Tắt Quảng Cáo [X]

Hình ảnh Chúa Giê-su hiện giữa đám cháy Nhà thờ Đức Bà Paris

03:52 10/09/2021
hoc du

Hình ảnh của Chúa Giê-su dường như đã xuất hiện giữa đám cháy bao trùm Nhà thờ Đức Bà Paris tối 15/4, một phụ nữ cho hay.

Hình ảnh của Chúa Giê-su dường như đã xuất hiện giữa đám cháy bao trùm Nhà thờ Đức Bà Paris tối 15/4/2019, một phụ nữ cho hay.

Hình ảnh Chúa Giê-su hiện giữa đám cháy Nhà thờ Đức Bà Paris
Hình ảnh Chúa Giê-su hiện giữa đám cháy Nhà thờ Đức Bà Paris

Theo Daily Mail, cô Lesley Rowan ở West Dunbartonshire, Scotland (Anh) đang đọc tin về đám cháy khủng khiếp ở Nhà thờ Đức Bà Paris thì phát hiện trong các bức hình có hình ảnh Chúa Giê-su giữa ngọn lửa.
Hình ảnh Chúa Giê-su hiện giữa đám cháy Nhà thờ Đức Bà Paris
Chia sẻ suy nghĩ của mình trên mạng xã hội Facebook, người phụ nữ 38 tuổi trên viết: “Có lẽ tôi đã bị tâm trí của chính mình đánh lừa, nhưng hãy nhìn kỹ bức ảnh này và nói xem bạn nhìn thấy gì”. Lesley Rowan còn đăng kèm một bức ảnh cô khoanh tròn về hình ảnh được cho là Chúa Giê-su hiện ra giữa đám cháy.
Lesley
Lesley

Ngay sau đó, chia sẻ của Lesley đã nhận được vô số bình luận của cư dân mạng, những người có cùng quan điểm với cô.

Nhà thờ Đức Bà Paris hai năm sau trận hỏa hoạn

Nhà thờ Đức Bà Paris hai năm sau trận hỏa hoạn
Nhà thờ Đức Bà Paris hai năm sau trận hỏa hoạn

Hai năm sau trận hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà Paris, làm cho ngọn tháp lớn ở giữa và hai phần ba mái nhà bị sập, việc bảo vệ gần như hoàn tất, nhưng việc trùng tu vẫn chưa được bắt đầu.
Cha sở của nhà thờ chính tòa, Đức ông Patrick Chauvet cho biết, công việc trùng tu nhà thờ sẽ phải kéo dài rất lâu, có thể từ 15 đến 20 năm, vì cần phải rất thận trọng.
Sau trận hỏa hoạn, vào ngày 17/4/2019 ông Édouard Philippe khi đó là thủ tướng đã tuyên bố sẽ có một cuộc thi dành cho các kiến trúc sư liên quan đến việc tái thiết nhà thờ. Tuyên bố đã kích thích trí tưởng tượng của nhiều kiến trúc sư. Có người muốn nhà thờ có ngọn tháp hiện đại thay thế, và ý tưởng này thoạt đầu được tổng thống Macron ủng hộ, vì ông muốn có “một dấu chỉ hiện đại”. Một số người đã đề xuất một ngọn tháp thủy tinh, một công viên, một sân thượng toàn cảnh. Nhưng kiến trúc sư Philippe Villeneuve thì vẫn giữ lập trường khôi phục nhà thờ giống hệt thiết kế của thế kỷ XIX. Lập trường của kiến trúc sư Philippe đã thuyết phục được Ủy ban Di sản và Kiến trúc Quốc gia, cùng các tham dự viên của cuộc họp diễn ra vào 9/7/2020. Sau khi nghe ông Philippe Villeneuve trình bày một bộ hồ sơ dày 3.000 trang để xem xét các khả năng có thể. Đa số bày tỏ ý kiến ủng hộ phục hồi nhà thờ và ngọn tháp với kiểu mẫu giống với ngọn tháp trước đây, nghĩa là theo kiến trúc của kiến trúc sư Viollet-le-Du thế kỷ XIX. Liên quan đến vòm nhà thờ, cuộc thảo luận đã chỉ ra các chi tiết của việc tái thiết và vòm vẫn được thực hiện bằng gỗ.
Sau cuộc họp trên, tổng thống Emmanuel Macron đã quyết định nhà thờ sẽ được tái thiết giống như trước đây.
Cho đến nay công việc chính liên quan đến việc dỡ bỏ giàn giáo xung quanh nhà thờ đã được thực hiện.
Công việc trùng tu dự kiến chỉ có thể bắt đầu vào năm 2022, sẽ bao gồm: trùng tu các phần của tòa nhà bị sập, làm sạch các nhà nguyện và đại phong cầm, trùng tu các cửa kính, tái thiết ngọn tháp, gác mái và một phần vòm bị phá hủy.
Việc tái thiết bằng gỗ cần một thời gian dài để tìm kiếm những cây sồi trong các khu rừng của Pháp: ước tính cần phải có 1.500 cây. Sau khi được đốn hạ, các thân cây có kích thước xác định, phải được phơi khô từ 12 đến 19 tháng trước khi có thể được sử dụng. Hiện tại, có khoảng 1.000 cây đã được thu thập và vào tháng 3/2022 sẽ đốn hạ tiếp số còn lại.

Conggiao.vn/st

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang