Những bằng chứng về lửa thanh luyện các linh hồn
Tại Bảo Tàng Viện Luyện Ngục (Small Purgatory Museum) ở Rôma có trưng bày nhiều hiện vật bị đốt cháy hoặc những hình ảnh chụp lại những hiện vật bị đốt cháy, do bởi...
Câu hỏi: Khoa học đã giải thích rất rõ ràng về các vấn đề mang tính chất bí ẩn, liệu còn có thể giải thích bằng niềm tin tôn giáo?
Bạn thân mến,
Mối liên hệ giữa đức tin và khoa học là một chủ đề rất hấp dẫn vì nó đụng chạm đến kinh nghiệm thực tế của mỗi người chúng ta trong thời đại hiện nay. Nhất là khi chúng ta có cảm tưởng rằng tiến bộ của khoa học dường như đang chứng minh niềm tin tôn giáo là “lỗi thời,” nếu không muốn nói là “sai lầm” hay “ấu trĩ.” Trong toàn bộ bài chia sẻ này, tôi vẫn sẽ dùng lại từ bạn sử dụng trong câu hỏi của mình là “niềm tin tôn giáo”, nhưng nó được hiểu là “đức tin Kitô giáo.”
Có thể bạn đã biết, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển rầm rộ từ cuối thế kỷ 17, khởi đầu cho một giai đoạn mà người ta gọi là thời kỳ Khai Sáng, kéo dài đến đầu thế kỷ 19. Kết quả nghiên cứu khoa học đã giúp người ta nhận ra một vài vấn đề Giáo hội dạy trước đó là không đúng. Từ đó đến nay khoa học vẫn không ngừng phát triển, nhiều điều trước đây còn là bí ẩn, thì bây giờ đã được tiếp cận và giải thích rõ ràng hơn dưới ánh sáng của khoa học.
Vậy chúng ta có nên lo sợ rằng đến một ngày nào đó khoa học sẽ thay thế tôn giáo không? Câu trả lời là “không”. Bởi vì tôn giáo và khoa học tiếp cận sự vật hiện tượng từ hai góc nhìn khác nhau nên chúng không những không loại trừ nhau mà còn bổ túc cho nhau nhằm giúp con người hiểu biết chính xác và trọn vẹn hơn về thế giới tự nhiên.
Không ít người cho rằng tôn giáo và khoa học “có địa bàn hoạt động” khác nhau. Theo đó, đối tượng của khoa học là thế giới tự nhiên, còn đối tượng của tôn giáo là thế giới siêu nhiên. Trước đây, khi khoa học chưa phát triển thì con người thường quy những hiện tượng bí ẩn hoặc không giải thích được về thế giới siêu nhiên, nơi được cho là thế giới của Thiên Chúa và các thần linh. Hệ quả của cách hiểu như vậy là mỗi khi khoa học vạch trần sự bí ẩn của một hiện tượng nào đó thì cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận vai trò của niềm tin tôn giáo nơi hiện tượng ấy. Nó là “tự nhiên” chứ không còn “siêu nhiên” nữa.
Ví dụ như so với trước đây thì ngày nay những hiện tượng sấm sét, động đất, sóng thần, nhật thực, nguyệt thực, sao băng, thủy triều… không còn mang vẻ bí ẩn hay thần thiêng nữa. Bởi vì con người có thể giải thích được chúng dựa vào kiến thức khoa học tự nhiên. Khoa học được xem là ánh sáng xua tan bóng tối của những điều mê tín lầm lạc trong nhiều tôn giáo và tín ngưỡng. Do vậy người ta có xu hướng đi đến kết luận rằng khoa học là “kẻ thù không đội trời chung” với tôn giáo!
Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng tôn giáo và khoa học không những không phải là “kẻ thù” mà còn có thể “đội trời chung” rất tốt. Ở đây ranh giới giữa khoa học và tôn giáo không nằm ở loại đối tượng tiếp cận nhưng ở cách tiếp cận đối tượng. Hiểu theo cách chung nhất: khoa học tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau trong thế giới tự nhiên, còn tôn giáo đặt thế giới tự nhiên trong tương quan với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa. Theo đó, khoa học nghiên cứu quy luật hay nguyên lý hoạt động của các sự vật hiện tượng.
Cho đến khi con người chưa khám phá ra quy luật của một hiện tượng nào đó thì nó vẫn được coi là bí ẩn, hay còn gọi là “khoa học chưa giải thích được.” Về phía mình, niềm tin tôn giáo không tìm cách giải thích quy luật tự nhiên của một sự vật hiện tượng nhưng lại đặt ra một vấn đề mang tính nền tảng hơn; đó là tại sao có cái đó (mà không phải là không có!) và nó mang ý nghĩa gì trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
Để thấy được khoa học và đức tin có thể song hành và bổ túc cho nhau như thế nào, trước hết chúng ta cần biết rằng khoa học tự nó luôn có giới hạn trong cách tiếp cận thế giới tự nhiên. Thật vậy, quan sát khoa học bị giới hạn trong thế giới khả giác, tức là những gì có thể cân đong đo đếm được. Cho dù sự phát triển của kỹ thuật công nghệ và máy móc tiến bộ đã giúp con người tiếp cận được những gì trước đây còn là bí ẩn, thì tất cả đối tượng của khoa học vẫn luôn ở trong giới hạn của thế giới khả giác.
Do đó khoa học không thể đưa ra lời giải đáp cho những gì nó không bao giờ có thể đụng chạm tới được. Cụ thể là khoa học chỉ quan sát được những hiện tượng trong không gian và thời gian. Những gì nằm ngoài không gian và thời gian thì không thể là đối tượng của khoa học.
Nói chung, khoa học không bao giờ giải thích được mục đích tồn tại và ý nghĩa của một sự vật hiện tượng, bởi vì điều đó nằm ngoài phạm vi của khoa học. Chính tôn giáo đã lãnh nhận sứ mạng mà khoa học không thể đảm nhận được. Theo đó, đức tin và khoa học bổ túc cho nhau để giúp con người hiểu đầy đủ hơn về thế giới tự nhiên, không chỉ trong quy luật vận hành của chính nó (theo giải thích của khoa học) mà còn trong tương quan với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên mọi sự (theo hiểu biết của đức tin).
Do vậy niềm tin tôn giáo không loại trừ và cũng không lệ thuộc vào giải thích của khoa học. Cho dù khoa học đã giải thích về một hiện tượng tự nhiên thì niềm tin tôn giáo vẫn đóng vai trò cần thiết trong việc tìm ra mối liên hệ ý nghĩa giữa hiện tượng đó với đời sống con người trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.
Thiên Chúa bí ẩn là bởi vì con người cần có con mắt đức tin để nhận ra Ngài trong thế giới chúng ta đang sống, chứ không phải vì Ngài ở trong một thế giới nào khác mà chúng ta không thể đụng chạm được. Như thế, vấn đề của chúng ta không phải là tìm cách phân biệt giữa “tự nhiên” và “siêu nhiên,” mà là chúng ta cần có con mắt “siêu nhiên” để nhận ra Chúa đang hiện diện nơi những gì “tự nhiên.”
Con mắt “siêu nhiên”, hay cũng có thể gọi là con mắt đức tin, giúp con người thấy Thiên Chúa vẫn luôn không ngừng thông ban nguồn sống của Ngài cho mọi tạo vật trong thế giới tự nhiên này.
Tạ ơn Chúa là có những nhà khoa học lỗi lạc đã giúp chúng ta hiểu hơn nguyên lý vận hành của những hiện tượng tự nhiên. Từ đó chúng ta thấy công trình Chúa làm ra thật là kỳ diệu. Có thể kể ra đây một vài ví dụ như hàng tỉ tỉ tinh tú trong không gian vận hành theo một quỹ đạo hoàn hảo đến mức không có một lỗi va chạm tai hại nào xảy ra; hàng tỉ tỉ người trên thế giới nhưng không ai hoàn toàn giống ai, v.v…
Như thế ngoài con mắt “khoa học” để tìm hiểu nguyên lý vận hành của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên thì chúng ta vẫn cần thêm con mắt “đức tin” để nhận ra bàn tay quan phòng của Thiên Chúa trong đó.
Thực tế là trong một thời gian dài người ta đã không phân biệt rạch ròi giữa cách tiếp cận của khoa học và của niềm tin tôn giáo, khiến hai lĩnh vực này nhập nhằng và có thể nói là đã “lấn sân” nhau, gây nên những hậu quả đáng tiếc. Chúng ta cần tỉnh táo nhận ra điều này bởi vì cho tới thời đại ngày nay, tàn dư của cách hiểu sai lầm vẫn đang gây ra những cuộc tranh luận không có điểm dừng khi bàn về mối tương quan giữa đức tin và khoa học. Sai lầm đó có thể phát xuất từ Giáo hội Công giáo khi các vị lãnh đạo Giáo hội dựa vào nghĩa đen của từng câu chữ trong Kinh Thánh hoặc tệ hơn nữa là sử dụng quyền lực chính trị của mình để áp đặt kết luận về những vấn đề vốn dĩ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Điển hình cho việc này chính là vụ án Galileo.
Vào năm 1633, Galileo đã bị Tòa án Giáo lý Công giáo kết án tội lạc giáo vì đã ủng hộ thuyết nhật tâm của Copernic, cho rằng trái đất và các hành tinh khác quay quanh mặt trời. Galileo có đầy đủ bằng chứng khoa học để ủng hộ lý thuyết này; bởi vì chính ông đã dùng kính viễn vọng để quan sát và nghiên cứu đường di chuyển của các hành tinh trong hệ mặt trời. Tuy nhiên, tại thời điểm đó Giáo Hội lại dạy người ta phải tin vào thuyết địa tâm của Aristotle với quan niệm rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ và mọi tinh tú đều chuyển động quanh nó. Có thể Giáo Hội hiểu như vậy là vì đã dựa vào những câu trong Kinh Thánh như: “Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu chẳng lay chuyển.” (1Sb 16,30; Tv 93,1; Tv 96,10), “Chúa lập địa cầu trên nền vững, không chuyển lay muôn thuở muôn đời!” (Tv 104,5), “Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên.” (Gv 1,5).
Đây là một sai lầm lớn, bởi vì mục đích Kinh Thánh được viết ra không phải để mô tả chân lý khoa học mà là để trình bày chân lý đức tin. Chân lý khoa học là kết quả của quá trình nghiên cứu thực nghiệm; còn chân lý đức tin là kinh nghiệm phản tỉnh của con người về Thiên Chúa do chính Ngài mặc khải cho.
Ví dụ, trình thuật Thiên Chúa sáng tạo trời đất muôn vật trong sách Sáng thế không nhằm mô tả việc vũ trụ được hình thành như thế nào và trong thời gian bao lâu theo cách hiểu của khoa học. Nhưng điều ấy chỉ để nói lên rằng Thiên Chúa chính là Đấng dựng nên mọi sự và mọi sự đều tồn tại được nhờ Ngài. Tương tự, chúng ta đọc từ trình thuật Thiên Chúa tạo dựng nên Adam và Eva không phải như một chứng cứ khoa học dùng để bác bỏ thuyết tiến hóa, nhưng như là chân lý đức tin, rằng con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và có một vị trí đặc biệt trong công trình tạo dựng của Ngài. Do đó cần phải khẳng định rõ ràng là không thể dùng Kinh Thánh để giải thích các hiện tượng tự nhiên như khoa học được, tương tự như việc không thể học toán qua tiểu thuyết văn chương được.
Tiếc là nhiều người đã mắc sai lầm khi không ý thức về giới hạn của khoa học. Ví dụ, họ muốn dùng những chứng cứ khoa học để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của Thiên Chúa, hoặc là tìm hiểu về sự sống đời sau hay về ngày tận thế. Như chúng ta đã biết, đó là điều không thể. Tương tự, nghiên cứu khoa học không thể giúp con người hiểu biết hơn về linh hồn hay các quy chuẩn đạo đức trong đời sống con người. Nếu một nhà khoa học có thể nghiên cứu về linh hồn thì thật ra đó chỉ là một dạng vật chất được gọi là linh hồn chứ không phải thực sự là linh hồn. Khoa học cũng sẽ không bao giờ tìm ra một bộ phận thần kinh nào đó trong não người có thể đóng vai trò xác định và điều khiển hành vi luân lý. Như thế, dù có tiến bộ tới đâu thì khoa học vẫn luôn mang giới hạn thuộc về bản chất của nó.
Bạn đã có nhận xét rất đúng rằng: khoa học giúp giải thích rất rõ ràng về nhiều vấn đề mang tính chất bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải làm rõ từ “bí ẩn” ở đây nên được hiểu như thế nào. Một mặt, có thể hiểu điều “bí ẩn” như một “bí mật” mà khoa học chưa giải thích được. Những điều bí ẩn kiểu này vốn thuộc thế giới khả giác, tức là đối tượng tiềm năng của khoa học. Nói là đối tượng tiềm năng là bởi vì cho dù hiện nay khoa học chưa đủ tiến bộ để tiếp cận được nhưng tương lai thì có thể, vấn đề chỉ là thời gian. Loại đối tượng này phải chờ khoa học tiếp cận, khám phá, chứ không thể lấy niềm tin tôn giáo để giải thích thay cho khoa học được.
Thật vậy, nếu dựa vào niềm tin tôn giáo để giải thích các hiện tượng thực nghiệm thì chẳng khác gì chúng ta đi vào vết xe đổ của lịch sử, lặp lại sai lầm của Giáo Hội trong quá khứ. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã chỉ ra rằng có những điều “bí ẩn” nằm ngoài khả năng tiếp cận của khoa học như: Thiên Chúa, linh hồn, sự sống đời sau hay ngày phán xét, v.v… Với những đối tượng này thì vai trò tiếp cận thuộc về niềm tin tôn giáo chứ không phải khoa học.
Bên cạnh đó, có thể hiểu điều bí ẩn như là những gì chỉ có con mắt đức tin mới có thể nhìn thấy, tức là nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi sự. Hiểu theo nghĩa này thì tất cả mọi sự đều chứa vẻ “bí ẩn”, tức đều là dấu chỉ giúp con người nhận biết Thiên Chúa. Do đó, cho dù có những hiện tượng đã được khoa học giải thích bằng các quy luật tự nhiên thì chúng ta vẫn cần đến đức tin để nhận ra sự quan phòng sáng tạo của Thiên Chúa nơi chính các quy luật đó. Thiên Chúa dựng nên vạn vật trong thế giới tự nhiên với quy luật vận hành của nó. Do vậy, khoa học phát triển chỉ giúp con người khám phá ra các quy luật ấy thôi, chứ không thể dùng kết quả nghiên cứu khoa học để bác bỏ vai trò của Thiên Chúa được!
Tóm lại, nếu có những phát minh hay kết quả nghiên cứu khoa học làm sáng tỏ những hiện tượng bí ẩn vốn trước đây chỉ được lý giải bằng niềm tin tôn giáo, thì chúng ta không nên lo sợ mà phải vui mừng là đằng khác. Tiến bộ khoa học sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng có những điều bí ẩn thực ra thuộc lĩnh vực khoa học, dùng niềm tin tôn giáo để lý giải là không đúng.
Như thế, khoa học không những không loại trừ niềm tin tôn giáo mà còn giúp đưa tôn giáo về đúng vị trí của nó. Nhờ tiếp cận thế giới tự nhiên dưới ánh sáng mặc khải của Thiên Chúa, niềm tin tôn giáo đóng vai trò đưa ra định hướng cho việc nghiên cứu khoa học. Theo đó khoa học có thể giúp con người thăng tiến đời sống theo đúng kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa. Niềm tin tôn giáo hoàn toàn không phải là đối thủ cạnh tranh với khoa học, vì cả hai đều cần thiết trong việc giúp con người tiến đến gần Thiên Chúa hơn. Hóa ra tôn giáo và khoa học lại là hai người bạn tốt của nhau!
(Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 2, Nxb Tôn Giáo, 2020)
Những bằng chứng về lửa thanh luyện các linh hồn
10:02 11/11/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Tại Bảo Tàng Viện Luyện Ngục (Small Purgatory Museum) ở Rôma có trưng bày nhiều hiện vật bị đốt cháy hoặc những hình ảnh chụp lại những hiện vật bị đốt cháy, do bởi...
Bỡ ngỡ trước Phép lạ xảy ra cho 1 gia đình nghèo tại 1 giáo xứ thuộc TGP Sài Gòn
01:25 24/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
Gia đình hạnh phúc đơn sơ Tình yêu chan chứa giấc mơ an bình Tạ ơn Chúa đoái thương tình Chữa lành đột quỵ, gia đình có nhau. Gia đình nhỏ bé của tôi...
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam có hai tân Linh mục đầu tiên người sắc tộc J’rai
12:13 23/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Trong đợt truyền chức 12 Tân Linh mục DCCT vừa qua ngày 03/7/2024, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, có hai Tân Linh mục người Sắc tộc J’rai là cha Giuse...
Đau lòng quá: 1 Tu sĩ trẻ 27 tuổi DCCT Việt Nam đã qua đời sau 20 ngày Khấn dòng
03:49 22/07/2024 Cáo phó, Dòng tu, Sống Đạo
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Gia đình thương tiếc báo tin về sự ra đi bất ngờ của thầy Giuse Lê Nguyễn CSsR, một tu sĩ trẻ vừa tuyên khấn lần...
Chuyện có thật: 1 Ni cô lầm lỡ mang thai tới tìm Cha Giuse Nguyễn Văn Tịch
05:33 20/07/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
NICÔ CƠ NHỠ SAU 12 TU LUYỆN ——————– Nhà Tạm Lánh đón tiếp một sư cô, một Nicô 100%. Cô có tâm tu, cô có ưu tư muốn cứu chúng sinh của Bồ Tác...
Xúc động: Ông bố đạo Công Giáo thiệt mạng vì lao ra đỡ đạn cho con gái trong vụ ám sát ông Trump
12:56 20/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo, Thế giới
Theo gia đình ông và thống đốc bang, người chồng và người cha 50 tuổi bị bắn chết hôm thứ Bảy tại cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump bên...
Huy hiệu Giám mục của Đức cha Tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc
12:48 20/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Khẩu hiệu được trích từ Tin mừng theo thánh Marcô: “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ...
Khám phá giếng cổ bí ẩn sâu dưới lòng đất trong 1 tu viện ở Ninh Bình
11:39 18/07/2024 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đan viện Châu Sơn (xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình) là một tu viện cổ được khởi công xây dựng từ năm 1939, mang vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng. Cách Hà...
Phép lạ Đức Mẹ tại GP Long Xuyên ban cho 1 Phật tử
05:47 18/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
Đây là chuyện có thật 100% xảy ra trên quê hương Cù Lao Giêng của tôi, chính nhân chứng hiện giờ vẫn còn sống gần khu vực nhà mình. Không hề hư cấu! “Ơn...
Câu chuyện về ơn gọi của một thanh niên trẻ người Việt Nam
01:03 18/07/2024 Ơn gọi, Sống Đạo, Tìm Hiểu
“Con như chiếc bình bạch ngọc đập vỡ vụn dưới chân Chúa” Vào những ngày đầu tháng 5, 2022, tôi nhận được một cú điện thoại của một vị mà tôi không ngờ tới,...
Nghẹn ngào cảm động chuyện 1 Giám mục nổi tiếng – Xin cầu nguyện
06:44 17/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo
Vào một ngày cuối năm 1965. Trên một chuyến máy bay đưa các Giám Mục người Mỹ trở về từ Ý sau khi đã dự Công Đồng Vatican 2, có một nữ tiếp viên...
Sửng sốt với điều lạ trùng hợp trong vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump – Xin cầu nguyện
12:38 17/07/2024 Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo, Thế giới
Kính thưa cộng đoàn, Khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, và chuẩn bị dời vào Nhà Trắng, ông đã mời Linh mục Andrew Mahana đến và thực hiện nghi thức trừ tà trong...
Bất ngờ chuyện lạ có thật xảy ra khi cựu Tổng Thống Donald Trump bị á.m s.át
09:51 16/07/2024 Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo, Thế giới
Cựu Tổng thống Donald Trump bị thương ở tai, ông thoát khỏi vụ ám sát ngày thứ bảy 13 tháng 7 trong cuộc họp của một chiến dịch bầu cử hiện đang bị gián...
Cựu Tổng thống Trump nói sau khi ông bị ám sát hụt: “Chúa đã cứu tôi!”
11:01 15/07/2024 Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo, Thế giới
Cựu Tổng thống Donald Trump bị thương ở tai, ông thoát khỏi vụ ám sát ngày thứ bảy 13 tháng 7 trong cuộc họp của một chiến dịch bầu cử hiện đang bị gián...
Vatican lên tiếng về vụ ám sát cựu TT Donald Trump hôm 13/7
10:53 15/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo, Thế giới, Tìm Hiểu, Tin tức, Vatican
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh lên tiếng về vụ cựu tổng thống Donald Trump bị tấn công khi Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi ở Pennsylvania bắn ông từ một tòa nhà, hung thủ...