu tâm lý học ở Việt Nam.

1. TS. SR. FRANCOIS TÔ THỊ ÁNH (DÒNG ĐỨC BÀ: CONGRÉGATION NOTRE DAME – C.N.D)

Nữ tu dòng Đức Bà – Sơ Tô Thị Ánh là nữ Tiến sĩ trị liệu tâm lý đầu tiên của Việt Nam. Bà là một học trò của Carl Rogers – người sáng lập trường phái trị liệu nhân vị trọng tâm (Person-Centered Psychotherapy). Dưới sự tự do học thuật ở miền Nam trước năm 1975, bà Tô Thị Ánh du học tại Đại học United States International, Mỹ và tốt nghiệp tiến sĩ vào năm 1972 với luận án tiến sĩ “Eastern and Western Cultural Values, Conflict or Harmony?” (To, 1972) do đích thân Giáo sư Carl Rogers hướng dẫn. Bà được xem là người đi tiên phong và đặt nền tảng vững chắc cho ngành Tâm lý Trị liệu tại Sài Gòn từ trước năm 1975, sau năm 1975 Sơ vẫn được tham gia giảng dạy tại Khoa Công tác Xã hội, đại học Mở TP. HCM. Sinh viên tâm lý học ở Việt Nam ít ai chưa từng đọc qua tác phẩm kinh điển “Tiến trình thành nhân” của Carl Rogers với tựa tiếng anh là “On becoming a person”. Người dịch tác phẩm đó sang tiếng Việt một cách sâu sắc vào năm 1992 là bà Tô Thị Ánh. Bà cũng là đồng dịch giả một tác phẩm khác có tựa “Sa mạc nở hoa” với tác phẩm gốc là “Dibs in Search of Self” của tác giả Virginia Axline, đây là một trong những tác phẩm kinh điển về tâm lý trị liệu trẻ em.


2. TS. SR. MARIA THECLA TRẦN THỊ GIỒNG (DÒNG ĐỨC BÀ: CONGRÉGATION NOTRE DAME – C.N.D)

Bà Trần Thị Giồng là một nữ tu Công Giáo dòng Đức Bà và cũng là một tiến sĩ tham vấn và trị liệu tâm lý với hoạt động nghề nghiệp rất “lặng lẽ” ở Việt Nam, bà hoàn thành luận án tiến sĩ tại Đại học De La Salle từ năm 1993 và đã tham gia giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam, cũng như một số các chương trình đào tạo thần học liên dòng cho các tu sĩ nam nữ trong hơn 20 năm (Joachim, 2015). Dưới sứ vụ tôn giáo, Sơ Giồng từng là Sơ giám tỉnh của dòng Đức Bà (C.N.D) tại Việt Nam. Sơ Giồng là một trong những nữ tu Công giáo đầu tiên được chính quyền “cho phép” đi du học trở lại vào cuối những năm 1980 sau khi Việt Nam vừa chấm dứt chiến tranh. Sơ Giồng là người hiếm hoi sau năm 1975 du học ngành tâm lý học nhưng không phải ở Liên Xô như những người khác được nhà nước chỉ định. Vì vậy sau giải phóng, bà là một trong những nhân vật đầu tiên quay trở lại tiếp cận tâm lý học hiện đại – như miền nam Việt Nam đã từng làm trước năm 1975. Năm 1991 bà tốt nghiệp thạc sĩ với luận văn “Accompanied and unaccompanied adolescent Vietnamese refugees in Palawan: their problems, self concept and security level” (Giong, 1991); cho tới năm 1993, bà tốt nghiệp tiến sĩ với luận án “The effects of spiritual-psychological synthesis on anxiety, depression, and mental health of Vietnamese refugees.” (Giong, 1993); Thời điểm này ở Việt Nam,Tâm lý học Mác-xít đang chiếm một vị trí độc tôn (Sirikantraporn & Nguyen, 2020).


3. TS. SR. TERESA TRÌ THỊ MINH THÚY (DÒNG MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM – MTGTT)

Tiến sĩ Trì Thị Minh Thúy hiện đang là giảng viên các chương trình cao học tại Khoa tâm lý học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Trước đây Sơ Thúy cũng từng là giảng viên của trường Đại học Văn Hiến. Năm 2012, sơ tốt nghiệp tiến sĩ tại đại học De La Salle với luận án “Roles of filial piety, parental control and parental warmth in parent adolescent conflict among Vietnamese families” (Thuy, 2013). Không chỉ dấn thân vào các hoạt động phục vụ cộng đồng, Sơ cũng đóng góp cho ngành khoa học tâm lý ở Việt Nam với vai trò tác giả và đồng tác giả hàng loạt các công bố và báo cáo khoa học quốc tế và sách; một số nghiên cứu có thể kể đến như “Expression of basic emotions in pictures by German and Vietnamese art therapy students – A comparative, explorative study” (Danner-Weinberger et al., 2019). “Parental burnout around the globe: A 42-country study” (Roskam et al., 2021). “Gender Equality and Maternal Burnout: A 40-Country Study” (Roskam et al., 2022). “Parenting Culture(s): Ideal-Parent Beliefs Across 37 Countries” (Lin et al., 2023). “Three reasons why parental burnout is more prevalent in individualistic countries: a mediation study in 36 countries” (Roskam et al., 2023). Sơ cũng là đồng tác giả Chương 1: “Enhancing Resilience in Youth: Sustainable Systemic Effects in Different Environments” trong tựa sách “Enhancing Resilience in Youth – Mindfulness-Based Interventions in Positive Environments” thuộc nhà xuất bản Springer (Steinebach et al., 2019)


4. TS. SR. HOÀNG MINH TỐ NGA (DÒNG ĐỨC BÀ: CONGRÉGATION NOTRE DAME – C.N.D)

Sơ Hoàng Minh Tố Nga là một nữ tu dòng Đức Bà tại Việt Nam. Sơ tốt nghiệp cử nhân tiếng Anh và khi giảng dạy với tư cách là giảng viên đại học, sơ Nga đã tham gia vào công việc tình nguyện với bệnh nhân HIV/ AIDS và thấy rằng chăm sóc sức khỏe tâm thần là mối quan tâm thực sự của sơ. Năm 2004, sơ Nga lấy bằng thạc sĩ tham vấn tâm lý tại Đại học De La Salle với luận văn “Counselor academic training, counseling experience, and counselor self-efficacy as predictors of counselor psychological well-being” và tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Trị liệu hệ thống và gia đình tại Đại học Minnesota, Hoa Kỳ với luận án “Borderline Features in Vietnamese Adolescence: The Roles of Childhood Trauma, Parental Bonding, and Family Functioning” vào tháng 8 năm 2014 (Hoang, 2014). Sơ Tố Nga là giảng viên Khoa Tâm lý học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM từ 2007 đến tháng 3/2022 và hiện nay Sơ Tố Nga là giảng viên tại đại học Fulbright Việt Nam. Năm 2000, sơ Tố Nga thành lập Tâm lý Việt An, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp dịch vụ đào tạo, trị liệu tâm lý và trị liệu gia đình cho các cá nhân, gia đình và tổ chức, đặc biệt dành cho những người có thu nhập thấp, sẽ nhận được dịch vụ tư vấn miễn phí tại đây (HOANG to Nga, 2020; Hoang Minh To Nga, 2022).


5. TS. SR. NGUYỄN THỊ THANH TÚ (DÒNG PHAN SINH THỪA SAI ĐỨC MẸ: FRANCISCAN MISSIONS OF MARY – FMM)

Sơ Nguyễn Thị Thanh Tú là một nữ tu Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ (FMM). Sơ tốt nghiệp tiến sĩ ngành Tâm lý trị liệu năm 2014, sau đó cô phụ trách dạy môn Sang chấn tâm lý và Trị liệu nghệ thuật cho chương trình thạc sĩ tại Đại học Saint Paul, Ottawa, Canada (2015-2017). Hiện nay, sơ là giảng viên các chương trình cao học thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Sơ Tú chuyên nghiên cứu về Sang chấn tâm lý và về sức bật tinh thần dưới góc nhìn của Trị liệu nghệ thuật và Liệu pháp tường thuật, bên cạnh đó Sơ cũng quan tâm tới các nghiên cứu về can thiệp tâm lý tích hợp các can thiệp tôn giáo và tâm linh cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục. Sơ đã có những công bố với vai trò tác giả chính và cũng là tác giả các chương sách tâm lý học thuộc các tập san Tâm lý học và Tâm lý học tôn giáo uy tín trên thế giới, một số có thể kể đến như “Grieving the loss linked to childhood sexual abuse survivor: A narrative therapy in search of forgiveness” (Nguyen et al., 2013). “Faith in God and posttraumatic growth: A qualitative study among Vietnamese Catholic immigrants” (Nguyen et al., 2014). “Women survivors of sex trafficking: A trauma and recovery model integrating spirituality” (Nguyen et al., 2014). “God images and resilience: A study of Vietnamese immigrants” (Nguyen et al., 2015). “Images of God and the imaginary in the face of loss: a quantitative research on Vietnamese immigrants living in Canada” (Nguyen et al., 2018). Đồng tác giả Chương “L’éthique professionnelle en counselling et en psychothérapie: une éthique de l’ordre de la rencontre” trong tác phẩm “From Psychology to Spirituality / De la psychologie a la spiritualite” (Malette et al., 2019) và tác giả đầu Chương “Art Therapy and Resilience in Child Sexual Abuse: A Case Study Report concerning Ethical Issues in Vietnam” trong tác phẩm “Positive Psychology and Spirituality in Counselling and Psychotherapy” (Nguyen et al., 2022). Đầu năm 2023, Giáo Trình thực Hành Tâm Lý Lâm sàng do Sơ Tú chủ biên vừa được xuất bản (Tú, 2023).


Tạ ơn Chúa về những điều vĩ đại. Nguyện xin Chúa đồng hành và soi sáng cho Giáo hội và quê hương Việt nam chúng con. Amen!
_______________
THAM KHẢO TỪ CÁC NGUỒN TIN TRÊN INTERNET:

1. To, T. A. (1972). Eastern and Western Cultural Values, Conflict Or Harmony?. United States International University.

2. Joachim, P. (2015). Q & A with Sr. Thecla Tran Thi Giong. Global Sisters Report. https://www.globalsistersreport.org/blog/q/trends/q-sr-thecla-tran-thi-giong-27356

3. Giong, M. T. T. (1991). Accompanied and unaccompanied adolescent Vietnamese refugees in Palawan: their problems, self concept and security level. De La Salle University.

4. Giong, M. T. T. (1993). The effects of spiritual-psychological synthesis on anxiety, depression, and mental health of Vietnamese refugees. De La Salle University.

5. Sirikantraporn, S., & Nguyen, H. A. (2020). CHAPTER THIRTY TEACHING PSYCHOLOGY IN VIETNAM. Teaching Psychology around the World, 5.

6. Thuy, T. T. M. (2013). Filial Piety, Parental Control and Parental Warmth as Predictors of Parent-Adolescent Conflict among Vietnamese Families. Philippine Journal of Counseling Psychology, 15(1), 1-1.

7. Danner-Weinberger, A., Puchner, K., Keckeis, M., Brielmann, J., Tri, M. T. T., The Huy Le Hoang, Nguyen, L. H., Köppelmann, N., Rottler, E., Gündel, H., & von Wietersheim, J. (2019). Expression of basic emotions in pictures by German and Vietnamese art therapy students – A comparative, explorative study. Frontiers in Psychology, 10. https://doi.org/10.3389/fpsyg.2019.00975

8. Roskam, I., Aguiar, J., Akgun, E., Arikan, G., Artavia, M., Avalosse, H., Aunola, K., Bader, M., Bahati, C., Barham, E. J., Besson, E., Beyers, W., Boujut, E., Brianda, M. E., Brytek-Matera, A., Carbonneau, N., César, F., Chen, B.-B., Dorard, G., … Mikolajczak, M. (2021). Parental burnout around the globe: A 42-country study. Affective Science, 2(1), 58–79. https://doi.org/10.1007/s42761-020-00028-4

9. Roskam, I., Gallée, L., Aguiar, J., Akgun, E., Arena, A., Arikan, G., Aunola, K., Bader, M., Barham, E. J., Besson, E., Beyers, W., Boujut, E., Brianda, M. E., Brytek-Matera, A., Carbonneau, N., César, F., Chen, B.-B., Dorard, G., dos Santos Elias, L. C., … Mikolajczak, M. (2022). Gender equality and maternal burnout: A 40-country study. Journal of Cross-Cultural Psychology, 53(2), 157–178. https://doi.org/10.1177/00220221211072813

10. Lin, G.-X., Mikolajczak, M., Keller, H., Akgun, E., Arikan, G., Aunola, K., Barham, E., Besson, E., Blanchard, M. A., Boujut, E., Brianda, M. E., Brytek-Matera, A., César, F., Chen, B.-B., Dorard, G., dos Santos Elias, L. C., Dunsmuir, S., Egorova, N., Escobar, M. J., … Roskam, I. (2023). Parenting culture(s): Ideal-parent beliefs across 37 countries. Journal of Cross-Cultural Psychology, 54(1), 4–24. https://doi.org/10.1177/00220221221123043

11. Roskam, I., Aguiar, J., Akgun, E., Arena, A. F., Arikan, G., Aunola, K., Besson, E., Beyers, W., Boujut, E., Brianda, M. E., Brytek-Matera, A., Budak, A. M., Carbonneau, N., César, F., Chen, B.-B., Dorard, G., dos Santos Elias, L. C., Dunsmuir, S., Egorova, N., … Mikolajczak, M. (2023). Three reasons why parental burnout is more prevalent in individualistic countries: a mediation study in 36 countries. Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology. https://doi.org/10.1007/s00127-023-02487-z

12. Steinebach, C., Langer, Á. I., & Thuy, T. T. M. (2019). Enhancing resilience in youth: Sustainable systemic effects in different environments. Enhancing Resilience in Youth: Mindfulness-Based Interventions in Positive Environments. 3–17.

13. HOANG to Nga. (2020, August 6). Harvard-Yenching Institute. https://www.harvard-yenching.org/person/hoang-to-nga/

14. Hoang Minh To Nga. (2022, August 18). Fulbright University Vietnam. https://fulbright.edu.vn/our-team/hoang-minh-to-nga/

15. Hoang, T. N. M. (2014). Borderline features in Vietnamese adolescence: The roles of childhood trauma, parental bonding, and family functioning. University of Minnesota.

16. Nguyen, T.-T., & Bellehumeur, C. (2013). Grieving the loss linked to childhood sexual abuse survivor: A narrative therapy in search of forgiveness. Counselling and Spirituality / Counseling et spiritualité, 32(1), 37–58. https://psycnet.apa.org/record/2014-02857-003

17. Nguyen, T. T., Bellehumeur, C. R., & Malette, J. U. D. I. T. H. (2014). Faith in God and posttraumatic growth: A qualitative study among Vietnamese Catholic immigrants. Counseling et Spiritualite, 33(2), 137-155.

18. Nguyen, T. T., Bellehumeur, C. R., & Malette, J. (2014). Women survivors of sex trafficking: A trauma and recovery model integrating spirituality. Counselling and Spirituality / Counseling et spiritualité, 33(1), 111–133.

19. Nguyen, T. T., Bellehumeur, C., & Malette, J. (2015). God images and resilience: A study of Vietnamese immigrants. Journal of Psychology and Theology, 43(4), 271–282. https://doi.org/10.1177/009164711504300405

20. Nguyen, T. T. T., Bellehumeur, C., & Malette, J. (2018). Images of God and the imaginary in the face of loss: a quantitative research on Vietnamese immigrants living in Canada. Mental Health, Religion & Culture, 21(5), 484–499. https://doi.org/10.1080/13674676.2018.1499715

21. Malette, J., Bellehumeur, C. R., & Nguyen, T. T. (2019). L’éthique professionnelle en counselling et en psychothérapie: une éthique de l’ordre de la rencontre. In J. Malette, M. Rovers, & L. Sundaram (Eds.), From Psychology to Spirituality / De la psychologie a la spiritualite (Vol. 7, pp. 127–150). Peeters Publishers. https://doi.org/10.2307/j.ctv1q26wnf.9

22. Nguyen, T. T., Malette, J., & Trinh, T. V. (2022). Art Therapy and Resilience in Child Sexual Abuse: A Case Study Report concerning Ethical Issues in Vietnam. In J. Malette, C. R. Bellehumeur, C. Kam, & B. Maisha (Eds.), Positive Psychology and Spirituality in Counselling and Psychotherapy (pp. 161–176). Peeters Publishers. https://doi.org/10.2307/jj.1357310.10

23. Tú, N. T. T. (2023). Giáo Trình Thực Hành Tâm Lý Lâm Sàng. NXB Thế Giới

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang