Tắt Quảng Cáo [X]

Nơi nào trên thế giới có người tham dự Thánh lễ Công giáo nhiều nhất?

08:26 27/01/2023
hoc du
Các cuộc khảo sát cho thấy Châu Phi đang dẫn đầu về số tín hữu Công giáo đến nhà thờ.
Tại sao người Công giáo phải đi nhà thờ mỗi Chúa nhật? | Báo Công Giáo
Theo một nghiên cứu mới được công bố bởi Center for Applied Research in the Apostolate (CARA), quốc gia có số người tham dự Thánh lễ Công giáo nhiều nhất trên thế giới có thể là Nigeria.

Khi được hỏi câu hỏi “Ngoài lễ cưới, lễ tang và lễ rửa tội, bạn có thường xuyên tham dự các nghi lễ tôn giáo trong những ngày này không?” 94% người Công giáo Nigeria được khảo sát cho biết họ tham dự Thánh lễ hàng tuần hoặc hàng ngày.

Cuộc thăm dò này được thực hiện bởi World Values Survey (WVS), bắt đầu theo dõi dữ liệu từ những năm 1980 và có số liệu thống kê cho 36 quốc gia có đông người Công giáo. CARA, cơ quan thu thập kết quả, nói rằng họ không biết chính xác quốc gia nào có tỷ lệ tham dự Thánh lễ cao nhất, “bởi vì các cuộc khảo sát về chủ đề này chưa được thực hiện ở mọi quốc gia trên thế giới.”

Nhưng trong số những quốc gia được WVS khảo sát, ngoài Nigeria, những người lớn tự nhận mình là Công giáotham dự Thánh lễ hàng tuần hoặc thường xuyên hơn cao nhất là ở Kenya (73%) và Lebanon (69%).

Châu Mỹ Latinh, và cả Châu Âu

CARA, có trụ sở tại Đại học Georgetown, cho biết, “Những vị trí tiếp theo là các quốc gia, nơi có một nửa hoặc nhiều hơn số người Công giáo tham dự hàng tuần, bao gồm Philippines (56%), Colombia (54%), Ba Lan (52%) và Ecuador (50%). Chưa đến một nửa, nhưng một phần ba hoặc nhiều hơn tham dự mỗi tuần là ở Bosnia và Herzegovina (48%), Mexico (47%), Nicaragua (45%), Bolivia (42%), Slovakia (40%), Ý (34% ) và Peru (33%).”

Nghiên cứu còn cho biết thêm rằng có khoảng 3/10 đến 1/4 người Công giáo tham dự Thánh lễ hàng tuần ở Venezuela (30%), Albania (29%), Tây Ban Nha (27%), Croatia (27%), New Zealand (25%) và Vương quốc Anh (25%).

Trước và sau đại dịch

Người Công giáo ở Hoa Kỳ đứng ở vị trí tiếp theo, với khoảng 24% tham dự Thánh lễ hàng tuần hoặc thường xuyên hơn trước đại dịch COVID-19.

CARA ghi nhận rằng: “Trong cuộc thăm dò gần đây nhất của chúng tôi vào cuối mùa hè năm 2022, 17% người Công giáo trưởng thành cho biết họ thường xuyên tham dự Thánh lễ như vậy và thay vào đó, 5% dự Thánh lễ trực tuyến hoặc truyền hình tại nhà.”

Trung tâm còn cho biết các quốc gia khác có số lượng người tham dự Thánh lễ Công giáo tương tự như Hoa Kỳ là Hungary (24%), Slovenia (24%), Uruguay (23%), Úc (21%), Argentina (21%), Bồ Đào Nha (20%), Séc Cộng hòa (20%) và Áo (17%).

Mức độ tham dự hàng tuần thấp nhất được quan sát thấy ở Litva (16%), Đức (14%), Canada (14%), Latvia (11%), Thụy Sĩ (11%), Brazil (8%), Pháp (8%) , và Hà Lan (7%).

Không nhất thiết phải là “có lòng đạo”

Tuy nhiên, điềuđáng ngạc nhiên là không nhất thiết những người Công giáo tự cho mình là có lòng đạo hơn lại có nhiều khả năng tham dự Thánh lễ thường xuyên hơn.

Ví dụ, Lebanon có lượng người tham dự Thánh lễ cao, nhưng tỷ lệ người Công giáo tự coi mình là có lòng đạo ở đó thấp hơn đáng kể so với các quốc gia khác. Và 97% người Công giáo ở Uruguay coi mình là có lòng đạo – nhưng chỉ có 23% người Công giáo ở đó tham dự Thánh lễ hàng tuần hoặc thường xuyên hơn.

Ngoài Uruguay, các quốc gia mà người Công giáo nhiều khả năng coi mình là có lòng đạo nhất là Nigeria (95%), Albania (94%), Slovakia (93%), Cộng hòa Séc (92%), Ý (92%), Litva (92%), Kenya (92%), Colombia (92%), Bolivia (91%) và Ba Lan (90%).

Tương quan với sự giàu có

CARA cũng nhận thấy một số mối tương quan giữa các yếu tố kinh tế và việc tham dự Thánh lễ và kết luận rằng Công giáo lớn mạnh nhất ở nơi thường được gọi là thế giới đang phát triển, nơi GDP bình quân đầu người thấp hơn.

Trung tâm này còn cho biết: “Có vẻ như lòng đạo đang bị thu hẹp lại ở các nước ‘phát triển’ với mức độ giàu có hơn. Các cơ chế chính xác liên quan đến sự phát triển kinh tế và sự giàu có đang ảnh hưởng đến sự tham gia của người Công giáo vào đức tin và việc xác định mình là người có đạo cũng không rõ ràng. Dù chúng là gì đi chăng nữa, chúng cũng đều có ý nghĩa quan trọng.”

Tác giả: John Burger – Nguồn: Aleteia
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên


 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang