Tắt Quảng Cáo [X]

Sửng sốt với điều lạ trùng hợp trong vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump – Xin cầu nguyện

12:38 17/07/2024
hoc du

Kính thưa cộng đoàn, Khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, và chuẩn bị dời vào Nhà Trắng, ông đã mời Linh mục Andrew Mahana đến và thực hiện nghi thức trừ tà trong văn phòng…

Sau đó Lm Andrew Mahana đã tặng TT Trump một pho tượng Đức Mẹ Fatima và một chuỗi mân côi. TT Trump đã hỏi rằng liệu ông có thể giữ và mang cả hai vào Nhà Trắng.
Trong vụ việc cựu Tổng thống trump bị ám sát vừa qua, có một điều vô cùng lạ lùng trong đó là vào ngày 13 tháng 5 năm 1981 Lễ Mẹ Fatima, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô ll bị ám sát nhưng thoát chết và nay cựu tổng thống Trump cũng bị ám sát hụt lại trùng hợp vào ngày 13 tháng 7 là ngày lễ Mẹ Fatima hiện ra.

Việc ám sát hụt cựu tổng thống Mỹ Donald trump vừa qua như thể một phép màu của Thiên Chúa Bảo Vệ Ông.

Cựu Tổng thống Donald Trump nói trên mạng xã hội Truth Social của ông: “Chỉ có Chúa mới ngăn chặn được điều không thể tưởng tượng này. Tôi xin cám ơn tất cả các bạn đã cầu nguyện cho tôi ngày hôm qua, vì chỉ có Chúa mới ngăn chặn được vụ này. Chúng tôi sẽ không nhượng bộ trước sợ hãi, chúng tôi sẽ kiên trì trong đức tin và duy trì thái độ thách thức khi đối diện với cái ác. Tại thời điểm này, điều quan trọng hơn bao giờ hết, chúng ta phải cùng nhau sát cánh, thể hiện bản chất thực sự của chúng ta là người Mỹ, luôn mạnh mẽ và quyết tâm, không để cái ác chiến thắng.”

Trong thánh lễ 5 giờ chiều thứ bảy 13 tháng 5, tôi giảng bài Phúc âm – tất cả chúng ta, theo một cách nào đó, được kêu gọi như các thánh tông đồ đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng về hoán cải, ăn năn, chữa lành và hy vọng.

Sau khi về nhà, các sự kiện ở Butler, Pennsylvania đã làm thay đổi mọi thứ.

Tôi xem các hình ảnh trên đài truyền hình và chắc quý vị cũng đã xem. Khán đài nhuốm máu. Những người kinh hoàng trên khán đài. Máu chảy dài trên khuôn mặt cựu Tổng thống Trump. Tôi đọc một số bình luận, nghe các tuyên bố, đọc các lời kêu gọi cầu nguyện ở Mỹ và trên toàn thế giới.

Cuối cùng, tôi xem lại đoạn Kinh Thánh ngày chúa nhật – và tôi chú ý đến phần phụng vụ tôi thường không giảng: bài Thánh vịnh. Người viết thánh vịnh cầu nguyện cho một thế giới mà tất cả chúng ta đều mơ ước – nhưng lúc này thì quá xa vời.

“Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán, điều Chúa phán là lời chúc bình an cho dân người, cho kẻ trung hiếu. Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho kẻ trung hiếu. Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa, để vinh quang của Người hằng chiếu tỏa trên đất nước chúng ta. Tín nghĩa ân tình này hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên. Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống từ trời cao.”

Tôi quyết định gác lại bài giảng và suy gẫm thêm đoạn này muốn nói gì với chúng ta trong ngày chúa nhật này. Tôi nhớ lại những sự kiện khác.

Tôi lớn lên không xa Laurel, Maryland, mẹ tôi từng đưa tôi đến Trung tâm mua sắm Laurel – cùng nơi mà George Wallace, người tranh cử tổng thống bị bắn và bị tàn tật.

Một thập kỷ sau, tôi làm việc cho CBS News ở Washington và một trong những đồng nghiệp của tôi là Charlie Wilson – người quay phim tổng thống Ronald Reagan khi ông bị bắn.

Và còn những người khác nữa: Gabby Giffords, Steve Scalise và bây giờ là Donald Trump. Danh sách có vẻ như vô tận.

Hôm nay chúng ta đứng trước câu: “Tín nghĩa ân tình này hội ngộ, hòa bình công lý đã giao duyên.”

Khi nào? Như thế nào? Trong một thế giới bất công và thù địch, công lý và hòa bình ở đâu? Dù chúng ta theo đảng phái chính trị nào, chúng ta không thể không thấy mình bị sốc, bị bất lực và thậm chí sợ hãi. Chúng ta đã trở thành cái gì? Chúng ta phải lên án những hành động xấu xa này thường xuyên đến mức nào? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Ngày 13 tháng 5 năm 1981, Ali Agca người Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn và làm Đức Gioan-Phaolô II bị trọng thương. Bốn ngày sau, từ giường bệnh, ngài đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng thường lệ ngày chúa nhật: “Tôi cầu nguyện cho người anh em đã tấn công tôi, người mà tôi đã chân thành tha thứ. Hiệp nhất với Chúa Kitô, linh mục và nạn nhân, tôi dâng đau khổ của tôi cho Giáo hội và cho thế giới.”

Hai năm sau, ngài gặp Ali Agca trong tù. Ngài đích thân đến tha thứ cho hành động suýt làm ngài thiệt mạng.

Ngày nay có bao nhiêu người trên thế giới có thể làm được điều này? Chúng ta cần cố gắng.

Trong bài giảng của tôi ngày thứ bảy, tôi nói về việc tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành tông đồ, trở thành sứ giả mang thông điệp chữa lành của Chúa Kitô vào thế giới tan vỡ của chúng ta.

Với suy nghĩ đó, tôi nghĩ khoảnh khắc này mang đến cho chúng ta một thử thách táo bạo – kêu gọi chúng ta nhìn lại cách chúng ta sống, cách chúng ta nói, cách chúng ta tham gia vào các phương tiện truyền thông xã hội. Chúng ta cần đặt ra một số câu hỏi khó khăn, quan trọng nhất là: chúng ta có thể làm gì để giảm bớt lời lẽ kích động đang bùng cháy ở nơi công cộng không? Làm thế nào chúng ta có thể làm cho mọi thứ tốt hơn? Chúng ta cần mang lại hòa hợp và hòa bình vào nền văn hóa ngày càng bị thù địch, chia rẽ, chiến tranh lấn chiếm.

Nhà thờ này này mang tên Thánh Phanxicô Assisi – Thánh của người gìn giữ hòa bình với kinh cầu nguyện nổi tiếng: “Xin cho con là khí cụ bình an để con đem yêu thương vào nơi hận thù.” Chúng ta cần điều này ngay bây giờ.

Bà của tôi đến đất nước này khi bà là cô gái trẻ Tiệp Khắc vào cuối thế kỷ 19. Bất cứ khi nào có giông bão ập đến vùng mỏ than Pennsylvania, bà đều quỳ xuống lần hạt. Bà biết sức mạnh của lời cầu nguyện có thể xoa dịu trái tim đầy lo lắng và sợ hãi.

Sấm sét đang ập đến đất nước chúng ta lúc này. Và chúng ta cần quỳ xuống cầu nguyện cho tất cả nạn nhân và người thân yêu của họ. Và chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta.

Giữa tan vỡ, chúng ta cầu nguyện để được chữa lành. Trong giận dữ và thù địch, chúng ta cầu nguyện để được hiểu. Trong chia rẽ, chúng ta cầu nguyện để được hiệp nhất. Trong tuyệt vọng, chúng ta cầu nguyện để có hy vọng. Chúng ta cầu nguyện để có thể tha thứ cho những gì dường như không thể tha thứ. Vì đó là những gì Chúa Giêsu sẽ làm, những gì Ngài đã làm trên thập giá. Chúng ta cầu xin Ngài thầm thì với chúng ta những lời đầu tiên Ngài nói trong Phòng Tiệc Ly sau khi Chúa sống lại: “Bình an cho anh em.” Bình an.

Với tinh thần đó, tôi muốn dành thời gian này để xin anh chị em làm những gì bà tôi đã làm. Rất đơn giản: Cầu nguyện.

Đó là khởi đầu cho mọi sự. Cầu nguyện để giống như các tông đồ trong Phúc âm hôm nay – những sứ giả chữa lành xua đuổi ma quỷ và trao tặng món quà hy vọng.

Sau vụ ám sát Mục sư Martin Luther King, Jr., thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy đã nói: “Chúng ta hãy cống hiến hết mình cho những gì người Hy Lạp đã viết từ lâu: thuần hóa sự man rợ của con người và làm cho cuộc sống của thế giới này trở nên nhẹ nhàng hơn.”

Chúng ta cùng cầu nguyện cho điều này. Chúng ta cầu nguyện để chúng ta là những tác nhân thay đổi – những người đàn ông, đàn bà tái dấn thân để xây dựng một thế giới, nơi “lòng tốt và sự thật sẽ gặp nhau… nơi công lý và hòa bình sẽ giao duyên.”

Chúng ta cùng cầu nguyện cho đất nước, cho các nhà lãnh đạo chúng ta. Chúng ta cầu xin Thánh Phanxicô Assisi cầu bàu.

Đêm hôm qua, tôi đã tìm thấy một lời cầu nguyện từ một Phanxicô khác, giáo hoàng của chúng ta. Sáng nay, chúng ta hãy làm cho những lời này thành lời của chúng ta.

“Lạy Chúa… Chúa đã tạo dựng chúng con và Chúa kêu gọi chúng con sống như anh chị em. Xin Chúa ban cho chúng con sức mạnh hằng ngày để chúng con là khí cụ của hòa bình; xin cho chúng con biết nhìn nhận nhau là anh em trên con đường chúng con đi… Xin giữ ngọn lửa hy vọng luôn cháy trong chúng con, để với lòng kiên nhẫn và bền bỉ, chúng con có thể lựa chọn đối thoại và hòa giải… Lạy Chúa, xin xoa dịu bạo lực nơi lưỡi, nơi bàn tay chúng con. Xin đổi mới trái tim và tâm trí chúng con, để lời luôn đưa chúng con đến với nhau sẽ là lời ‘anh em’, và cách sống của chúng con sẽ luôn là hòa bình.”


 

 

Bạn có thể quan tâm

lên đầu trang