Tắt Quảng Cáo [X]

1 bệnh viện Đa khoa tại Sài Gòn thành lập Nhà nguyện ngay trong Bệnh viện

04:03 22/01/2024
hoc du

Đó là bệnh viện Đa khoa Tâm Anh( 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM), hôm 12/01/2024, Phòng cầu nguyện đã được Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân (Cha Tổng Đại diện giáo phận Sài Gòn) và Cha Phêrô Đỗ Duy Khánh (Cha phụ tá Giáo xứ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn) đến làm phép thánh hóa.
Để đến Phòng cầu nguyện, có thể đi thang máy hoặc thang bộ tới lầu 6 khu F, sau đó đi lối thang bộ số 7 hoặc phía trước quầy tiếp đón bệnh lầu 6.
Theo Bv Đa khoa Tâm Anh chia sẻ: Nơi đây là không gian tâm linh, trang nghiêm để cán bộ nhân viên và khách hàng, người thân có không gian riêng cho việc thực hiện các lễ nghi, hoạt động gắn với niềm tin tín ngưỡng của mình. Việc khánh thành và đưa vào sử dụng Phòng cầu nguyện thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo, không chỉ chăm sóc sức khỏe mà còn đảm bảo các nhu cầu về đời sống tín ngưỡng, văn hóa của nhân viên và đặc biệt đối với khách hàng…
Bên cạnh việc thành lập Nhà nguyện cho các tín hữu Công giáo, nơi đây còn thành lập Điện thờ Bồ Tát Quán Thế Âm cho những người thuộc tín ngưỡng khác.
——————-
Làm phép nhà nguyện…chuyện tưởng nhỏ? 
(Bài viết tham khảo thêm về việc làm phép nhà nguyện)

Tại Việt Nam, những năm gần đây, mỗi năm có hàng chục đến hàng trăm ngôi nhà thờ lớn nhỏ được làm phép. Nhưng ngay cả những ngôi nhà thờ đồ sộ, chi phí hàng trăm tỷ cũng không gây ấn tượng bằng việc làm phép “phòng cầu nguyện” nhỏ bé này.

Đặc biệt, tại miền Bắc trước năm 1954, cũng như tại miền Nam trước năm 1975, hầu như tất cả các bệnh viện đều có các nhà nguyện cho các bệnh nhân cũng như các nhân viên Công giáo có chỗ thờ phượng, cầu nguyện và tĩnh tâm sau những phút giây căng thẳng, đau đớn do bệnh tật hay mệt mỏi do công việc.

Tại đây, vào các ngày Chúa nhật, các linh mục tuyên uý có thể đến đó dâng lễ, hoặc hẹn các bệnh nhân đến để được xức dầu. Họ cũng có thể hiện diện để chia sẻ, ủi an, tư vấn cho các bệnh nhân đang gặp khó khăn về tinh thần.

FB_IMG_1705159934072.jpg
Cha Tổng đại diện – TGP Tp. Hồ Chí Minh Inhaxio Hồ Văn Xuân chủ sự nghi thức làm phép nhà nguyện. Ảnh: FB Hoang Duc Nguyen David​
Nhưng ấn tượng…

Chuyện tưởng nhỏ như con thỏ ấy nay bỗng trở nên lớn. Dĩ nhiên lớn không phải bởi tầm vóc của nghi lễ, mà bởi ý nghĩa của sự kiện này.

Trong thực tế, tại miền Bắc, kể từ sau năm 1960 và tại miền Nam sau năm 1975, các nhà nguyện tại các bệnh viện đều bị đóng cửa hoặc bị trung dụng làm nhà kho hay chứa các máy móc phục vụ khám chữa bệnh.

Từ rất lâu rồi, người bệnh và ngay cả các nhân viên vì nhu cầu tâm linh muốn có một nơi cầu nguyện và tĩnh tâm sau những căng thẳng của công việc (đối với các nhân viên) hoặc sau những lúc người thân nthập tử nhất sinh (với các người nhà bệnh nhân) mà không có, thì nay đã có một bệnh viện nhìn thấy nhu cầu căn bản đó của người bệnh, những người yếu thế nhất trong xã hội.

Con người một hữu thể tâm linh

Giáo huấn xã hội của Giáo hội luôn khẳng định rằng: “Trong tất cả mọi loài thụ tạo vật chất, chỉ mỗi con người mở ra với vô biên; chỉ có con người mới có một khái niệm về Thiên Chúa, và khát khao đi tìm những câu trả lời tối thượng. Triết học nói đó là con người có khả năng siêu việt” (Docat #53).

Nói cách khác, theo định nghĩa của Giáo huấn xã hội Công giáo, con người là một hữu thể mở ra với siêu việt và con người sẽ còn khắc khoải không nguôi cho tới khi họ được nghỉ ngơi bên Chúa (thánh Augustin).

Do đó, việc làm phép “phòng nguyện” của bệnh viện Tâm Anh tưởng là chuyện nhỏ, nhưng là một nghĩa cử lớn, đáp ứng một trong những nhu cầu căn bản nhất của con người là nhu cầu tâm linh, nhu cầu “hướng về sự siêu việt”.

Mong rằng các bệnh viện lớn tại các thành phố khôi phục lại các nguyện đường đang bị sử dụng sai mục đích hay các phòng cầu nguyện của các tôn giáo khác, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhất là những người đang cận kề cái chết được thanh thản đón nhận bệnh tật trước lúc lâm chung.

Phải làm gì?

Docat 53: Tại sao con người nghĩ đến những điều vượt trên chính mình?

Trong tất cả mọi loài thụ tạo vật chất, chỉ mỗi con người mở ra đến vô biên; chỉ con người mới có thể có một khái niệm về Thiên Chúa, và khát khao đi tìm những câu trả lời tối thượng. Triết học nói đó là con người có khả năng siêu việt, nghĩa là có thể vượt lên trên chính mình. Con người chỉ thật sự trở thành mình cách trọn vẹn khi nhận biết một điều gì hay một Đấng nào đó khác với mình, cao cả hơn mình, và quan trọng hơn chính mình: đó là Thiên Chúa, nguồn mạch của sự sống muôn loài. Vì con người mở ra hướng đến Thiên Chúa, nên cũng có thể cởi mở với những người khác, và thể hiện lòng tôn trọng họ. Đời sống cộng đồng, việc đối thoại và nhận biết người khác lại dẫn con người đến gần chính mình hơn.​


 

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang