Tắt Quảng Cáo [X]

Việt nam có Tổng Bí Thư đầu tiên là Người Công Giáo tên Thánh Phêrô

05:02 24/10/2021
hoc du

Vào một ngày trong thượng tuần tháng 12 năm 1998 (không nhớ rõ ngày và sô báo) đã chạy một tít lớn ở trang đầu, bên cạnh tấm ảnh chân dung Đồng chí Trần Phú :

Vào một ngày trong thượng tuần tháng 12 năm 1998 (không nhớ rõ ngày và sô báo) đã chạy một tít lớn ở trang đầu, bên cạnh tấm ảnh chân dung Đồng chí Trần Phú :

“Tại sao Đồng chí Trần Phú lại được an táng trong Đất Thánh Họ Đạo Chợ Quán?”

Câu chuyện được kể như sau :
Sau khi Họ Đạo Chợ Quán được thông báo phải cải táng tất cả các ngôi mộ trong Đất Thánh (Nghĩa trang Công giáo) ở số 875 đường Cách Mạng Tháng 8, Quận 10 (Cư xá Bắc Hải) Tp.HCM. để Nhà Nước sử dụng làm Công viên Văn hóa Lê Thị Riêng,
Một hôm trong lúc cải táng, giáo dân đã phát hiện một ngôi mộ có tấm bia mang tên “Trần Phú”.(Đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam 1/5/1904 – 6/9/1931). Giáo dân đã khai báo cho Chính Quyền. Chính Quyền đã cho cải táng, làm lễ truy điệu rồi đưa về chôn cất tại Nghĩa trang Thành Phố.

Nhật báo Sài gòn Giải Phóng đặt câu hỏi :”Tại sao Đồng chí Trần Phú lại được an táng trong Đất Thánh Họ Đạo Chợ Quán ? Bởi vì từ bao nhiêu năm nay, không ai biết mộ Đồng chí Trần Phú ở đâu, đến nay mới phát hiện trong Đất Thánh Họ Đạo Chợ Quán ?
Nhiều độc giả đã đọc được tin này, trong số đó có một nhà cách mạng lão thành ở tỉnh Trà Vinh biết truyện, đã viêt lại trong một lá thư dài rồi gởi đến địa chỉ Cha Chánh Sở Họ Đạo Chợ Quán, 120 Trần Bình Trọng, P.2-Q.5- Tp.HCM lúc đó là Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Nhạc. Cha Sở Chợ Quán nhận được lá thơ này và khi đọc xong mới biết câu chuyện của Đồng chí Trần Phú.

 

Theo nhà cách mạng lão thành ở Trà Vinh kể : lúc đầu đồng chí Trần Phú bị quân Pháp bắt giam ờ “Bót Catinat” (nay ở đầu đường Đồng Khởi), nơi giam giữ các tù nhân Cộng Sản. Tại đây, gần Nhà thờ Chánh Tòa Đức Bà Sài gòn . Các hội đoàn Công giáo của Nhà thờ Đức Bà Sài gòn được ra vào thăm viếng các tù nhân dễ dàng, chỉ cần xuất trình một bức ảnh Đức Mẹ cho Ông Tây đen giữ cửa là vào được.
Một thời gian sau, khi Ông Trần Phú ngã bệnh nặng do tra tấn độc ác, quân Pháp mới chuyển Ông về giam ở dãy “chuồng cọp” trong Nhà Thương Chợ Quán thuộc Họ Đạo Chợ Quán, (nay là Bệnh viện Nhiệt đới, số 764 Đường Võ Văn Kiệt, P.1-Q.5-TpHCM). Ở đây có các Dì Phước Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán chăm sóc các bệnh nhân và vào thứ bảy hàng tuần có Linh mục Họ Đạo Chợ Quán đến cử hành Thánh lễ cho các bệnh nhân. Một bàn thờ Đức Mẹ hiện nay vẫn còn nằm ở bên trái từ cỗng nhìn vào.

Ông Trần Phú thường xuyên được các Hội đoàn Họ Đạo Chợ Quán đến thăm hỏi, chăm sóc đồng thời cũng gợi ý cho Ông biết chút ít về Thiên Chúa. Sau đó các đoàn thể tiếp tục đến viếng thăm và dạy giáo lý cho các bệnh nhân, các tù nhân ở đây, đồng thời chuẩn bị cho họ được lãnh nhận Bí tích Rửa tội trước khi chết. Ông Trần Phú cũng được ở trong trường hợp này. Trước khi chết, giáo dân rước Cha Sờ Họ Đạo Chợ Quán – lúc ấy là một Cố Tây – đến rửa tội cho Ông. Rồi sau khi chết, giáo dân làm lễ an táng và đem chôn cất Ông trong Đất Thánh Họ Đạo Chợ Quán như một giáo dân của Họ Đạo. Đó là câu trả lời cho vấn nạn trên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng.

Hiện nay, Nhà Nước đã cho đặt một pho tượng bán thân bằng đá của Ông Trần Phú trước chuồng cọp, nơi Ông đã từng bị giam giữ và đã chết, tại Bệnh viện Nhiệt Đới, Chợ Quán, trên đường vào Khu Cấp Cứu, ở bên phải bệnh viện, từ cỗng vào.
Sau khi biết được những thông tin này, Cha Sở Chợ Quán FX. Lê Văn Nhac đã tìm trong Sổ Rửa Tội của Họ Đạo Chợ Quán vào khoảng năm 1930 – 1940 và đã tìm thấy một trang chỉ ghi : Ông Phêrô Trần Phú, không có thêm chi tiết nào khác. Bên dưới có chữ ký của một Linh mục người Pháp. Cha Sở đã cắt trang tin của nhật báo Sài gòn Giải Phóng, kèm theo tờ photocopy Sổ Rửa tội Ông Phêrô Trần Phú và lá thư của nhà cách mạng lão thành ở Trà Vinh, rồi để chung vào một phong bì, ghi trên phong bì : “Hồ sơ Ông Trần Phú”. Cha đem gởi cho Tòa Giám Mục Sài gòn để cất giữ trong Văn Khố Tòa Giám Mục, xem như một chứng tích lịch sử.

Linh mục FX.Lê Văn Nhạc/Conggiao.vn

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang