Tìm kiếm

Vị thánh 5 lần tới Việt Nam được các Đài truyền hình VN ca ngợi - Mẹ Têrêsa Calcutta

Vị thánh 5 lần tới Việt Nam được các Đài truyền hình VN ca ngợi - Mẹ Têrêsa Calcutta
  • Chia sẻ:

Mẹ Teresa(Mother Teresa), tên thật là Anjezë Gonxhe Bojaxhiu, sinh ngày 26 tháng 8 năm 1910 tại Skopje (ngày nay thuộc Bắc Macedonia) trong một gia đình người Albania. Mẹ là một nữ tu Công giáo nổi tiếng thế giới vì lòng từ bi và sự phục vụ quên mình dành cho người nghèo, bệnh tật và bị bỏ rơi, đặc biệt tại Ấn Độ.
Mẹ Têrêsa, vị thánh của đêm tối - www.tinvuiviet.net
- Năm 18 tuổi, Mẹ gia nhập Dòng Loreto ở Ireland và được gửi đến Ấn Độ để học tập và phục vụ. 

- Mẹ khấn trọn đời vào năm 1937, trở thành Nữ tu Teresa.

- Trong thời gian đầu, Mẹ dạy học tại một trường dành cho nữ sinh ở Kolkata (Calcutta), nơi Mẹ chứng kiến sự nghèo đói và bất công trong xã hội.

- Năm 1946, trong một chuyến đi từ Kolkata đến Darjeeling, Mẹ cảm nhận được "ơn gọi trong ơn gọi", tức là rời bỏ Dòng Loreto để sống giữa những người nghèo.

- Năm 1950, Mẹ thành lập Dòng Thừa Sai Bác Ái(Missionaries of Charity), với mục tiêu phục vụ "những người nghèo nhất trong số người nghèo".

- Hội dòng của Mẹ đã mở rộng ra toàn thế giới, phục vụ tại hơn 130 quốc gia.

- Mẹ Teresa cùng hội dòng của Mẹ chăm sóc người nghèo, người bệnh, trẻ mồ côi, và người hấp hối, bất kể tôn giáo hay xuất thân.

- Một trong những công trình nổi tiếng nhất của Mẹ là Ngôi nhà Nirmal Hriday(Nhà Tình Thương) tại Kolkata, nơi chăm sóc người hấp hối.

- Đến cuối đời, hội dòng của Mẹ có hơn 4.500 thành viên, cùng hàng ngàn tình nguyện viên.

- Năm 1979, Mẹ Teresa được trao Giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp phi thường cho nhân loại.

- Mẹ còn nhận nhiều giải thưởng khác như Huân chương Bharat Ratna(giải thưởng dân sự cao quý nhất của Ấn Độ).

- Mẹ Teresa qua đời vào ngày 5 tháng 9 năm 1997, hưởng thọ 87 tuổi.

- Năm 2003, Mẹ được phong chân phước bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

- Năm 2016, Mẹ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong hiển thánh, trở thành Thánh Teresa thành Kolkata.

- Mẹ Teresa nổi tiếng với câu nói: “Hãy làm những điều nhỏ bé với tình yêu lớn lao”.

- Mẹ nhấn mạnh việc yêu thương và phục vụ những người bị gạt ra bên lề xã hội, coi đó là cách thực hành đức tin Công giáo.

* Những Lần Mẹ Đến Việt Nam:

Vào tháng 6 năm 1973, Mẹ Têrêsa gửi 7 thầy Thừa Sai Bác Ái từ Ấn Ðộ đến Việt Nam. Ðức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình đã mua 2 căn nhà tại đường Cống Quỳnh cho các thầy ở và làm việc. Các thầy rước các người vô gia cư về chăm sóc, nhưng chỉ được vài năm thì biến cố 1975 các thầy đã phải tản cư sang Hongkong và Campuchia.

Ðức Tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình rất yêu thích linh đạo của Mẹ Têrêsa. Trong hoàn cảnh mới giao thời của năm 1975, khó khăn nhiều mặt, nhất là khan hiếm về thuốc men mà bệnh tật lại nhiều và người vùng quê tỉnh lẻ không dễ dàng nhập các bệnh viện tại Sài Gòn để điều trị.

Mặt trận Cộng sản miền Bắc tiếp nhận các bệnh viện Sài Gòn và hầu hết các bệnh viện trong miền Nam - đội ngũ y bác sĩ tản cư chạy loạn... phải mất mấy năm sau mới có thể ổn định.

Trước nhu cầu của những bệnh nhân nghèo, Ðức Tổng Bình đã mời gọi một số bác sĩ y tá người Công giáo họp thành một nhóm để có thể tiếp cận chữa bệnh miễn phí và chia sẻ thuốc men cần kíp cho bệnh nhân nghèo, hoặc rước Mình Thánh Chúa cho họ. Sau này nhóm còn lại vài bác sĩ, một số y tá và các thành viên thường xuyên lui tới bệnh viện; tất cả những người này độc thân nên có nhiều thì giờ tham gia sinh hoạt. Nhóm này mỗi tháng1 lần lên gặp Ðức Tổng để được người chia sẻ Lời Chúa và huấn đức, cũng như trình cho ngài biết những sinh hoạt hoặc những khó khăn.

Từ năm 1991 tới ngày 20.12.1995, Mẹ đã đến Việt Nam 5 lần:

(1) Lần thứ nhất là đầu tháng 9 năm 1991, Mẹ Têrêsa đến Hà nội gặp Chính phủ Việt Nam.

(2) Lần thứ hai, ngày 05.11.1993 Mẹ đi từ Calcutta đến thành phố Sàigòn. Cùng đi với Mẹ là Soeur Nirmala  và có cô bác sĩ tên Jannet, cô cũng là thành viên của Tu hội đời của Mẹ.

(3) Vào tháng 4 năm 1994, Mẹ sang Việt Nam lần thứ 3. Mẹ được Bộ Thương binh Xã hội mời 8 nữ tu của Mẹ qua Việt Nam làm việc: 4 nữ tu chăm sóc các em cô nhi tại 38 Tú Xương, Q.3, Tp. Sàigòn; và 4 nữ tu chăm sóc các em khuyết tật tại trung tâm Thụy An, Ba Vì, Hưng Hoá. Ðồng thời Mẹ Têrêsa làm đơn gửi Chính phủ Trung ương Hà Nội xin mở nhà dòng tại Việt Nam.

(4) Ðầu tháng 9 năm 1994, Mẹ lại qua thăm các chị em thuộc Hội Dòng của Mẹ ở Hà Nội và Thành phố Sàigòn. 

(5) Ngày 20.12.1995, Mẹ và Soeur Nirmala lại sang Hà Nội. Lần này Mẹ sang để xin cho các soeurs được gia hạn tại Việt Nam nhưng nhà cầm quyền Việt Nam không cho phép các soeurs được gia hạn ở tiếp. Ngày 22.12.1995, nhà cầm quyền ra lệnh cho Dòng của Mẹ phải rời Việt Nam ngay tức khắc. Mẹ rất buồn về điều ấy và ước mơ của Mẹ Têrêsa là được mở nhà tại Việt Nam đã không thành sự.

Dòng của Mẹ gồm 8 ngành:

1. Ngành hoạt động nữ.

2. Ngành chiêm niệm nữ.

3. Ngành hoạt động nam.

4. Ngành chiêm niệm nam.

5. Ngành các cha Thừa sai.

6. Tu hội đời Thừa sai.

7. Hiệp hội những người thiện nguyện.

8. Hiệp hội những bệnh nhân và những người đau khổ.

* Một số hình ảnh:
Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Mẹ Têrêsa Calcutta Và Tấm Lòng Dành Cho Việt Nam | Tỉnh Dòng Đa Minh Việt NamSự hiện diện của Mẹ Têrêsa Calcutta trên đất Việt - Nhà Thờ Thái Hà(Xem thêm ảnh tại đây)

---
Theo VTV.vn - Câu nói nổi tiếng khi Mẹ Teresa còn sống là "Nếu có người nghèo trên Mặt Trăng, tôi cũng sẽ lên tận Mặt Trăng". Lòng nhân đạo của Mẹ Teresa được cả thế giới ca ngợi và lan tỏa đến những nữ tu và nhiều tình nguyện viên trên thế giới.
Mẹ Têrêsa Calcutta – Vị thánh của lòng thương xót.

Ngôi nhà mở đầu tiên được Mẹ Teresa và 11 thành viên khác chung tay thành lập tại Calcutta, Ấn Độ vào năm 1950 là nơi sẵn sàng giang tay chào đón những người nghèo, ốm yếu hay bệnh tật. Đến nay, gần 20 ngôi nhà mở như vậy đã được thành lập dành cho những người không còn chốn dung thân.

Chính tinh thần tiên phong trong các hoạt động xã hội của mình, Mẹ Teresa đã giúp nhiều người hiểu rõ giá trị của cuộc sống và trao yêu thương cho những người xung quanh, không phân biệt ngôn ngữ, chủng tộc hay tôn giáo.

19 năm sau ngày mất, Mẹ Teresa, người cả đời phục vụ những mảnh đời bất hạnh tại các vùng quê nghèo nhất thế giới đã chính thức đứng vào hàng ngũ các vị Thánh Công giáo. 19 năm tưởng chừng là một khoảng thời gian dài, tuy nhiên, theo giáo quy của Vatican, hầu hết các Thánh chỉ được phong sau khi phải mất đến hàng chục năm, có khi là hàng trăm năm.
me-1473030412086.jpg

Năm 1950, với tôn chỉ giúp đỡ tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội, mẹ Teresa cùng 11 thành viên khác trong tu viện đã thành lập giáo xứ nhân đạo tại Calcutta, Ấn Độ. Chính tại giáo xứ này, Mẹ Teresa đã chăm sóc cho những con người bị mắc bệnh phong, bệnh lao phổi, những người mà xã hội đã đóng cửa với họ.

Không dừng lại ở đó, Mẹ Teresa đã thực hiện các chương trình trợ giúp nhân đạo tại các khu vực điểm nóng trên toàn cầu.

Được trao giải Nobel Hòa bình cho những nỗ lực hoạt động nhân đạo cả đời của mình năm 1979, Mẹ Teresa đã không ngần ngại giành toàn bộ tiền thưởng gần 200.000 USD để ủng hộ cho người nghèo tại Ấn Độ.

--- 

Ngày 4/9, Tòa thánh Vatican đã tiến hành phong thánh cho Mẹ Teresa, người được ca ngợi bởi những hoạt động nhân đạo trong cuộc đời của mình.

Lễ phong thánh được thực hiện 1 ngày trước dịp kỷ niệm 19 năm ngày mất của Mẹ Teresa.

Trong thông điệp trước hàng trăm nghìn giáo dân ở quảng trường thánh Peter, Giáo hoàng Phanxicô đã gọi Mẹ Theresa là một hình mẫu đáng ca ngợi, một biểu tượng của hoạt động nhân đạo và vì người nghèo.

Mẹ Teresa (1910-1997) là một người gốc Albania, đã sống hầu hết đời mình ở Kolkata (trước đây là Calcutta), Ấn Độ và tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo cho người nghèo và người bị gạt ra bên lề xã hội. Mẹ được trao giải Nobel hòa bình vào năm 1979 vì những nỗ lực đẩy lùi nghèo đói của mình.

Video: Mẹ Teresa - Biểu tượng của lòng nhân ái
---

Quý Tổ Chức, Cá Nhân muốn Mua lại tên miền CONGGIAO.VN vui lòng liên hệ qua email: conggiaov@gmail.com