Tắt Quảng Cáo [X]

HDGM Việt Nam lên tiếng Vụ bé gái 8 tuổi bị “mẹ kế” bạo hành: Bạn và tôi đang ở đâu, sao không cứu bé?

10:29 03/01/2022
hoc du

Câu chuyện xé lòng bé gái 8 tuổi bị “mẹ kế” bạo hành đến chết:
BẠN VÀ TÔI ĐANG Ở ĐÂU, SAO KHÔNG CỨU BÉ?

BS Trần Như Ý Lan, CND
Lễ Chúa Hiển Linh, 2022

Câu chuyện xé lòng bé gái 8 tuổi bị “mẹ kế” bạo hành đến chết: Bạn và tôi đang ở đâu, sao không cứu bé?
Câu chuyện xé lòng bé gái 8 tuổi bị “mẹ kế” bạo hành đến chết: Bạn và tôi đang ở đâu, sao không cứu bé?

Ngày Chúa Hài đồng Giêsu ra đời, Thiên Thần ca vang:

Vinh danh Thiên Chúa trên Trời
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương

Thế nhưng bao mùa giáng sinh qua rồi, bạo lực và chiến tranh vẫn xảy ra khắp mọi nơi. Mùa giáng sinh năm 2021 này, trong nước, và cả ngoài nước, cách riêng thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), dân chúng bàng hoàng, đau xé lòng trước tin chấn động bé gái V.A. 8 tuổi vô tội tử vong ngày 22/12 do bị tình nhân của bố, Quỳnh Trang, bạo hành, đánh đập bé trong thời gian dài. Vào ngày qua đời, bé đã bị người phụ nữ mất nhân tính này đánh đập dã man suốt 4 tiếng đồng hồ bằng hung khí roi mây và thước gỗ, tay chân đấm đá vào vùng bụng, mông, âm hộ, ngực, vùng đầu của cháu. Trong khi đó, cha ruột bé, cũng thừa nhận đã nhiều lần chứng kiến con gái mình bị “dì ghẻ” dùng roi, cây đánh con mình gây thương tích ở một số vùng nguy hiểm trên cơ thể. Tuy nhiên ông nói rằng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra nên vẫn để Trang “dạy dỗ” con gái mình. Kết quả sơ bộ khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng xác định bé V.A. chết do phù phổi cấp, thân thể có nhiều tổn thương bầm tụ máu, gãy nhiều xương sườn, phần đầu cũng có vết thương, tụ máu, não phù.

Bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang và vết tích cháu gái 8 tuổi bị bạo hành - Ảnh: CACC
Bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang và vết tích cháu gái 8 tuổi bị bạo hành

TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI, GIA ĐÌNH, CỦA BẠN VÀ TÔI

Trách nhiệm 1: cô “dì ghẻ” Quỳnh Trang

Ngày 28/12, cơ quan điều tra bắt tạm giam người mẹ kế hiểm ác về hành vi Hành hạ người khác. Tuy nhiên, ngày 29/12 với các tình tiết hành động đánh đập dã man của người đàn bà này đối với cháu bé mà camera thu lại, thì luật sư Lê Ngọc Luân, người đang đảm nhiệm vụ án, gọi thẳng tội danh của cô ta là “giết người”.

Trách nhiệm 2: người cha ích kỷ vô tâm, vô trách nhiệm

Nhận định chồng cũ có trách nhiệm liên đới với cái chết của con gái 8 tuổi, chiều 28/12, mẹ bé gái nhờ anh ruột làm việc với Công an xem xét lại vụ án vì tội danh khởi tố đối với Trang là chưa tương ứng với hành vi cô ta gây ra cái chết cho cháu bé; đồng thời cần làm rõ vai trò của người bố vì cháu bé đã bị đánh đập nhiều lần trước đó. Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ vai trò, trách nhiệm của cha ruột cháu bé. Bố nạn nhân thừa nhận biết Trang dùng roi mây, cây gỗ để đánh đập con gái nhưng đã không có động thái quyết liệt để bảo vệ con. Ngày 31/12, cha của bé V.A., Nguyễn Kim Trung Thái, bị bắt với cáo buộc là đồng phạm của người tình bạo hành con ruột của mình dẫn đến tử vong

Trách nhiệm 3: Cuộc ly hôn của cha mẹ bé

Cha mẹ bé V.A. đã ly hôn từ giữa năm 2020, tòa phân xử người mẹ nuôi con trai nhỏ; con gái lớn do cha chăm sóc, mẹ được đến thăm. Tuy nhiên, từ đó, người mẹ không gặp được con do bị chồng cũ ngăn cấm, cắt đứt mọi liên hệ. Do vậy, người mẹ hoàn toàn không có tin tức gì về con gái, cho đến khi hay tin con chết. Thật quá xót xa, trước khi rời bỏ thế giới vô cùng tàn nhẫn này đối với cháu, một thời gian dài V.A. đã rất đau đớn về thể xác và tinh thần, rất cô đơn không thể nói với ai. Nhìn hình ảnh trên càng khiến chúng ta đau lòng. Bé V.A. bị mẹ kế hành hạ man rợ như vậy, mà bé vẫn tặng cô ta bó hoa đẹp và hôn cô ta nữa. Bé đã quảng đại tha thứ biết bao, mong chờ tình thương của người mẹ biết bao!!! Còn cô ta thì chỉ có đòn roi man rợ đáp lại. Những hành vi mà đối với con chó, con mèo trong nhà chúng ta cũng không nỡ làm! Người bố thì quá ích kỷ vô tâm.

Nếu cha mẹ bé V.A. có thể đối thoại hàn gắn hôn nhân, không ly hôn, thì bé đâu có rơi vào bàn tay ác độc của mẹ kế, đâu có kết cuộc bi thảm ngày hôm nay? Và theo ý kiến chuyên gia, nếu ly hôn mà phải chia con để nuôi dưỡng, phải có lịch thăm con đều đặn. Nếu đối phương gây khó dễ không cho thăm, phải báo cơ quan chức năng để bảo đảm quyền làm cha mẹ.

Trách nhiệm 3: người dân cùng chung cư

Trong nhiều tháng qua, các gia đình sống cạnh căn hộ của cha bé gái thường nghe tiếng bé bị mắng, khóc. Suốt mấy tháng TP HCM giãn cách vì dịch bệnh, mọi người nghe thấy bé khóc nhiều hơn, cả ngày lẫn đêm. Một số người đã báo ban quản lý chung cư nhưng chuyện này vẫn tiếp diễn. Đứng trước các bé bị bạo hành, chúng ta không thể thờ ơ, vô cảm, mà phải báo cơ quan chức năng. Nếu những người hàng xóm quyết liệt hơn, kéo công an vào cuộc thì có lẽ bé không chết?

Người dân thắp nến tưởng niệm nạn nhân vào tối 27/12. Ảnh: Đình Văn
Người dân thắp nến tưởng niệm nạn nhân vào tối 27/12. Ảnh: Đình Văn

Trách nhiệm 4: trường của bé, Công an khu vực, các cơ quan đoàn thể bảo vệ trẻ em, chính sách nhà nước, các vị mục tử

Lãnh đạo TP HCM giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục theo dõi, phối hợp chính quyền các quận, huyện phổ biến pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, phòng chống bạo lực, xâm hại đối với trẻ em; không để xảy ra vụ việc bạo lực trẻ em.

Bà Rana Flowers – trưởng đại diện UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc) tại VN – bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc bé gái 8 tuổi chết do bạo hành của người mà lẽ ra em có thể tin tưởng và bảo vệ em. Các vụ việc tương tự xảy ra ngày càng nhiều và thường chìm trong im lặng và quên lãng. Theo bà Rana Flowers, VN cần có một hệ thống bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em hiệu quả hơn. Các nhân viên công tác xã hội của hệ thống phải được đào tạo chuyên nghiệp, những người có thể xác định, can thiệp, đáp ứng với nhu cầu và bảo vệ trẻ em và phụ nữ. Đồng thời, cần phối hợp với lực lượng công an được đào tạo, với các thẩm phán và tòa án thân thiện với trẻ em, không khoan nhượng đối với bạo lực. Những người hàng xóm khi chứng kiến bạo lực hoặc nghe tiếng kêu khóc cần lập tức báo chính quyền và yêu cầu công an phải hành động để bảo vệ nạn nhân. Công an có nghĩa vụ phải hành động kịp thời; các nhân viên y tế và giáo viên khi nhận ra các dấu hiệu về bạo lực sẽ báo cáo ngay. Nghĩa là những giải pháp dựa vào cộng đồng cần được thực hiện để trẻ em hoặc phụ nữ có thể tiếp tục sống an toàn ở nhà trong khi thủ phạm phải bị chuyển đi.

UNICEF cam kết hỗ trợ việc xây dựng một hệ thống bảo vệ có sự điều phối giữa các bên liên quan. Để đạt được mức độ nhận thức và trách nhiệm bảo vệ trẻ em và phụ nữ trên khắp VN, UNICEF nhấn mạnh đến sự đầu tư nguồn lực, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ để xây dựng hệ thống bảo vệ như hệ thống hiện có ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Các mục tử ở đâu? Những ngày cuối cùng của năm mục vụ 2021 “đồng hành với người trẻ trong gia đình”, chúng ta quá đau lòng lại phải chứng kiến một trẻ thơ vô tội, cô độc, bị bạo hành trong gia đình cho đến chết! Bạn và tôi đang ở đâu? Chúng ta có liên can đến cái chết của bé không? Một cách nào đó, tôi vẫn thấy có, bởi vì chúng ta sống mầu nhiệm hiệp thông liên đới. Nếu bạn và tôi cùng nhau xây dựng một thế giới yêu thương hơn, thì sẽ có ít hơn những sự việc đau lòng tương tự. Nếu con người làm vinh danh Chúa qua đời sống chứng tá yêu thương thì mới “bình an dưới thế cho người Chúa thương”. Hôm nay là lễ Chúa Hiển linh, ước gì bạn và tôi, mỗi người trở nên ngôi sao sáng soi đường cho người ta đến với Chúa Hài đồng, thì nhiều bé thơ sẽ không bị cướp đi sự sống quý giá do Chúa ban cho.

Đọc thêm: Vụ bé gái 8 tuổi bị đánh đến tử vong, một Linh Mục Việt nam đã lên tiếng

HDGM VIET NAM

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang