Những bằng chứng về lửa thanh luyện các linh hồn
Tại Bảo Tàng Viện Luyện Ngục (Small Purgatory Museum) ở Rôma có trưng bày nhiều hiện vật bị đốt cháy hoặc những hình ảnh chụp lại những hiện vật bị đốt cháy, do bởi...
Mông Cổ đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican vào năm 1992. Đây là quốc gia không giáp biển lớn nhất thế giới, với dân số chỉ 3,3 triệu người. Theo điều tra dân số quốc gia năm 2020, 52% dân số theo đạo Phật giáo, 41% tự nhận không theo tôn giáo nào, 3,2% theo Hồi giáo và 1,3% là Kitô hữu. Chuyến hành hương sắp tới của Đức Thánh Cha là cao điểm của hàng chục năm gặp gỡ giữa Phật giáo-Kitô giáo.
Chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha đến Mông Cổ được chào mừng là cuộc viếng thăm đầu tiên của một Giáo hoàng đến đất nước này. Tuy nhiên hàng chục năm hoạt động truyền giáo và ngoại giao đã đặt nền móng cho cuộc hành hương này, sẽ diễn ra từ ngày 31/8 đến 04/9.
Chiều kích Phật giáo-Kitô giáo của cuộc gặp gỡ là một lý do quan trọng làm cho Đức Thánh Cha ưu tiên Mông Cổ. Chúng ta biết rằng Đức Thánh Cha quan tâm đến đối thoại liên tôn như một liều thuốc giải độc cho xung đột và kiểu biến những người chống đối thành những người xấu được quá nhiều chính trị gia thực hiện.
Bằng cách theo ba chặng đường dấn thân lâu dài của Giáo hội nhằm tìm ra điểm chung với các cộng đoàn Phật giáo, và sau đó chứng kiến cách Đức Thánh Cha đã tích cực thúc đẩy các xu hướng này, chúng ta thấy các nhà truyền giáo và các nhà ngoại giao hòa hợp như thế nào, đặc biệt là dưới sự dẫn dắt của ngài. Đó là một quan hệ đối tác mạnh mẽ sẽ được thể hiện ở Mông Cổ.
Qua Bộ Đối thoại Liên tôn, Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC), các tu viện và các tín đồ đã tăng cường dấn thân cho sự hiểu biết nhau nhiều hơn, đã đạt được tiến bộ to lớn hướng tới việc xây dựng một “nền văn hóa từ bi”. Đây là điều đã được nói đến trong một cuốn sách nói về cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo và Công giáo do Đại học Urbaniana, xuất bản năm 2020.
Sứ điệp Vesak
Đức ông Indunil Kodithuwakku Janakaratne Kankanamalage, người gốc Sri Lanka, Tổng Thư ký Bộ Đối thoại Liên tôn cho biết ngài được sinh ra trong môi trường đối thoại liên tôn. Mẹ ngài lớn lên trong một gia đình Phật giáo và trở thành người Công giáo khi kết hôn. Những người hàng xóm và bạn học của Đức ông là các Phật tử, tín đồ Hồi giáo và các Kitô hữu. Ngài giải thích: “Tôi lớn lên trong một nền văn hóa đa nguyên và sự đa nguyên này đã định hình thái độ, nhận thức, thế giới quan của tôi”.
Trong khi giảng dạy môn truyền giáo tại Đại học Giáo hoàng Urbaniana, Đức ông Kodithuwakku đã đưa các sinh viên đến một ngôi chùa Phật giáo ở Roma để gặp gỡ các nhà sư Phật giáo. Ngài nói đối thoại liên tôn là một “quá trình tiến triển”, và cho rằng Công đồng Vatican II, đặc biệt Tuyên bố Nostra Aetate, là động lực chính để thúc đẩy tiến trình này, và vì thế vào năm 1986 các Phật tử tham gia buổi cầu nguyện Assisi do Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II chủ sự.
Hai sáng kiến của Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn vào năm 1995 – sứ điệp Phật Đản đầu tiên và hội thảo thần học – đã đưa ra ví dụ về các cuộc gặp gỡ thường xuyên và tôn trọng xây dựng các mối quan hệ.
Rằm tháng Tư – tháng Năm là ngày lễ linh thiêng của các Phật tử trên toàn thế giới. Dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Francis Arinze, Hội đồng Toà Thánh Đối thoại Liên tôn, nay là Bộ Đối thoại Liên tôn, đã bắt đầu quan tâm đến lễ Phật Đản bằng cách gửi lời chúc mừng đến “những người bạn Phật giáo”, thông qua các sứ thần Tòa thánh ở hầu hết các quốc gia. Thư chúc mừng được dịch và phổ biến bằng các ngôn ngữ địa phương.
Gần đây nhất, vào ngày 21/4, Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn, Đức Hồng Y Miguel Angel Ayuso Guixot, và Đức ông Tổng Thư ký Kodithuwakku đã gửi lời chúc mừng lễ Phật Đản với chủ đề “Phật tử và Kitô hữu chữa lành vết thương của nhân loại qua lòng từ bi và bác ái”.
Đối thoại thần học
Chủ đề tương tự sẽ được khám phá tại hội thảo Phật giáo – Kitô giáo lần thứ bảy do Bộ Đối thoại Liên tôn tài trợ. Sự kiện sẽ diễn ra vào tháng 11 ở Bangkok, Thái Lan, tại Đại học Maha Chulalongkorn Raja Vidhyalaya, một trường đại học Phật giáo Tiểu thừa. Việc tổ chức sự kiện này cũng được điều phối bởi Đại học Phật giáo Mahamakut, gắn liền với truyền thống Đại thừa, vì vậy hai trường phái tư tưởng quan trọng nhất của Phật giáo đều sẽ đại diện.
Hội thảo chuyên đề Phật giáo-Kitô giáo đầu tiên do Bộ Đối thoại Liên tôn tài trợ được tổ chức vào năm 1995 tại tu viện Phật Quang Sơn ở Cao Hùng, Đài Loan. Ba năm sau, hội nghị chuyên đề thứ hai được tổ chức tại một tu viện Biển Đức ở Bangalore, Ấn Độ.
Đức ông Kodithuwakku nhận xét: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà chủ nghĩa bộ lạc đang phát triển. Trong xã hội bộ lạc, người ta bị ràng buộc với nhóm của chính mình. Người ta chỉ nghĩ đến nhóm của mình. Những người khác có thể tồn tại, nhưng chỉ là thứ yếu. Trái lại, Đức Thánh Cha Phanxicô đang thúc đẩy một xã hội huynh đệ. Trong đó người này coi người kia như anh chị em, đó là điều ngược lại với xã hội bộ lạc. Và đối thoại tôn giáo, ngay từ đầu, đã thúc đẩy xã hội huynh đệ. Ngay cả khi tôi có nguồn gốc sâu xa trong bản sắc tôn giáo, thì chúng tôi cố gắng cởi mở với người khác bằng sự tôn trọng và hiểu biết. Điều này không có nghĩa là che giấu hoặc xoá bỏ sự khác biệt của chúng ta. Sự khác biệt vẫn còn. Các tôn giáo không giống nhau. Nhưng đồng thời, bạn tôn trọng sư đa dạng và dựa trên các giá trị phổ quát, bạn cố gắng biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn”.
Đức Hồng Y Marengo và Liên Hội đồng Giám mục Á châu
Một vị lãnh đạo Giáo hội khác đánh giá cao loạt hội thảo giữa Phật giáo và Kitô giáo là Đức Hồng Y Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông tòa thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ. Trong một cuộc phỏng vấn tại cuộc họp của Liên Hội đồng Giám mục Á châu năm 2022, Đức Hồng Y Marengo đã phản ánh về việc ngài tham gia các cuộc thảo luận Phật giáo- Kitô giáo.
Đức Hồng Y Marengo giải thích: “Điều này đã cho tôi cơ hội tuyệt vời để biết thêm về thế giới Phật giáo. Tôi đã tham dự lần gặp gỡ vào năm 2015 ở Bodh Gaya, Ấn Độ, và đối với tôi, đó thực sự là một sự mở rộng tầm mắt cho một chân trời rộng lớn hơn, bởi vì ở Mông Cổ, tôi chỉ biết thực tế của Phật giáo Mông Cổ. Cuộc họp năm 2015 tập trung nhiều hơn vào truyền thống Tiểu thừa”.
Ngài nói tiếp: “Sau đó, cuộc họp vào năm 2017 tại Đài Bắc, Đài Loan, một lần nữa, là một sáng kiến hiệu quả. Tôi đã yêu cầu ban tổ chức mời một tu sĩ Phật giáo từ Mông Cổ vì vị này đã không tham dự các cuộc họp trước đó. Vì vậy, đó cũng là một trải nghiệm về tình bạn. Nhà sư tham gia là một vị trụ trì nổi tiếng đứng đầu một tu viện lớn ở Mông Cổ. Những dịp này đã cho tôi cơ hội để tìm hiểu thêm về Phật giáo nói chung”.
Liên Hội đồng Giám mục Á châu có lịch sử phát triển quan hệ riêng với đa số tín đồ ở châu Á. Tại phiên họp khoáng đại đầu tiên vào năm 1974 ở Đài Bắc, Liên Hội Đồng Giám Mục Á châu lấy hình ảnh Giáo hội Á châu như một Giáo hội đối thoại làm nguyên tắc hướng dẫn. Bốn năm sau, các Giám mục Á châu đã thành lập Văn phòng Đại kết và Liên tôn, văn phòng này đã thúc đẩy sự tham gia trong lĩnh vực này.
Những gì Liên Hội đồng Giám mục Á châu hiểu về Phật giáo được thể hiện tuyệt vời trong một tài liệu năm 1997 về cách Chúa Thánh Thần thúc đẩy đức tin: “Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh của hầu hết các nước châu Á, mang lại những hoa trái tình thương, lòng trắc ẩn, niềm vui và sự bình an trong cuộc sống của hàng triệu người ở châu Á. Khi các Kitô hữu đến để chia sẻ điều gì đó về tầm nhìn và kinh nghiệm của Đức Phật như được thể hiện trong cuộc sống của mọi người… họ có thể cảm nhận gì ngoài hoạt động của Thánh Thần mà họ cũng đã trải nghiệm?”.
Đức Thánh Cha Phanxicô và tình huynh đệ
Chính một tu sĩ Phật giáo là người đầu tiên chúc mừng Đức cha Marengo khi Đức Thánh Cha Phanxicô chọn ngài làm thành viên Hồng y đoàn vào năm 2022.
Đức Hồng Y Marengo kể lại: “Tôi đang ở Ý và cử hành Thánh lễ Chúa nhật với hai linh mục Mông Cổ đi cùng tôi, và với một tu sĩ Phật giáo. Sau đó, chúng tôi đến thăm một cộng đoàn các nữ tu thừa sai Consolata, ở ngoài Roma. Chúng tôi đã có một cuộc gặp gỡ đẹp. Trong khi đó, thông báo về các tân hồng y đã được đưa ra tại buổi đọc kinh Truyền tin. Chúng tôi chỉ nhận được tin sau đó. Và nhà sư là người đầu tiên chúc mừng tôi. Tất nhiên đó là một bất ngờ lớn đối với tôi, nhưng chúng tôi biết đối với Đức Thánh Cha Phanxicô đối thoại liên tôn rất quan trọng”.
Như vậy, chuyến viếng thăm Mông Cổ của Đức Thánh Cha là đỉnh cao của gần 60 năm tăng trưởng tình huynh đệ với các anh chị em Phật tử của chúng ta.
Như Đức Hồng Y Miguel Ayuso Guixot, Tổng trưởng Bộ Đối thoại Liên tôn nói: “Cùng với cuộc đối thoại về tình huynh đệ và sự tôn trọng của Đức Thánh Cha Phanxicô, các Phật tử và Kitô hữu từ khắp nơi trên thế giới đã có thể tìm ra những cách sáng tạo để chia sẻ niềm vui và mầu nhiệm cuộc sống và cộng tác vì công ích cho tất cả mọi người, và sự tồn tại của ngôi nhà chung của chúng ta”.
Nguồn: Vatican News
Những bằng chứng về lửa thanh luyện các linh hồn
10:02 11/11/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
Tại Bảo Tàng Viện Luyện Ngục (Small Purgatory Museum) ở Rôma có trưng bày nhiều hiện vật bị đốt cháy hoặc những hình ảnh chụp lại những hiện vật bị đốt cháy, do bởi...
Bỡ ngỡ trước Phép lạ xảy ra cho 1 gia đình nghèo tại 1 giáo xứ thuộc TGP Sài Gòn
01:25 24/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
Gia đình hạnh phúc đơn sơ Tình yêu chan chứa giấc mơ an bình Tạ ơn Chúa đoái thương tình Chữa lành đột quỵ, gia đình có nhau. Gia đình nhỏ bé của tôi...
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam có hai tân Linh mục đầu tiên người sắc tộc J’rai
12:13 23/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Trong đợt truyền chức 12 Tân Linh mục DCCT vừa qua ngày 03/7/2024, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, có hai Tân Linh mục người Sắc tộc J’rai là cha Giuse...
Đau lòng quá: 1 Tu sĩ trẻ 27 tuổi DCCT Việt Nam đã qua đời sau 20 ngày Khấn dòng
03:49 22/07/2024 Cáo phó, Dòng tu, Sống Đạo
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam và Gia đình thương tiếc báo tin về sự ra đi bất ngờ của thầy Giuse Lê Nguyễn CSsR, một tu sĩ trẻ vừa tuyên khấn lần...
Chuyện có thật: 1 Ni cô lầm lỡ mang thai tới tìm Cha Giuse Nguyễn Văn Tịch
05:33 20/07/2024 Sống Đạo, Tìm Hiểu
NICÔ CƠ NHỠ SAU 12 TU LUYỆN ——————– Nhà Tạm Lánh đón tiếp một sư cô, một Nicô 100%. Cô có tâm tu, cô có ưu tư muốn cứu chúng sinh của Bồ Tác...
Xúc động: Ông bố đạo Công Giáo thiệt mạng vì lao ra đỡ đạn cho con gái trong vụ ám sát ông Trump
12:56 20/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo, Thế giới
Theo gia đình ông và thống đốc bang, người chồng và người cha 50 tuổi bị bắn chết hôm thứ Bảy tại cuộc vận động tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump bên...
Huy hiệu Giám mục của Đức cha Tân cử Gioan Baotixita Nguyễn Huy Bắc
12:48 20/07/2024 Giáo Hội Việt Nam, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Khẩu hiệu được trích từ Tin mừng theo thánh Marcô: “Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ...
Khám phá giếng cổ bí ẩn sâu dưới lòng đất trong 1 tu viện ở Ninh Bình
11:39 18/07/2024 Địa Điểm, Giáo Xứ - Giáo Phận, Sống Đạo, Tìm Hiểu
Đan viện Châu Sơn (xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình) là một tu viện cổ được khởi công xây dựng từ năm 1939, mang vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng. Cách Hà...
Phép lạ Đức Mẹ tạo GP Long Xuyên ban cho 1 Phật tử
05:47 18/07/2024 Giáo Xứ - Giáo Phận, Phép lạ, Sống Đạo
Đây là chuyện có thật 100% xảy ra trên quê hương Cù Lao Giêng của tôi, chính nhân chứng hiện giờ vẫn còn sống gần khu vực nhà mình. Không hề hư cấu! “Ơn...
Câu chuyện về ơn gọi của một thanh niên trẻ người Việt Nam
01:03 18/07/2024 Ơn gọi, Sống Đạo, Tìm Hiểu
“Con như chiếc bình bạch ngọc đập vỡ vụn dưới chân Chúa” Vào những ngày đầu tháng 5, 2022, tôi nhận được một cú điện thoại của một vị mà tôi không ngờ tới,...
Nghẹn ngào cảm động chuyện 1 Giám mục nổi tiếng – Xin cầu nguyện
06:44 17/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo
Vào một ngày cuối năm 1965. Trên một chuyến máy bay đưa các Giám Mục người Mỹ trở về từ Ý sau khi đã dự Công Đồng Vatican 2, có một nữ tiếp viên...
Sửng sốt với điều lạ trùng hợp trong vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump – Xin cầu nguyện
12:38 17/07/2024 Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo, Thế giới
Kính thưa cộng đoàn, Khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, và chuẩn bị dời vào Nhà Trắng, ông đã mời Linh mục Andrew Mahana đến và thực hiện nghi thức trừ tà trong...
Bất ngờ chuyện lạ có thật xảy ra khi cựu Tổng Thống Donald Trump bị á.m s.át
09:51 16/07/2024 Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo, Thế giới
Cựu Tổng thống Donald Trump bị thương ở tai, ông thoát khỏi vụ ám sát ngày thứ bảy 13 tháng 7 trong cuộc họp của một chiến dịch bầu cử hiện đang bị gián...
Cựu Tổng thống Trump nói sau khi ông bị ám sát hụt: “Chúa đã cứu tôi!”
11:01 15/07/2024 Giáo Hội, Phép lạ, Sống Đạo, Thế giới
Cựu Tổng thống Donald Trump bị thương ở tai, ông thoát khỏi vụ ám sát ngày thứ bảy 13 tháng 7 trong cuộc họp của một chiến dịch bầu cử hiện đang bị gián...
Vatican lên tiếng về vụ ám sát cựu TT Donald Trump hôm 13/7
10:53 15/07/2024 Giáo Hội, Sống Đạo, Thế giới, Tìm Hiểu, Tin tức, Vatican
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh lên tiếng về vụ cựu tổng thống Donald Trump bị tấn công khi Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi ở Pennsylvania bắn ông từ một tòa nhà, hung thủ...