Tắt Quảng Cáo [X]

Một Gia đình Công Giáo có con trai mất cả Cha và Mẹ chỉ trong 48h do covid

12:42 23/08/2021
hoc du

Thương Tâm: Chỉ trong 2 Ngày Con Trai Mất Cả Cha Lẫn Mẹ do Covid, Chuyện buồn 1 Gia đình Công Giáo. Tình hình dịch bệnh Covid vẫn tiếp tục bùng phát và chưa có chiều hướng giảm tại Việt Nam, khiến cho cuộc sống con người trở nên khổ cực.

Thương Tâm: Chỉ trong 2 Ngày Con Trai Mất Cả Cha Lẫn Mẹ do Covid, Chuyện buồn 1 Gia đình Công Giáo. Tình hình dịch bệnh Covid vẫn tiếp tục bùng phát và chưa có chiều hướng giảm tại Việt Nam, khiến cho cuộc sống con người trở nên khổ cực.

Thương Tâ.m: Chưa đầy 48 Giờ Con Trai M.ất Cả Cha Lẫn Mẹ , Chuyện buồn 1 Gia Đình Công Giáo
Thương Tâm: Chưa đầy 48 Giờ Con Trai Mất Cả Cha Lẫn Mẹ , Chuyện buồn 1 Gia Đình Công Giáo

Trên trang Facebook Cá nhân Cha Giuse Nguyễn Văn Tịch, Ngài chia sẻ 1 câu chuyện thương tâm như sau:
VIẾT CHO ÔNG BÀ PHÓ THOẢ
Cô-Vít và Cô-Đơn đã Lấy Đi Sự Sống Của Họ

Nghe tin Ông bà Phó Thoả đã ra đi cách nhau 2 ngày vì bệnh Covid, một thông tin làm cho mọi người đều bàng hoàng và gây thêm lo sợ. Năm trước ông bà mới tổ chức 50 hôn phối đầy hoa, nụ cười và con cháu vây quanh. Giờ đây còn lại chỉ là hai hũ tro cốt lạnh lẽo không gì hơn. Lúc ở nhà có đầy đủ mọi người, lúc đi cách ly tập trung lại có những phân chia từng thành phần và lúc trở về lại thiếu đi bố mẹ – ông bà. Ông bà đã ra đi trong cô đơn và lo lắng. Thật xót xa! Đại tang này chẳng có mất mát nào, nỗi đau nào lớn hơn với gia đình của họ, chẳng có gì trám vào khoảng trống quá lớn này với gia đình.
Gia đình ông bà bị covid xâm nhập vào cả nhà, kết quả cả nhà phải đi cách ly tập trung, đó là cú sốc nặng cho cả nhà và cách người ta ứng xử với người nhiễm cũng như nghi nhiễm làm tăng thêm nỗi lo sợ. Ông phó bị bệnh tim, đã 2 lần mổ, bệnh tim làm ông chết đi sống lại mấy lần, giờ thêm con virus vô hình tăng độ mệt mỏi. Ông được đưa vào bệnh viện chữa trị, nhưng đã không cứu vãn được, tim ông ngừng đập và ra đi mãi mãi trong cô đơn. Bà vẫn mạnh khoẻ, nhưng cũng bị nhiễm và phải đi vào bệnh viện thở oxy, vừa lo sợ cho mình cũng như toàn gia đình, vừa bị sốc và vì cô đơn một mình chống trọi lại, thở được 2 ngày bà cũng ra đi mãi mãi trong cô quạnh. Tất cả đều được đi hoả thiêu không kèn không trống, không người thân, không xóm làng, giờ chỉ là hai hũ tro cốt lạnh lẽo.
Đối với ông, ông đã tham gia công việc phục vụ cộng đoàn trong một thời gian rất dài, sau này ông bị bệnh tim và tuổi cao không tham gia phục vụ chính thức nhưng vẫn ngày ngày lên nhà thờ chăm sóc cây cảnh nhà thờ. Niềm tin là điều căn bản nhất cho đời ông. Với vai trò phó ngoại giáo xứ, ông phụ trách luôn việc an táng, quản trang của cộng đoàn nên đã giúp nhiều người hấp hối, chứng kiến nhiều cái chết và tiễn biệt cả ngàn người. Đối với ông cái chết là việc Chúa gọi về trình diện, nên nó không có gì phải là đáng sợ. Cái đáng sợ là chết trong cô đơn, không có người thân bên cạnh, không có cha nào thực hiện các bí tích cho mình, không được an táng bình thường như điều ông mong đợi. Còn với bà, cũng quan niệm sống và chết như chồng, nhưng với trách nhiệm người mẹ – người bà luôn luôn lo lắng cho con cháu, suốt đời chỉ biết chăm sóc cho gia đình mình, giờ đây con cái gần như mỗi đứa một nơi chống chọi với covid, không biết chuyện gì sẽ xảy đến với chúng, đặc biệt là người chồng 51 năm chung sống đã ra đi, giờ chỉ một mình cô đơn chống chọi với con virus vô hình,… bà đã không chịu nổi và rất mau chóng ra đi trước sự ngỡ ngàng của mọi người và kể cả những y bác sĩ. Người con trai thấy vậy cũng mất tinh thần và tim đập mạnh đến độ phải vào nhà thương cấp cứu và gọi cho tôi lên xức dầu. Thật đáng sợ và nguy hiểm cho cả nhà.
Tôi vẫn cho rằng cách chúng ta đối xử với người nhiễm và nghi nhiễm có vấn đề, cách để cho mình bệnh nhân chống chọi với covid lại càng vấn đề hơn và cách đối xử với người quá cố cũng vậy. Xem người bị nhiễm và nghi nhiễm như “giặc”, chống lại covid như chống giặc nên cách đến đưa họ đi, cách để họ cách ly tập trung quá cực đoan, làm cho người ta mất tinh thần, hoang mang, sợ hãi và như thế không còn nhuệ khí để chiến đấu, không còn cùng nhau chiến đấu.
Tôi nghĩ rằng để cho bệnh nhân một mình chống chọi lại căn bệnh covid làm cho bệnh nhân mất đi người chăm sóc và người thân bên cạnh. Lời nói của bác sĩ cho dù nói hay đến đâu, cách chăm sóc của bác sĩ cho dù chuyên môn đến đâu cũng không bằng lời nói yêu thương, khích lệ và chăm sóc bằng tình thương, bằng niềm tin của người thân. Tách họ ra khỏi người thân là tách họ ra khỏi nguồn hỗ trợ tinh thần không thể thay thế cho người ta. Người ta không sợ chết, người ta sợ chết trong cô đơn và mất ơn nghĩa, đó là cái chết dữ, chết lành là chết trong ơn nghĩa của Chúa và mọi người.
Chết covid là phải đưa đi hoả thiêu, đây không biết có phải là luật hay chỉ là chỉ thị để có những lựa chọn khác không? Virus nơi người sống mới sợ phát tán, virus nơi người chết sau khi đã xịt khuẩn làm gì có cơ hội phát tán. Hoả táng hay địa táng là ước mong và di nguyện của người quá cố, làm trái nguyện vọng của người quá cố là điều lỗi khi chúng ta có thể làm và tăng thêm áp lực sợ hãi khi họ còn sống. Với ông bà phó đây, tôi biết ước nguyện của họ là được an táng – địa táng – như bao người.
Ông bà và gia đình rất thân mến, mấy ngày nay quý cha dâng lễ cầu nguyện ông bà cùng gia đình như lời khẩn nguyện lên Chúa và lòng biết ơn với gia đình. Chuyện đã xảy ra rồi, không ai thay đổi được và hãy để cho tình thương yêu phủ lấp tất cả. Giờ đây hãy can đảm lên, mạnh mẽ lên, đừng sợ. Covid không phải là ung thư, không phải phong cùi, không phải là siđa, nó không đáng sợ và nguy hiểm như họ đối xử với gia đình. Mọi người vẫn còn đây và luôn cầu nguyện cho gia đình.

Hãy can đảm lên, đừng sợ! Lạc quan, hy vọng và tín thác cùng nhau chiến đấu và gia đình sẽ chiến thắng. Xin cám ơn ông bà và gia đình đã chung tay với ban BVSS để phục vụ cho sự sống và nhân phẩm con người. Chúc ông phó về với Chúa bình an và xin Chúa che chở, ban bình an cùng sức khoẻ cho mọi thành viên gia đình. Mong sớm gặp lại mạnh khoẻ, bình an.
Lm Giuse Nguyễn Văn Tịch

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang