Tắt Quảng Cáo [X]

Lễ ‘cưới lại’ của đạo Công giáo, một nét đẹp truyền thống

05:11 01/09/2021
hoc du

Trong đạo Công giáo, bí tích hôn phối là sự tác hợp của Chúa đối với một người nam và một người nữ. Sự tác hợp này là vĩnh viễn trong suốt cuộc đời của mỗi người. Sau khi hoàn thành Thánh lễ Hôn Phối, cả hai sẽ thực hiện theo đúng giao ước đã được thực hiện trước mặt Linh mục và toàn thể giáo dân.

Trong Thiên Chúa giáo, hôn nhân có tính chất thánh thiêng, là giao ước vĩnh cửu không thể tách rời hay phá bỏ. Ý nghĩa của hôn nhân được thể hiện rõ qua câu Kinh Thánh thường dùng “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”.

quà tặng mừng ngân khánh hôn phối
Thánh lễ mừng Ngân Khánh hôn phối cho 15 cặp đôi tại giáo xứ Tân Độ

 

Do có những đặc tính như vậy nên người theo đạo Công giáo rất coi trọng lễ cưới và Thánh lễ mừng Ngân khánh, Kim khánh, Ngọc khánh hôn phối. Hôn nhân là sự gắn kết của một người nam và một người nữ. Khi lãnh nhận Bí tích hôn phối, cả hai sẽ cùng đồng hành, yêu thương nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Giống như Thánh lễ Hôn phối, Thánh lễ mừng 25 năm (Ngân khánh), 50 năm (Kim khánh) và 60 năm (Ngọc khánh) hôn phối cũng được tổ chức với sự hiện diện của linh mục cùng toàn thể giáo dân. Trong buổi lễ, cặp đôi sẽ lặp lại lời hôn ước trước sự chứng giám của Cha chủ tế và toàn bộ cộng đoàn giáo xứ. Giây phút thiêng liêng này gợi nhắc về khoảnh khắc hạnh phúc của nhiều năm về trước.

Những cặp đôi đã đi đến Ngân khánh, Kim khánh, Ngọc khánh hôn phối đều là tấm gương để các gia đình khác noi theo. Thánh lễ còn nhắc nhở các cặp đôi tiếp tục noi gương gia đình Thánh gia sống trong tình yêu và ơn nghĩa của Chúa.

Kết thúc thánh lễ, linh mục sẽ trao quà kỷ niệm cho các gia đình. Ngoài ra, con cái, bạn bè và người thân cũng thể chung vui với các cặp đôi bằng những món quà nhỏ, ý nghĩa.

—————–
Dưới đây là bài viết trên trang VnExpress:

Lễ ‘cưới lại’ của đạo Công giáo, 1 nét đẹp truyền thống

Những cặp vợ chồng Công giáo được tổ chức lễ “cưới lại” trang trọng ở nhà thờ, cùng đọc lời hứa sống chung thủy và trao nhau nhẫn cưới.

Trước giờ ra nhà thờ giáo xứ Hữu Lễ, huyện Thọ Xuân, làm lễ “cưới lại” vào 17h ngày 23/11,
ông Trịnh Văn Trình (58 tuổi) được vợ là bà Nguyễn Thị Hoa (55 tuổi) sửa soạn áo quần.

Cặp vợ chồng đã 33 năm kết hôn cùng bước qua cây cầu gần nhà. Gặp những người hàng xóm khen “đẹp đôi”, “xinh gái”, bà Hoa bật cười.
Ông bà Trình là một trong số 190 đôi ở xứ đạo Hữu Lễ được chọn tham dự lễ cưới bạc (Ngân Khánh).

Các đôi này đã là vợ chồng từ 25 năm đến 39 năm. Những đôi cưới nhau trên 40 năm được tổ chức lễ cưới vàng (Kim Khánh) hai ngày trước đó.

Trước thánh lễ Ngân Khánh, các cặp vợ chồng được linh mục quản xứ tặng bằng chứng nhận hôn phối và chụp ảnh cùng.

Những ngày trước, các đôi đã cùng nhau đến nhà thờ tĩnh tâm, thực hiện nghi thức sám hối (xưng tội, hòa giải) để chuẩn bị tâm hồn trong sạch.

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang